Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 20 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 20°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Nhựa Đồng Nai (DNP) và dòng chảy của ngành nước

Thương trường
03/01/2023 14:29
aa
Ngành kinh doanh nước sạch chứng kiến sự phát triển khá mạnh mẽ đến từ CTCP Đầu tư Ngành nước DNP (DNP Water) - công ty con của CTCP Nhựa Đồng Nai.

Không giống với nhiều ngành nghề kinh doanh khác, thị trường cung cấp nước sạch rất đặc thù ở tính phân mảnh khi mỗi địa phương sẽ có nhà cung cấp nước khác nhau, đa số là doanh nghiệp nhà nước và một số ít là tư nhân.

Hiện nay các doanh nghiệp vốn nhà nước trong ngành cũng đang dần cổ phần hóa và niêm yết, mở ra cơ hội phát triển khi có cả nguồn vốn tư nhân và vốn nước ngoài rót vào các nhà máy nước cổ phần hóa hoặc thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập.

1565922543-img5864-1004

Ảnh minh họa. (Nguồn: Nhadautu.vn)

Dù không có nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong ngành nhưng vài năm trở lại đây đã xuất hiện một tân binh phát triển khá mạnh mẽ là CTCP Đầu tư Ngành nước DNP (DNP Water) - công ty con do CTCP Nhựa Đồng Nai (Mã HNX: DNP) nắm gần 70% cổ phần.

11

Các doanh nghiệp ngành nước thường được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, đó là các công ty phân phối nước (thường là các doanh nghiệp có mạng lưới phân phối nước sạch trực thuộc quản lý của UBND cấp tỉnh, thành phố); nhóm thứ hai, đó hai là các công ty có nhà máy nước hay chính là các công ty sản xuất nước sạch, ví dụ như CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP).

Một số cái tên lớn trong ngành là REE khi doanh nghiệp này đang sở hữu 7 công ty sản xuất nước sạch, chủ yếu phục vụ cho khu vực TP HCM. CTCP Cấp thoát nước Ninh Bình (mã chứng khoán NNB) do ông Nguyễn Văn Dân sở hữu 93,02% vốn, ông Dân cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân, hiện đang sản xuất và cung cấp nước sạch cho hai thành phố Ninh Bình, Tam Điệp và khu vực lân cận với tổng số khách hàng là 75.000 hộ.

Một cái tên lớn thường được nhắc đến là CTCP Nước AquaOne, hiện sở hữu ít nhất 3 nhà máy gồm: Sông Hậu, Sông Đuống và Xuân Mai với tổng công suất 1,6 triệu m3/ngày đêm và đầu tư chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước khác. Gelex cũng là cổ đông lớn nhất đồng thời đặt mục tiêu nâng sở hữu lên 65% vốn Nước sạch Sông Đà (mã chứng khoán: VCW), được biết, cổ đông lớn thứ hai của VCW là REE với tỷ lệ sở hữu là 34,68%.

Trong khi đó, DNP Water hoạt động theo mô hình công ty đầu tư sở hữu và vận hành (trực tiếp hoặc gián tiếp) các nhà máy nước tại các địa phương của Việt Nam.

pexels-lio-voo-13315535Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa - photo buy Lio Voo

Tại ĐHĐCĐ niên 2019, Chủ tịch HĐQT của DNP, ông Vũ Đình Độ tuyên bố chiến lược đưa công ty từ một doanh nghiệp sản xuất trở thành công ty đầu tư nhằm linh hoạt hóa trong việc lựa chọn những cơ hội mới, thoái vốn những mảng không hiệu quả. DNP Water từ đó đã không ngừng thâu tóm thêm công ty mới, mở rộng phạm vi hoạt động tới 8 tỉnh thành, tổng công suất thiết kế các nhà máy đang sở hữu đạt 680.000 m3/ngày, số lượng khách hàng hiện hữu đạt gần 500.000 tổ chức và cá nhân. Hiện DNP Water đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp 13 công ty trong các hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh nước sạch, tại một số tỉnh thành và nắm cổ phần tại 8 công ty nước sạch.

DNP Water là công ty thuộc CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) được thành lập từ năm 1976 với tổng tài sản hiện nay lên tới 14.4217 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 3.744 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.091 tỷ đồng, và tổng doanh thu 3.402 tỷ đồng/năm (theo BCTC tại ngày 30/09/2021).

