Khi bàn về văn hóa chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một thiên tài lỗi lạc về quân sự, ông đã giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng Tổ Quốc độc lập và thống nhất.
Nhưng cái độc đáo ở Nguyễn Trãi đó là tư tưởng và tính cách con người. Ngoài lĩnh vực quận sự ông là người đem hết sức lực, trí tuệ cả đời mình để xây dựng một nền văn hóa dân tộc, một nền văn hóa mới của Đại Việt thời Hậu Lê.
Nói như vậy không có nghĩa là phải đến Nguyễn Trãi chúng ta mới có một nhà văn hóa lớn mà thời Trần có Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh hay là Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh.
Nhưng tiêu biểu của Nguyễn Trãi ở chỗ ông là người đầu tiên thấy được vai trò cực kỳ to lớn của văn hóa đối với vận mệnh của dân tộc.
Trong " Bình Ngô Đại Cáo " ông đã có định nghĩa:
"Xét nước Đại Việt ta
Thực là một nước văn hiến ".
Đối với ông đó là yếu tố số một của Đại Việt trước tất cả lịch sử anh dũng giữ nước và dựng nước.
Đó là cái nhìn độc đáo của Nguyễn Trãi, bởi Việt Nam không thiếu những anh hùng hào kiệt, những nhà tư tưởng và văn hóa lớn theo cái nghĩa rộng nhất của chữ "Văn hóa".
Vì vậy công lao của Nguyễn Trãi về mặt này cũng không kém công lao của ông trong lĩnh vực quân sự.
Một thời kỳ dài nô lệ phương bắc, nước Nam là luôn bị coi là nước kém văn hóa. Đến cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặt vấn đề khác "Nước Đại Việt là nước văn hóa" và khiến các nước phải hành động có văn hóa. Đây là lần đầu tiên người Việt Nam dạy cách ứng xử có văn hóa cho các nước.
Nguyễn Trãi đã vận dụng tài tình tư tưởng văn hóa vào chiến lược quân sự, áp dụng sách lược tâm công của Gia Cát Lượng vào trận đánh để dành thắng lợi cả trên chính trường và chiến trường.
Tác giả Ngô Thế Vinh nói trong bài tựa Ức Trai di tập về tác phẩm Bình Ngô Sách của Nguyễn Trãi, "Hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành mà nói đến việc tâm công, cuối cùng nhân dân và đất nước cả mười lăm đạo đều đem về cho ta cả".
Biện pháp kết hợp chính trị với quân sự là "Lấy yếu khống chế mạnh, đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều dùng mai phục" đã đem lại kết quả to lớn như "Đại Việt sử ký toàn thư" nói: "Quân Minh ở Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, các thành này không đánh giặc đã ra hàng".
Nói đến lòng yêu nước, thương dân và cái chí làm thánh nhân của Nguyễn Trãi thì rất rõ, ông nói "Muốn cho nước Việt thoát khỏi cảnh nô lệ, chỉ có một cách xây dựng cho người Việt một lòng tự hào về nhân dân, về văn hóa, về đất nước của mình". Ông coi mình phải là một Khổng Tử, chính Khổng Tử cũng cho mình là đại diện cho văn hóa Trung Quốc.
Nhưng Khổng Tử và Nguyễn Trãi khác nhau ở một điểm then chốt đó là: Khổng Tử nói "Ta thuật lại mà không sáng tạo", còn Nguyễn Trãi thì sáng tạo. Ông viết với ý thức để lại cho đời sau một nền văn hóa. Chính vì vậy ông là người xây dựng nền móng cho văn hóa dân tộc.
Nguyễn Trãi được coi là nhân vật có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Quan điểm sống của Nguyễn Trãi là khuyên con người tu thân theo tiêu chuẩn nho giáo, sống trung dung, tuân theo "Tam cương ngũ thường" đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung.
Nguyễn Trãi đã để lại một kho tàng tác phẩm văn học cho đời sau mà tiêu biểu là Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Ức Trai di tập (Dư địa chí), Ức Trai Thi Tập gồm 105 bài thơ chữ Hán, Quốc Âm Thi Tập gồm 254 bài thơ chữ nôm.
Tác phẩm Nôm của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm đầu tiên của văn học dân tộc đồng thời là tác phẩm nghệ thuật lớn bậc nhất của văn học.
Thơ Nôm của Nguyễn Trãi không phải để chơi mà là chứa đựng cả tâm hồn của con người lỗi lạc.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi mộc mạc, giản dị phản ánh hiện thực của đời sống xã hội, bao giờ ông cũng thể hiện vai trò của một bậc tri thức, một người dân tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Lịch sử ghi nhận công lao con người vĩ đại ấy nhưng hết sức bình dị. Toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông là phản ánh sinh hoạt vật chất, cách ứng xử vật chất và trạng thái tinh thần của người Việt Nam.
Con người ấy đã khuất nhưng văn hóa Nguyễn Trãi luôn sáng rực, nền văn hóa nhân nghĩa, vì nước vì dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy, phát triển văn hóa Việt Nam vào tư tưởng thế giới, là di sản cho con cháu đời sau nêu cao đường lối nhân nghĩa, trừ bạo, bao dung tha thứ cho kẻ địch đã đầu hàng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cư xử như con người của một đất nước văn hiến.
Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Chiều qua - 31/1, thăm, chúc Tết cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhà trường khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, giảng viên, học viên, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.
Những năm gần đây, phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng đã được huyện Mù Cang Chải chú trọng, định hướng phát triển làm điểm nhấn trong các hoạt động du lịch, tạo sức hút, hấp dẫn du khách đến với huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13900/BTC-CST gửi các cơ quan liên quan để lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm của giám đốc các Sở NN&PTNN, Công Thương, Xây dựng và chủ tịch các quận, huyện Thanh Trì, Cầu Giấy, Ứng Hòa, Gia Lâm, Hà Đông, Mê Linh.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.