Những lá đơn của cổ đông cứ gửi đi, các văn bản chuyển Đơn cứ dội về... nhưng cuộc nội chiến vẫn xảy ra và chưa có hồi kết.
Trước đó, Pháp luật Plus nhận được Đơn thư của nhóm cổ đông trường Đại học Chu Văn Anphản ánh một số sai phạm của ông Dương Phan Cường – cựu Chủ tịch HĐQT. Tại bài viết trước, Pháp luật Plus đã thông tin rõ về những mâu thuẫn của nhóm cổ đông, cũng như Kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hưng Yên và đã kết luận nhiều nội dung sai phạm của HĐQT trường ĐH Chu Văn An nói chung và cá nhân ông Dương Phan Cường nói riêng.
Một góc ĐH Chu Văn An (Hưng Yên).
Để làm sáng tỏ những mâu thuẫn giữa các cổ đông đang diễn ra tại ĐH Chu Văn An (Hưng Yên), Phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với ông Dương Phan Cường – Bí thư Đảng uỷ, cựu Chủ tịch HĐQT ĐH Chu Văn An để làm sáng tỏ nhiều nội dung.
Bao giờ mâu thuẫn kết thúc!
Pháp luật Plus - Những mâu thuẫn giữa ông và các cổ đông đã diễn ra trong nhiều năm, vậy – đến khi nào cuộc “nội chiến” này sẽ kết thúc, thưa ông?
Ông Dương Phan Cường: Cái mâu thuẫn ở đây cũng chỉ xoay quanh trục quyền lợi.
Về lý thuyết trường Đại học Chu Văn An do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập.
Tại trường Đại học Chu Văn An có rất nhiều vấn đề; Nhiều cơ quan đã giải quyết như: Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ, Thanh tra Chính phủ…cơ quan ban ngành... nhưng vẫn không giải quyết được. Vậy thì tại sao không giải quyết được.
Chuyện có người đi kiện cáo 1 năm, 1 tháng, 100 năm công việc vẫn chưa giải quyết được….Bởi vì nó kiện không đúng.
Không giải quyết được chứ không phải người ta không dám giải quyết. Bản chất vấn đề xoay quanh trục tại sao các cổ đông lại cứ thích như thế.
Mới đây tôi cũng nhận được cái phiếu chuyển của Văn phòng Chính phủ . Đây không phải chuyện đầu tiên mà chuyện rất nhiều lần rồi.
Bởi vì công dân ai cũng có quyền gửi Đơn, chuyện Đơn đó như thế nào, ra làm sao, đúng hay sai... phải có rất nhiều cơ quan xem xét.
Ông Dương Phan Cường - Bí thư Đảng uỷ trường ĐH Chu Văn An. (thứ 2 từ trái sang).
Pháp luật Plus – Bản thân ông đã bao giờ chủ động ngồi lại đàm phán, mời các cổ đông để giải quyết những mâu thuẫn này hay chưa?
Ông Dương Phan Cường: Tôi đã từng gọi điện, nhắn tin (sms); hay gửi zalo, viber rồi mời tới nhà riêng để nói chuyện tình cảm, nhưng họ không tới!
Pháp luật Plus - Các cổ đông cho rằng, ông không đứng ra tổ chức họp Hội đồng quản trị định kỳ và bất thường để triển khai thực hiện các Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông của Trường Đại học Chu Văn An, ông có bình luận gì về nội dung này?
Ông Dương Phan Cường: Hiện tôi cũng đang đi tìm người kế nhiệm tại trường Chu Văn An, nhưng không hề dễ dàng, vì phải tìm được người đủ tâm – tầm.
Nhà trường làm quy trình để làm đại hội; Bên kia cũng họp cũng bầu nhưng không được công nhận.Tỉnh Hưng Yên không công nhận.
Hội đồng cổ đông, Đại hội không liên quan gì đến có mặt hay không có mặt mà liên quan đến số vốn. Đủ số vốn thì anh làm.
Tuy nhiên, Luật Giáo dục lại thay đổi rồi. Sau 6 tháng phải tổ chức hội đồng trường và có nhiều điều chưa sáng rõ. Hiện tôi đã phải làm công văn hỏi ý kiến từ Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tuy nhiên,đến nay chưa trả lời. Nếu phía Bộ hướng dẫn như thế nào, thì tôi sẽ làm như vậy?
Khi đó tôi sẽ tổ chức Đại hội. Hiện nhà trường vẫn do tôi – Bí thư Đảng uỷ điều hành vì nhiều lý do.
Pháp luật Plus - Được biết, năm 2017 UBND tỉnh Hưng Yên đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và đã kết luận nhiều nội dung sai phạm của HĐQT trường Đại học Chu Văn An nói chung và cá nhân ông Dương Phan Cường nói riêng. Cho đến nay, phía nhà trường và cá nhân ông đã thực hiện kết luận này ra sao, thưa ông?
Tại buổi trao đổi, ông Dương Phan Cường cũng chia sẻ với Pháp luật Plus, hiện một số đoàn Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang làm việc với nhà trường về nhiều nội dung có liên quan đến công tác đào tạo…
Ông Dương Phan Cường: Năm nào Đảng viên cũng kiểm điểm. Kiểm điểm trách nhiệm chung thôi.