Thông qua DNP Water (DNP sở hữu 75% vốn điều lệ), DNP hiện đang sở hữu cổ phần các cái tên, như: Nhà máy nước Bình Hiệp (sở hữu 70,77%), Nhà máy nước Đồng Tâm (sở hữu 52,66%), CTCP Sản xuất Kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội (sở hữu 51%), CTCP Cấp thoát nước Long An (sở hữu 38%), CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế (12,3%), CTCP Cấp thoát nước Bình Thuận (sở hữu 44%), CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (34,6%). Ngoài ra, DNP cũng sở hữu một số dự án mới như: Dự án DNP Bắc Giang (sở hữu 43% vốn), dự án DNP Long An (sở hữu 30%), dự án Nhà máy Nước Sơn Thạnh (sở hữu 45%).

DJI_0026-1400x788

Nhà máy nước sạch DNP Bắc Giang (Ảnh: dnpbacgiang.vn)

Dù sinh sau đẻ muộn nhưng DNP Water phát triển thần tốc, chiếm lĩnh thị trường cung cấp nước sạch kể cả ở địa phương đã có công ty vốn nhà nước hoạt động từ trước. Công ty được kể đến chính là CTCP Đầu Tư Hạ Tầng Nước DNP – Bắc Giang đồng thời là chủ đầu tư thực hiện dự án nhà máy nước sạch DNP – Bắc Giang hiện đang sở hữu khối tài sản lớn nhất, hơn 1.000 tỷ đồng. Nhà máy nước sạch chính thức khánh thành vào tháng 8/2018 với công suất thiết kế mở rộng lên đến 80.000m3/ngày đêm. Giai đoạn 1 nhà máy hoạt động với công suất 30.000 m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 40.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2 (từ năm 2020 - 2022), công suất cấp nước 59.000 m3/ngày đêm.

Điểm đặc biệt của dự án là nguồn nước thô được lấy trực tiếp từ hồ Cấm Sơn – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên quý giá và lớn nhất Việt Nam, có chất lượng nước tốt, lưu lượng ổn định, ít rủi ro ô nhiễm nguồn nước. Điều đáng lưu tâm là công ty nước thuộc hệ sinh thái DNP không phải là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, CTCP nước sạch Bắc Giang đã là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành nước, đặc biệt là từ sau khi cổ phần hoá, vốn điều lệ của công ty tăng lên gần 182 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 85%. Tại năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty là 6,762 tỷ đồng trên tổng doanh thu 128 tỷ đồng, với công suất nhà máy là 35.000m3/ngày đêm. Khi vẫn còn dư địa để phát triển, ban lãnh đạo của công ty lại ký hợp đồng mua bán buôn nước sạch với Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang với khối lượng mua là 10.000m3/ngày đêm; Từ năm 2019 đến năm 2020, cam kết mua bình quân 20.000m3/ngày đêm giá 5.500 đồng/m3 nước (đã bao gồm VAT).

2_1_316876881Hồ Cấm Sơn, Bắc Giang.

Việc DNP Bắc Giang thời gian đầu duy trì công suất 30.000m3/ngày đêm nhưng đã có khách hàng bền vững và lâu dài mua đến 20.000m3/ngày đêm cũng đặt ra một khúc mắc lớn về sự cạnh tranh lành mạnh giữa hai doanh nghiệp. Được biết, từ ngày 20/11/2015, CTCP Nước sạch Bắc Giang chính thức cổ phần hóa và đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Bắc Giang và CTCP Đầu tư ngành nước DNP đang là hai cổ đông lớn nhất. Khi vốn nhà nước tại công ty nước sạch Bắc Giang chiếm đến 85%, thêm vào đó là DNP thì đồng nghĩa với việc có quyền chỉ đạo hoạt động kinh doanh mua bán của doanh nghiệp thì rất có thể doanh nghiệp của ông Hướng Xuân Công đang phải chịu “sức ép” trong chính sân nhà của mình.

Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB (2010) cũng nhận định rằng cổ phần hóa các công ty nước sạch và xử lý nước thải còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia các ngành kinh doanh khác, không cốt lõi, như bất động sản, qua đó tạo ra nguy cơ đối với việc cung ứng dịch vụ.

