Câu chuyện về những nhân vật kiệt xuất chốn thâm cung bí sử của các vương triều luôn ẩn chứa những bí mật khiến không ít người hiếu kì.
Tin nên đọc
MV mới của Sơn Tùng M-TP vs Charlie Puth: "Kẻ tám lạng" đấu "Người nửa cân"
Những bức ảnh chế hài hước nhất từ trước đến nay của Sơn Tùng M-TP
Khám phá bản sắc Việt: Tại sao người Việt ăn trầu?
Thu Minh: Hành trình từ ca sỹ lận đận đường tình duyên đến phụ nữ quyền lực nhất Showbiz
Cái chết "bất đắc kì tử" của những vị vua nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, hay Kiến Phúc... cho đến tận bây giờ vẫn luôn là dấu hỏi lớn đối với hậu thế.
Vua Lê Thái Tông
Lê Thái Tông (1423 - 1442) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Nguyên Long; lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định: “Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng.
Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ, song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa”.
Theo sử sách, ngày 27/7/1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương.
Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4/8 cùng năm, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy đã vào tuổi 40, rất được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua.
Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà. Các quan bí mật đưa xác vua về, ngày 6/8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang.
“Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua” nhưng trên thực tế, lại chẳng hề có người nào chứng kiến lúc vua hấp hối, băng hà, cũng chẳng có ai dám khẳng định nhìn tận mắt Nguyễn Thị Lộ giết vua.
Sau này, trong cuốn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, các nhà sử học và một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông.
Về động cơ, thứ nhất là do bà rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ - hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông, thoát khỏi âm mưu sát hại của bà ta.
Thứ hai, thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng, bà Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ (Lê Nhân Tông) không phải là con vua Thái Tông, nên nhân lúc vua về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha và nói tốt cho Tư Thành (Lê Thánh Tông), nên bà Nguyễn Thị Anh đã sai người sát hại vua Thái Tông, rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con.
Để "nhổ cỏ tận gốc", bà Nguyễn Thị Anh còn ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng - là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo "bộ mặt thật" của Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông.
Vua Lê Thánh Tông
Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), tên thật là Lê Tư Thành, nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Lê Thánh Tông là vị vua cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần cái gì cũng tinh thông”.
|
Hình ảnh minh họa vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Vũ Hiên. |
Theo sử sách, trong số các phi tần, bà hoàng Trường Lạc được Vua Thánh Tông yêu quý nhất. Vì bà, nhà vua đã cho điều tra lại vụ án Lệ Chi Viên và xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi; đồng thời chỉ dụ cho Anh Vũ, một người anh cùng cha với bà, làm tri huyện (1464).
Tuy nhiên, mối tình đằm thắm với vua Thánh Tông không rõ kéo dài bao lâu, nhưng về sau, theo sử sách, bà bị ruồng bỏ, bạc đãi đến nỗi đem lòng thù ghét.
Một số tài liệu cũng cho biết, sau khi vào cung, bà Trường Lạc sinh hoàng tử Lê Tăng và từ lúc lên hai, đã được phong Thái tử. Tuy nhiên, vào những năm cuối đời, do Vua Thánh Tông bị ốm nặng, lở loét khắp người; việc Lê Tăng nối ngôi là đương nhiên, nhưng dư luận lại bùng lên chuyện quyền lực của gia đình bà hoàng.
Cụ thể, lúc ấy, Thái úy Nguyễn Đức Trung là quan to, có thế lực rất lớn nên đã có những lời xúc xiểm làm cho nhà vua hoang mang, sợ xảy ra biến cố sau khi băng hà, nên dùng dằng chưa xuống chiếu nhường ngôi.
|
Con tem hiếm hoi in hình vua Lê Thánh Tông. Ảnh: internet. |
Trước tình hình như vậy, Trường Lạc Hoàng hậu, lúc này đã bị Vua lạnh nhạt, rất lo lắng cho số phận con mình. Và tương truyền, bà đã vào thăm nhà vua, rồi lợi dụng việc bôi thuốc lên những vết đau, bà bôi sẵn thuốc độc vào ngón tay và chuyện gì đến đã đến.
Các ngự y, nội giám và cung tần đều không mảy may hay biết. Vua mất ngay sau đó. Năm 1497, Lê Tăng lên ngôi, bắt đầu triều đại Lê Hiến Tông.
Vua Kiến Phúc
Vua Kiến Phúc (1869 - 1884) có tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là vị hoàng đế thứ 7 của vương triều nhà Nguyễn.
Ngày 3/11/1883, Ưng Đăng chính thức được đưa lên ngôi, lấy niên hiệu Kiến Phúc. Khi ấy, ông mới 14 tuổi, nhưng 8 tháng sau thì đột ngột băng hà, khiến người đương thời rất hoài nghi, đặt nhiều nghi vấn.
Sử nhà Nguyễn có chép, thuở trước khi Ứng Đăng làm con nuôi của vua Tự Đức, ông được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương nuôi dưỡng, nên lúc lên ngôi thì bà hoàng này càng trở nên có thế lực, ảnh hưởng lớn trong triều.
Bà được quan đại thần Nguyễn Văn Tường tỏ ra thân thiện nhằm chiếm cảm tình.
|
Vua Phúc Kiến. Ảnh: internet. |
Một dịp, vua Phúc Kiến bị bệnh đậu mùa, bà Học phi lúc nào cũng ở bên cạnh đức vua còn bé bỏng của mình từ mờ sáng đến nửa đêm. Thế là quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đêm nào cũng vào chầu hoàng đế và hoàng mẫu có khi đến nửa đêm mới về.
Kiến Phúc đã nhiều lần chú ý thái độ lả lơi của Nguyễn Văn Tường.
Một đêm Kiến Phúc giả vờ ngủ say, nghe được câu chuyện thì thầm to nhỏ giữa hai người, nhưng cuối cùng không nén được bỗng kêu lên: "Lành bệnh rồi, ta sẽ chặt đầu ba họ nhà mi".
Quan Tường bẽn lẽn rút lui xuống Thái y viện, lấy thuốc pha chế sẵn cho nhà vua, nhưng y lại chê thuốc xấu, rồi tự tay mình pha chế một thang thuốc khác đưa lên. Sau khi uống xong chén thuốc, vua Kiến Phúc ngủ luôn giấc nghìn thu.
Tuy nhiên, cũng có một giả thuyết cho rằng, vua Kiến Phúc bị Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết đầu độc chết nhằm đưa Hàm Nghi lên ngôi, bởi nhà vua theo Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa.