Trong nhiều tháng qua, hàng trăm hộ dân tại xã Châu Hồng, huyện Qùy Hợp, Nghệ An rơi vào tình cảnh khốn khổ lo “chết khát” vì nguồn nước ngầm cạn kiệt bất thường. Những chiếc giếng đào, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính của người dân cạn trơ đáy, mặc dù đã đào giếng sâu thêm nhưng vẫn không tìm được nước khiến người dân lo ngại.
Đặc biệt gần đây xảy ra hiện tượng sụt lún bất thường khiến người dân bất an. Người dân nghi ngờ có thể do đơn vị khai thác quặng gần đó đã hút cạn nguồn nước ngầm để phục vụ cho quá trình sản xuất mới xảy ra tình trạng trên.
Theo người dân tại bảng Công và bản Na Hiêng tình trạng “tồi tệ” nhất bắt đầu từ tháng 1/2021, mực nước trong các giếng đào bắt đầu cạn dần rồi trơ đáy. Để có nước sử dụng, người dân đã phải chung nhau tiền, mua ống nhựa kéo nước từ các khe núi về tận gia đình để sử dụng.
Ông Vi Văn Thành (56 tuổi) trú tại bản Công cho biết, nhiều tháng nay nguồn nước ngầm của gia đình bị cạn khô. Ngày xưa, giếng chỉ đào 8m là có nước, nay đào sâu tận 14 m nhưng vẫn không có. Hàng năm dù có hạn hán, nhưng cũng tầm ít ngày là có nước, nhưng năm nay nguồn nước ngầm cạn kiệt một cách bất thường trong thời gian kéo dài.
“Trước kia, giếng đào của dân chúng tôi chỉ đào sâu từ 8-10 m là có nước (với mực nước từ 4-6 m) nhưng nay đào sâu hơn thế vẫn không có nước để dùng”- ông Thành chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ là gia đình ông Nguyễn Văn Liên (67 tuổi), giếng đào của gia đình không có nước để sử dụng, bởi nguồn nước ngầm bị cạn sạch, trơ lại bùn. Khi được hỏi, vì sao lại có hiện tượng trên, ông Liên cho rằng do các công ty khai thác quặng thiếc, quá trình vận hành, khai thác hút hết nguồn nước ngầm dẫn đến tình.
Có mặt tại gia đình ông Lương Văn Neo (70 tuổi, trú tại bản Công) vào sáng ngày 24/2, chúng tôi bắt gặp cảnh con, cháu ông đang chung sức giúp ông “hạ giếng” để tìm nước. Cái giếng đào lâu nay vốn đầy ắp nước ngày nào mà ông dùng mấy chục năm nay trở nên vô tác dụng.
Dù đã sâu hơn 10 m nhưng vẫn chưa thấy giọt nước nào, phía dưới anh Lương Văn Cường (con trai ông Neo) đang hì hục đào bới, múc từng gàu đất đưa lên. Dường như anh dần tuyệt vọng vì dù có đào thêm nữa cũng chẳng có hi vọng.
Tại bản Công và bản Na Hiêng, hai bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có khoảng gần 100 hộ gia đình bị mất nước hoàn toàn, giếng đã trơ đáy, còn những hộ gia đình khác nước cũng hạ nhưng chưa đến mức trơ đáy, họ phải dùng một cách tiết kiệm.
Ông Lê Văn Bảy - Trưởng bản Na Hiêng, xã Châu Hồng cho biết, toàn bản có 140 hộ thì có đến 40 hộ nguồn nước ngầm cạn hoàn toàn, số hộ còn lại có ảnh hưởng một phần. Chính gia đình trưởng bản cũng đang “chết khát”, ông phải cùng 4 gia đình nữa chung tiền để kéo nước từ khe suối về sử dụng.
Một hiện tượng bất thường khiến người dân lo sợ là tình trạng sụt lún bất thường xảy ra xung quanh khu vực bản Công và bản Na Hiêng. Để đảm bảo an toàn địa phương đã cắm những biển cấm để hạn chế người dân qua lại.