1

Nguồn: Vietstock

Nhà máy nước sạch Nhị Thành, dự án trong năm 2019 đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất tương tự DNP – Bắc Giang. Song song với việc xây mới các nhà máy, thì một chiến lược rõ nét của DNP Water là mua lại các doanh nghiệp cấp nước cổ phần hoá tại các địa phương. Định hướng này có thể đánh giá là khôn ngoan và hợp lí vì đặc thù của ngành nước là thị phần thường được giữ cố định cho những đơn vị đầu tiên thâm nhập, đây là lợi thế cho người đi tiên phong, đồng thời cũng là khó khăn cho những người đến sau.

DNP Water được hậu thuẫn từ những đơn vị lớn để từng bước thực hiện tham vọng to lớn là thống lĩnh ngày nước tại Việt Nam. DNP Water là công ty đầu tiên trong ngành nước sạch Việt Nam được Tổ chức tài chính quốc tế IFC (IFC), một trong những thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), cam kết tài trợ 24,9 triệu USD, tương đương khoảng 562 tỷ đồng. Cụ thể, IFC cam kết giá trị giải ngân cho giai đoạn đầu là 15,3 triệu USD theo hình thức khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Mục đích của khoản đầu tư này là nhằm thực hiện chiến lược đầu tư vào các nhà máy nước sạch.

Screen Shot 2023-01-03 at 11.37.58Hình ảnh tại buổi lễ ký kết với sự tham gia, chứng kiến của ban lãnh đạo DNP Holding và điều hành Samsung Engineering Kang Gyu-yeon và Chủ tịch Hội đồng quản trị DNP Water Ngô Đức Vũ (Ảnh: Samsung).

Cũng nhận thấy DNP Water có tiềm năng phát triển khi công suất đã tăng gấp 10 lần trong vòng 5 năm, Samsung Engineering, thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của DNP Water khi đầu tư 41 triệu USD (khoảng 960 tỷ đồng) để mua lại toàn bộ khoản vay chuyển đổi của IFC, qua đó sở hữu 24% cổ phần của DNP Water. Chiến lược phát triển trong lĩnh vực môi trường là điểm chung lớn nhất giữa Samsung Engineering (SECL) và DNP Water.

Công ty đã thông qua nghiên cứu áp dụng các giải pháp tiên tiến, thực hiện các dự án nhằm thay thế nguồn nước ô nhiễm (dự án DNP Bắc Giang), thay thế nước ngầm (DNP Long An, DNP Quảng Bình) và đang đề xuất các dự án liên vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long để chống biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và thay thế nước ngầm.

22

Ngành kinh doanh nước sạch có thể mang về cho doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế (LNST) lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đi cùng việc nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển nguồn nước, đặc biệt là hoạt động cấp nước kinh doanh nước sinh hoạt. Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng cấp nước được Nhà nước hỗ trợ về chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, một phần chi phí đầu tư xây dựng công trình (tùy khu vực) và được ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi, ưu tiên hỗ trợ lãi suất… Thậm chí có những cuộc đua giành quyền cung cấp nước sinh hoạt lên tới nghìn tỷ đồng.

Doanh thu nước sạch năm 2021 của DNP Water là 1.012 tỷ đồng. Chỉ sau 5 năm, doanh thu mảng nước sạch và vệ sinh môi trường đã tăng trưởng gấp 10 lần so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng lớn dần trong số 4 lĩnh vực kinh doanh của DNP nói chung.

222

Nguồn: bvsc

So với lĩnh vực kinh doanh nước sạch thì bức tranh tài chính chung của DNP lại không mấy tươi sáng. Quy mô tài sản DNP dù tăng lên 14.223 tỷ đồng vào năm 2021, đồng nghĩa với việc tăng hơn 33 lần trong vòng 8 năm từ 2014 – 2021 thì tổng nợ của DNP cũng trong năm 2021 đã vượt 10.000 tỷ đồng và cao gấp 2,6 lần vốn chủ sở hữu.

Đến hết 2021, DNP đang có 4 công ty con sở hữu trực tiếp và 21 công ty con sở hữu gián tiếp, cùng với 9 công ty liên kết. Sau đợt phát hành cổ phiếu tháng 12/2021, vốn điều lệ hiện tại của DNP là 1.189 tỷ đồng.