Về vấn đề họp, triệu tập lần thứ nhất ko đến, lần thứ hai không đến thì làm sao anh phải mời lần thứ 3.
Hiện chưa thể sửa đổi quy chế theo kết luận của thanh tra liên ngành UBND tỉnh Hưng Yên
Pháp luật Plus – Dự kiến bao giờ Trường sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông, thưa ông?
Ông Dương Phan Cường: Quy định 51% trở lên thì thông qua. Bây giờ không đến họp thì thông qua quy chế kiểu gì.
Theo quy định mới, người sáng lập (tôi) có quyền quyết định người vào Hội đồng bao nhiêu hay như thế nào.
Một góc trường ĐH Chu Văn An.
Các cổ đông phản biện gì?
Để thông tin khách quan sự việc đang diễn ra tại ĐH Chu Văn An, Pháp luật Plus có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT khoá 2 ĐH Chu Văn An. Liên quan đến những nội dung này, ông Trần Anh Tuấn đưa ra ý kiến phản biện: “Việc ông Dương Phan Cường nhắn tin, điện thoại... để gặp riêng mục đích để chia rẽ, trục lợi. Chúng tôi cần gặp tại những cuộc họp Hội đồng quản trị để bàn bạc công khai, đúng pháp luật thì ông ta né tránh. Điều 22 khoản 2 QĐ 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 quy định:a) Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Việc tổ chức họp hội đồng bất thường do Chủ tịch hội đồng quản trị quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng quản trị đồng ý.
Về việc bầu HĐQT và Chủ tịch HĐQT đã được quy định tại QĐ70/2014. Thuộc quyền của cổ đông và HĐQT kế tiếp. Việc ông Dương Phan Cường trốn trách nhiệm triệu tập họp HĐQT để sửa quy chế đã cản trở việc bầu ra HĐQTkhoá 3. (tại báo cáo của Thanh tra tỉnh Hưng Yên cũng nêu rõ điều này);
Việc ông Cường hiện nay vẫn điều hành trường trên danh nghĩa Bí thư Đảng uỷ là sai. Không có điều khoản nào cho phép điều đó.
Trong nhiệm kỳ 2, chúng tôi: 4/5 thành viên HĐQT căn cứ vào điều 22 mục 3 QĐ70/2014, nêu:
"3. Không công nhận Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị
a) Việc không công nhận Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng quản trị; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị ốm đau, tai nạn không có khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ việc để điều trị quá 6 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục; đang chấp hành bản án của tòa án hoặc các trường hợp vi phạm khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng quản trị kiến nghị bằng văn bản đề nghị không công nhận;
b) Hội đồng quản trị xem xét, quyết nghị việc không công nhận Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị và gửi hồ sơ đề nghị Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định, bao gồm: Tờ trình nêu rõ lý do các trường hợp không công nhận, các văn bản liên quan minh chứng cho các lý do không công nhận;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính ra quyết định không công nhận Chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".
Chúng tôi đã gửi văn bản lên Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị miễn nhiệm ông Cường nhưng không được chấp nhận vì lý do: ông Dương Phan Cường không triệu tập họp HĐQT”.
Về việc bầu Hội đồng trường là do Nhà đầu tư quyết định (với trên 65% số cổ phần đồng ý), ông Trần Anh Tuấn cho hay: Tại điều 8, Nghị định 99/2019-NĐ-CP nêu: "Điều 8. Thủ tục thành lập hội đồng trường, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
b) Thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường của nhiệm kỳ kế tiếp: Nhà đầu tư có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho hội đồng trường đương nhiệm tổ chức thực hiện quy trình thành lập hội đồng trường, bầu chủ tịch hội đồng trường theo quy định tại điểm a khoản này, đề nghị hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường cho nhiệm kỳ kế tiếp;
c) Trường hợp chủ tịch hội đồng trường bị bãi nhiệm, miễn nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều này thì phó chủ tịch (nếu có), hoặc thư ký hội đồng trường (nếu không có phó chủ tịch) tổ chức họp hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường mới theo quy định tại điểm b khoản này và điểm b khoản 3 Điều này đề nghị hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ra quyết định công nhận”.
Liên quan đến những mâu thuẫn đang xảy ra tại ĐH Chu Văn An, Pháp luật Plus sẽ tiếp tục tìm gặp các cơ quan có liên quan, những cổ đông có liên quan để thông tin đăng tải khách quan sự việc, nhằm tháo gỡ những nút thắt đang diễn ra tại nơi đây.
Mới đây nhất, ngày 5/6/2020, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 891/PC-VPCP chuyển Đơn tới Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Văn phòng Chính phủ nhận được Đơn của cổ đông, cựu thành viên HĐQT trường Đại học Chu Văn An gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh các hành vi sai phạm tại Trường Đại học Chu Văn An. Văn phòng Chính phủ chuyển Đơn nêu tới Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, xử lý theo quy định.
Con đường tiêu thụ, phân phối các thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả từ mạng xã hội đến các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học… với ưu thế giá rẻ.
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.