Phía dưới chân ngọn núi nằm tại bản Công, có một biển cấm: “Khu vực sụt lún, nguy hiểm cấm vào”. Xung quanh điểm sụn lút này, chính quyền địa phương phải rào lại bằng tre nứa, xung quanh là những vết nứt, để lộ điểm sụt lún rộng chừng 80-100 m2. Cách đó không xa là điểm sụt lún tại bản Na Hiêng, nguyên mảnh ruộng chừng 500 m2 đã phải rào kín, xung quanh có 2 biển cấm vào vì sụt lún.
Bà Vi Thị Sinh (73 tuổi, trú tại bản Na Hiêng) cho biết: “Những nơi này đã sụt lún hơn 1 tháng rồi, sâu lắm. Dân chúng tôi lo lắm, từ trước đến giờ chưa xuất hiện hiện tượng này, nhưng thời gian gần đây vừa sụt lún vừa mất nguồn nước ngầm nên ai cũng lo. Người dân chúng tôi mong cơ quan tìm ra nguyên nhân để yên tâm sinh sống”.
Trước thực trạng trên, UBND xã Châu Hồng cũng đã báo cáo lên UBND huyện Qùy Hợp. Mới đây UBND huyện Qùy Hợp cùng các phòng ban chuyên môn đã kiểm tra hiện trạng và đang làm báo cáo gửi cấp trên. Theo lãnh đạo huyện Qùy Hợp, liên quan đến nội dung người dân phản ánh thì huyện không đủ chuyên môn để thẩm định, kết luận.
Người dân đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với chủ đầu tư, tuy nhiên đã 10 năm nay người dân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng từ chủ đầu tư - ông Đặng Văn Chiến, trú tại phòng 1201, Chung cư PVNC-CT01, số 06, đường Nguyễn Quốc Trị, khối 20, phường Hưng Bình, thành phố Vinh.
Tới đây ngành chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với chính sách, pháp luật về tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Một số địa phương đạt tỷ lệ thu cao như: Thị xã Cửa Lò (cũ) đạt 338%, huyện Diễn Châu đạt 259%, huyện Nghi Lộc đạt 258%, huyện Đô Lương đạt 248%, huyện Nam Đàn đạt 247%...
Ngày 20/1, thừa ủy quyền của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang). Đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cùng Đoàn ĐBQH tỉn
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Một người đàn ông bị kẻ giả danh Công an gọi điện và yêu cầu thay đổi điện thoại và cài đặt ứng dụng giả mạo, sau đó lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 500 triệu đồng.
Ngày 20/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá với số tiền giao dịch hơn 200 tỷ mỗi tháng.
Công an thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) vừa khởi tố bị can đối với 13 đối tượng để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng” trong vụ đốt pháo hoa trên Quốc lộ 1.
Tối 19/1, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Văn Vương (52 tuổi, ở huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) để điều tra về tội "Giết người".
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Chu Thị Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức, về 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước".
Như Báo PLVN đã đưa tin về vụ án cố ý gây thương tích giữa ông Nguyễn Trọng Việt và chị gái là bà Nguyễn Thị Bích Nhung xảy ra tại Công ty CP dược phẩm QD-Meliphar đang được TAND huyện Thường Tín thụ lý giải quyết. Mới đây, bà Trần Thị Lịch là mẹ của bị hại, cũng là mẹ của bị cáo, đồng thời cũng được xác định là người giám hộ của bị hại đã có đơn xin rút đơn kiến nghị khởi tố.
Quá trình hoạt động, Trần Vũ Quyết đã chỉ đạo cấp dưới, trong đó có Lê Xuân Sơn là Kế toán chi nhánh chỉ bán và xuất hóa đơn GTGT một lượng nhất định đối với hàng hoá bán ra là đất san lấp, còn đa số bán cho nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhưng không xuất hóa đơn GTGT và không kê khai thuế.
Theo lời khai ban đầu của nghi phạm, đối tượng đã sát hại con gái, sau đó là con trai cùng vợ và giấu thi thể dưới gầm giường, sau đó còn siết cổ chính mẹ đẻ và tự tử nhưng bất thành.
Lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội đã bắt giữ được nghi phạm liên quan đến vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở huyện Phú Xuyên xảy ra vào ngày 17/1 vừa qua.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.