333

Nguồn: cafef.vn

Tài sản tăng mạnh nhưng nợ cũng lên nhanh, không chỉ thế, DNP còn ghi nhận sự tăng trưởng không đồng đều giữa doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu thuần của công ty cũng tăng 9,6 lần trong giai đoạn 2014 - 2021, từ 597 tỷ đồng lên 6.346 tỷ đồng. Doanh thu thuần năm 2021 tăng 92,6% so với năm 2020.

Nguồn số liệu: Cafef.vn

Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty lại chỉ ở mức vài chục tỷ đồng, đáng chú ý, lợi nhuận có xu hướng sụt giảm từ năm 2016 đến năm 2021 khi chỉ còn 16 tỷ đồng, bằng 59% so với năm 2020 và chỉ bằng 17% so với năm 2016. Trong năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty còn âm 17 tỷ đồng, nhờ có khoản lợi nhuận khác đạt hơn 53 tỷ đồng công ty mới có lãi. Điều này dẫn đến hệ số sinh lời trên tổng tài sản ROA của công ty chỉ khoảng 0,03%, thấp hơn nhiều so với chỉ số chung của ngành.

ln

Lý giải có điều này, có một số ý kiến cho rằng việc đầu tư vào các dự án cung cấp nước, là một lĩnh vực thâm dụng vốn và tốn rất nhiều chi phí đầu tư. Điều này có thể tác động đến hiệu quả ngắn hạn cho nhà đầu tư và đó là bài toán mà ban lãnh đạo DNP phải cân đối.

333

Ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch DNP xuất thân từ vị trí phân tích đầu tư, đầu tư, thị trường vốn, M&A và công cụ phái sinh tại một số công ty chứng khoán trước đây nên có thể đánh giá lĩnh vực đầu tư và M&A cũng là sở trường của ông. Một số những cái tên nổi tiếng trong các thương vụ M&A có thể kể đến như CTCP Sản xuất Kinh doanh Nước sạch số 3 Hà Nội (NS3) cung cấp nước cho toàn bộ quận Hoàn Kiếm, Cấp thoát nước Bình Thuận, Nước Cần Thơ, Nước Long An, Nước Bắc Giang…

Trong quá trình thực hiện các thương vụ M&A, DNP có sự đồng hành của cổ đông chiến lược là ông Vũ Ngọc Tú, cổ đông sáng lập đồng thời nắm giữ tới 99,9% cổ phần của CTCP Đầu tư VSD (VSD Holdings, quy mô vốn điều lệ 500 tỷ đồng). Ông Vũ Ngọc Tú cũng là con trai đầu của doanh nhân Vũ Văn Đắc, người được mệnh danh là “ông trùm” trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải ở Bắc Ninh, sở hữu 2 doanh nghiệp nổi bật là: CTCP Môi trường Thuận Thành và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Môi trường Ngôi sao Xanh.

Điều đặc biệt, Thuận Thành EJS của ông Vũ Văn Đắc cũng đã giúp đối tác lớn Samsung Việt Nam từng giải quyết vấn đề xử lý rác thải ở 2 nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Trước khi DNP và VSD liên thủ, ông Vũ Ngọc Tú cũng từng làm việc dưới quyền ông Vũ Đình Độ ở Chứng khoán Maritime Bank giai đoạn 2011-2012.

Sau này, VSD Holdings, CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất và trực tiếp ông Tú sở hữu gần 21% cổ phần DNP theo số liệu tính đến tháng 4/2020. Ngoài sở hữu cổ phần, ông Tú cùng DNP đã thực hiện nhiều thương vụ M&A liên quan đến các công ty ngành nước.

Thương vụ đầu tiên được cho là vào tháng 9/2016, khi VSD Holdings mua 1,57 triệu cổ phần CTCP Cấp thoát nước Long An hậu cổ phần hóa (UpCom: LAW). Tháng 6/2017, VSD Holdings lại sang tay toàn bộ cổ phần LAW cho DNP Water, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của DNP Water lên tới 37,15%, chỉ xếp sau UBND tỉnh Long An (60%).

DNP Water và ông Vũ Ngọc Tú cũng đồng hành cùng nhau dù mua “hụt” số cổ phần của CTCP Cấp thoát nước Ninh Bình (UpCom: NNB) khi UBND tỉnh Ninh Bình thoái vốn. VSD Holdings hiện tại dù không trực tiếp sở hữu cổ phần CTCP Xây dựng và Năng lượng VCP (VCP Holdings), tiền thân là Vinaconex P&C, nhưng 2/3 cổ đông lớn nhất của VCP Holdings có liên hệ mật thiết tới VSD Holdings, ông Vũ Ngọc Tú cũng mới nhậm chức Chủ tịch HĐQT VCP Holdings vào tháng 2/2020. Trước đó Vinaconex cũng đã bán lại Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (HNX: VC9) cho nhóm DNP.

