Ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 21-23/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tin nên đọc
Hoa hậu Hoàn vũ 2017 sẽ được tổ chức tại Nha Trang
"Phía sau một cô gái" tiếp tục tàn phá Youtube với phiên bản EDM remix
20/11 tặng quà gì ý nghĩa nhất cho thầy cô giáo?
Những lời chúc ý nghĩa dành tặng thầy cô giáo ngày 20/11
Theo đó, 12 tỉnh, thành phố sẽ tham gia Ngày hội gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An và thành phố Hà Nội.
|
Hát then sẽ được biểu diễn bởi những nghệ nhân đặc biệt. Ảnh: Tùng Long (Dân Trí). |
Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội 2016” là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2016).
Nhằm hưởng ứng và tôn vinh những di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc vùng cao phía Bắc với nhân dân cả nước và bạn bè Quốc tế.
Thông qua các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật, Ngày hội nhằm giáo dục cho các thế hệ trẻ nâng cao nhận thức về di sản văn hóa, du lịch vùng cao, ý thức trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Tham gia sự kiện này sẽ có các nghệ nhân, nhân dân của các tỉnh đến trực tiếp từ các bản làng tham gia biểu diễn những làn điệu dân ca, dân nhạc và dân vũ gắn bó với cuộc sống hằng ngày của họ như: Sơn La là nghệ nhân và nhân dân đến từ bản Tông, bản Cóng; Lào Cai là người dân tộc Hà Nhì từ xã Y Tý; Lai Châu mang đến sắc màu văn hóa của dân tộc Lự; Tuyên Quang và Thái Nguyên giới thiệu làn điệu hát Then cổ của người Tày.
Đặc biệt tại Thái Nguyên đã có một họ tộc người Tày 4 đời lưu truyền làn điệu Then cổ, họ đã lưu truyền đến được thế hệ nhỏ tuổi nhất hiện nay (chỉ 3, 4 tuổi đã có thể hát Then); Vĩnh Phúc có sự tham dự của người Dao và Cao Lan; người Mông từ bản làng của Hà Giang, Nghệ An...
Ngoài ra, tại ngày hội các nghệ nhân và nhân dân vùng cao còn giới thiệu trò chơi dân gian đặc sắc: tó má lẹ, tung còn, xòe, sạp...
|
Lễ cấp sắc của người Sán Dìu sẽ được tái hiện tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Long (Dân Trí). |
Trong khuôn khổ Ngày Hội sẽ có nhiều hoạt động như: Hội trợ triển lãm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng vùng cao; chương tình nghệ thuật; trình diễn lễ hội “Trích đoạn đám cưới dân tộc Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang”; trình diễn lễ hội “Trích đoạn đám cưới Dao Đỏ tỉnh Lào Cai”; Giao lưu dân ca, dân vũ hương sắc vùng cao của các tỉnh và sinh viên các Trường Đại học, cao đẳng, các cháu thiếu nhi Thủ đô; trình diễn trang phục dân tộc, giao lưu tìm hiểu “Nét đẹp vùng cao” và “Vòng xòe Tây Bắc”; tham quan Khu Di tích Phủ Chủ tịch; chương trình “Người Cao tuổi với truyền thống văn hóa dân tộc”…
Đặc biệt lễ cấp sắc của người Sán Dìu do các nghệ nhân dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc biểu diễn cũng là điểm thu hút tại ngày hội.
Cũng tại không gian này, sinh viên của 9 trường Đại học sẽ trực tiếp tham gia giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục dân tộc cùng các nghệ nhân, nhân dân các tỉnh vùng cao về tham gia ngày hội. Trả lời các câu hỏi và sự hiểu biết về văn hóa, di sản văn hóa của các tỉnh vùng cao phía Bắc, tham gia vào “Vòng xòe Tây Bắc” thể hiện sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam...
Trong đó, giao lưu trình diễn, dân nhạc, dân vũ và trang phục người đẹp dân tộc “Hương sắc vùng cao” là điểm nhấn và là nội dung quan trọng nhằm giới thiệu, tôn vinh quảng bá nét đẹp văn hóa đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa lễ hội và trong đời thường của cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc.
Lễ khai mạc ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội 2016” với tên gọi “Lung linh hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra vào lúc 19 giờ 30 ngày 21/11 và lễ bế mạc lúc 19 giờ 30 ngày 23/11.