Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc.
Ngày 22/7, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Bộ về tình hình xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021; tình hình xây dựng, trình các Đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 7 tháng đầu năm 2020.
Trong thời gian qua, các bộ, cơ quan đã có những cố gắng nhất định trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình. Nhiều văn bản được kịp thời xây dựng, trình ban hành.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, các bộ, ngành tập trung cho công tác phòng, chống dịch, tập trung ưu tiên xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù cho việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19 nên công tác xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết có độ trễ so với tiến độ được phân công. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết không được xử lý dứt điểm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng xác định hoàn thiện thể chế là then chốt, là khâu đột phá để đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các bộ, ngành phải quan tâm, tập trung nguồn lực và ưu tiên hàng đầu cho công tác hoàn thiện thể chế. Xây dựng, hoàn thiện thể chế là việc làm chủ động, thường xuyên để tháo gỡ và phát triển. Tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi bộ, ngành mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện chồng chéo, bất cập, khó khăn, vướng mắc để đề xuất điều chỉnh, xử lý, tháo gỡ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ.
“Phải thực hiện rà soát chồng chéo, bất cập của các quy định để tiến hành sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi theo tinh thần một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định, một thông tư sửa nhiều thông tư, ban hành văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ”- ông Mai Tiến Dũng nói.
Tại cuộc họp các bộ tham gia cũng tiến hành giải trình những văn bản quy định chi tiết và Đề án Chương trình công tác đang nợ đọng. Từ đó báo cáo những khó khăn vướng mắc, đồng thời nêu rõ giải pháp, cam kết thời gian hoàn thành, tránh tình trạng nợ đọng tiếp theo.
Hiện nay, các bộ, cơ quan còn nợ đọng 26/54 văn bản quy định chi tiết Luật, pháp lệnh đã có hiệu lực, gây khó khăn, lúng túng trong việc thi hành Luật, pháp lệnh. Ngoài ra, còn có 49 văn bản hướng dẫn Luật, pháp lệnh, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Như vậy, từ nay đến cuối năm các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành tổng số 75 văn bản.
Trong khi đó, 7 bộ, cơ quan có số Đề án nợ đọng nhiều nhất trong Chương trình công tác của Chính phủ là 32/44 Đề án, chiếm 72,7% trong tổng số. Cụ thể: Bộ Công an 12 đề án, Bộ Tài chính 6 đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 đề án, Bộ Quốc phòng 3 đề án, Bộ Nội vụ 2 đề án, Bộ Công Thương 2 đề án, Thanh tra Chính phủ 1 đề án…. “Một khối lượng lớn văn bản, Đề án đòi hỏi các bộ, cơ quan phải rất quyết liệt và khẩn trương giải quyết”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngày 1/4, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật đã họp phiên thứ 5.
Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ 53 đánh giá tình hình quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, ngân sách.
Từ ngày 1 đến hết 31/3 Phòng CSGT Đồng Nai đã tiếp nhận gần 3,9 ngàn hồ sơ. Trong đó, hơn 2,5 ngàn hồ sơ nộp trực tiếp (chiếm 65,85%) và hơn 1,3 ngàn hồ sơ nộp trực tuyến (chiếm 34,15%).
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến dành hơn 356 tỷ đồng trong đợt 1 để thực hiện chính sách hỗ trợ 405 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự nguyện nghỉ việc, nhằm tái cơ cấu và tinh gọn bộ máy tổ chức.
Công an tỉnh Lào Cai vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua và tàng trữ trái phép vật liệu nổ với số lượng lớn, tạm giữ 47 đối tượng liên quan.
Do mâu thuẫn cá nhân, nhóm thanh thiếu niên tại xã Bình Minh (Vĩnh Thuận – Kiên Giang) gồm 10 người đã sử dụng 3 dao tự chế (loại dao phóng lợn) để giải quyết.
Ngày 2/4, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) xác nhận, lực lượng chức năng đã bắt giữ anh chồng dùng gậy sắt đánh em dâu tử vong.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đơn vị vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam thêm 8 bị can về tội “Môi giới mại dâm” do mẹ chồng và con dâu ở huyện Châu Phú cầm đầu.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.