4

CTCP Tasco hiện sở hữu nhiều quỹ đất khi là chủ đầu tư của nhiều dự án tại Hà Nội như khu đô thị sinh thái Foresa Villa (38 ha, đã bàn giao), dự án South Building Pháp Vân (2.173 m2, đã bàn giao), dự án khu nhà ở cho cán bộ nhân viên Báo Nhân dân và Trung ương Đảng (3,95 ha, đã bàn giao).

Các dự án chưa bàn giao gồm dự án văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp 48 Trần Duy Hưng (2.800 m2), khu đô thị sinh thái Mỹ Đình – Nam Từ Liêm (49 ha), dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ nhân viên Bộ Ngoại giao (13,687 m2)… Ngoài ra Tasco Land còn đầu tư vào Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay, đơn vị sở hữu khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, Khu biệt thự Pháp cổ Ana Mandara Đà Lạt…

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Tasco là công ty tiên phong và lớn nhất trong lĩnh vực thu phí điện tử (ETC) với 104 trạm, 617 làn đường cao tốc trên các tuyến chính huyết mạch của cả nước. SVC Holdings là công ty mẹ sở hữu SAVICO, nhà phân phối ô tô hàng đầu Việt Nam với hơn 11.2% thị phần (VAMA 2021), là đại lý cho 12 thương hiệu xe, trong đó bao gồm: 18.4% thị phần Toyota, 31.7% thị phần Ford, và là nhà phân phối duy nhất Volvo tại Việt Nam.

Mặc dù có nhiều mối liên quan đến nhau nhưng sự liên kết giữa các công ty như DNP, Tasco, Savico hay JVC chủ yếu thông qua các cá nhân. Điển hình như tân Chủ tịch Tasco Hồ Việt Hà là Phó Chủ tịch DNP Water, ngoài ra còn là Chủ tịch của Ninh Vân Bay (NVT). Một lãnh đạo của nhiều công ty trong mảng nước của DNP là ông Nguyễn Danh Hiếu cũng tham gia vào HĐQT của Tasco.

38433222_1813771225386215_69727578574815232_n

Ảnh minh họa. (Nguồn: CTCP CMC)

Trong những năm qua DNP đã miệt mài đầu tư vào hàng chục công ty cấp thoát nước lớn nhỏ ở các địa phương cũng như thực hiện thâu tóm CTCP CMC (CVT) – một đơn vị lớn trong lĩnh vực gạch ốp lát.

Cụ thể, vào ngày 25/3/2021, DNP đã chi ra 1.013,15 tỷ đồng để mua 18.761.964 cổ phiếu, chiếm 51,14% tại CVT và trở thành cổ đông lớn của. Qua đó, Công ty cổ phần CMC đã trở thành công ty con của CTCP Nhựa Đồng Nai.

Về kết quả kinh doanh năm 2020, doanh thu của CVT đạt 1.360,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120,6 tỷ đồng.

Còn sang năm 2021, sau khi trở thành công ty con của DNP, CVT ghi nhận một năm kinh doanh đạt lợi nhuận thấp nhất trong giai đoạn những năm gần đây (chỉ đạt 94,1 tỷ đồng).

Ngoài lợi nhuận giảm, dòng tiền tại CVT cũng đang bị hao hụt một lượng không hề nhỏ, Báo cáo tài chính năm 2021 cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 1.192 tỷ đồng.

Trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được coi là quan trọng nhất, vì nó chỉ ra được tiền đi đâu về đâu. Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (dòng tiền kinh doanh) có chiều hướng sụt giảm mạnh, thậm chí là âm sẽ khiến những nhà đầu tư không khỏi nghi ngờ về khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Phản ánh rõ doanh nghiệp gặp khó trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc khó thu hồi tiền…

Dù vậy, bước sang năm 2022, dòng tiền tại CVT đã có dấu hiệu khởi sắc hơn. Kết thúc quý III/2022, cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của CVT đã dương 392 tỷ đồng.

Ngoài ra liên quan đến DNP còn có một số cái tên khác như CTCP Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật (JVC) – công ty do vợ của Chủ tịch DNP Vũ Đình Độ làm Chủ tịch hay VC9.

Bên cạnh những nhân vật chủ chốt móc nối giữa DNP và Tasco như chủ tịch DNP Vũ Đình Độ, Chủ tịch Tasco Hồ Việt Hà, Phùng Quang Việt, Phạm Thành Thái Lĩnh còn có một cái tên đáng chú ý khác là Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE Nguyễn Hoàng Giang, người hiện giữ vị trí thành viên HĐQT của Ninh Vân Bay và Savico.

666

Như vậy có thể thấy thông qua một loạt các thương vụ M&A, nhóm nhà đầu tư này đã nhanh chóng sở hữu được một loạt các doanh nghiệp tên tuổi trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tổng tài sản lên đến vài chục nghìn tỷ đồng.


Tạm kết

DNP là một doanh nghiệp lớn, đầu tư đa ngành và có nhiều móc nối với những ông lớn, doanh nghiệp khác, cộng thêm được nguồn lực từ nước ngoài hậu thuẫn nên sẽ có dư địa để phát triển trong tương lai.

Hiện tại, DNP chưa công bố bất cứ thông tin nào về tình hình tài chính năm 2022 nên chưa thể đánh giá liệu dòng tiền đã có tín hiệu tích cực hơn so với năm 2021 hay chưa. Việc DNP Water ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhưng tình hình tài chính của công ty mẹ không mấy khả quan cũng đặt một dấu hỏi khá lớn.

Hiền Anh - Lê Hải

bài liên quan
Tasco có “ăn dày” tại các dự án BOT?

Tasco có “ăn dày” tại các dự án BOT?

Chứng kiến cảnh xe ùn ùn qua trạm; bán vé, thu phí suốt ngày đêm..., nhiều người nghĩ rằng Công ty Cổ phần Tasco - chủ đầu tư một loạt Dự án BOT đường bộ ở miền Bắc và miền Trung đang “ăn dày”. Sự thật có phải như vậy?
Xây 3 km đường, đổi được gần 70 ha đất: Đây mới là lý do

Xây 3 km đường, đổi được gần 70 ha đất: Đây mới là lý do 'ông trùm' Tasco bớt mặn mà với BOT!

Tasco đang giảm dần tỷ trọng đầu tư BOT và tập trung sang hình thức đầu tư khác. Vẫn là đầu tư hạ tầng, nhưng hình thức này đang giúp Tasco sở hữu một quỹ đất khá lớn.
CTCP Tasco được chấp thuận niêm yết bổ sung 544 triệu cổ phiếu

CTCP Tasco được chấp thuận niêm yết bổ sung 544 triệu cổ phiếu

HNX đã chấp thuận tiếp tục niêm yết sau cơ cấu lại doanh nghiệp và niêm yết bổ sung 544 triệu cổ phiếu của CTCP Tasco.
CTCP Tasco phát hành báo cáo tổng hợp, doanh thu đạt gần 27.000 tỷ đồng

CTCP Tasco phát hành báo cáo tổng hợp, doanh thu đạt gần 27.000 tỷ đồng

Đáng chú ý, ở thời điểm 31/12/2022, CTCP Tasco ghi nhận nợ phải trả là hơn 13.697 tỷ đồng, gấp 1,16 lần vốn chủ sở hữu của Công ty.
Tasco (HUT) được phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoán đổi cổ phần tại SVC Holdings

Tasco (HUT) được phát hành cổ phiếu riêng lẻ hoán đổi cổ phần tại SVC Holdings

Tasco sẽ thực hiện việc phát hành hoán đổi để SVC Holdings trở thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn thuộc Tasco.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt giữ các đối tượng tham gia vận chuyển, tàng trữ khoảng 11 tấn pháo trái phép.
BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ thông báo kết quả vòng 1 và triệu tập thí sinh thi tuyển viên chức

BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ thông báo kết quả vòng 1 và triệu tập thí sinh thi tuyển viên chức

Hội đồng tuyển dụng viên chức BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ vừa có thông báo về kết quả xét tuyển vòng 1 và triệu tập thí sinh tham dự phỏng vấn kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại đơn vị năm 2024.
Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Ngày 20/12, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều vị trí lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó Thượng tá Nguyễn Trọng Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.