Ngày 12/05/2023, Viện nghiên cứu Hải quan (Tổng cục Hải quan) phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổ chức hội thảo với chủ đề “Xuất, nhập khẩu nông sản qua biên giới trong bối cảnh mới: Thực trạng và khuyến nghị” tại Lạng Sơn.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện CLTC đã nêu rõ, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và đảm bảo an ninh lương thực.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các sản phẩm nông sản của Việt Nam ngày càng có chất lượng và đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)… Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải ngày càng có chất lượng cao, cùng với đó là các biện pháp tạo thuận lợi để nông sản Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, trong bối cảnh sau ba năm gián đoạn vì dịch bệnh, triển vọng kinh tế thế giới kém tích cực, tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chậm lại, cầu thế giới suy giảm, thương mại toàn cầu thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch giúp đơn giản hóa phương thức giao nhận hàng hóa, cũng như bỏ các quy định kiểm soát chặt chẽ nhằm chống dịch bệnh đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng xuất khẩu nông sản và hàng hóa Việt Nam qua biên giới phía Bắc đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc qua các tỉnh biên giới phía Bắc tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trái vải thiều là mặt hàng nông sản được Trung Quốc ưa chuộng nhập khẩu.
Giao dịch qua các cửa khẩu đã sôi động trở lại, xuất khẩu qua một số cửa khẩu tăng từ 50 - 100% so với giai đoạn trong dịch; Hải quan tại một số cửa khẩu đã tăng thời gian làm việc trong ngày để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 3/2023, xuất khẩu nông sản đạt 5,01 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Việc nhóm hàng nông sản giữ được tốc độ tăng trong bối cảnh các nhóm hàng chủ lực khác giảm mạnh nhờ việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đã góp phần thực hiện các mục tiếp phát triển kinh tế - xã hội.
Triển vọng và tiềm năng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc trong năm 2023 còn rất lớn. Theo dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2023, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng 20 - 30%. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu nhiều loại như: khoai lang, chuối, chanh leo và cũng tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường đối với bưởi, mãng cầu, dừa, mận.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng dự báo năm 2023, xuất khẩu gạo được dự báo sẽ có nhiều cơ hội đột phá từ nền tảng giá cao của năm 2022 và cơ hội do Trung Quốc mở cửa trở lại, có thể đạt tới 1 triệu tấn trong năm.
Ngành Hải quan đơn giản hoá thủ tục để thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Trong việc quản lý hàng nông sản xuất khẩu, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng, cơ quan Hải quan đóng vai trò như một mắt xích quan trọng vừa kiểm soát hoạt động xuất khẩu nông sản, vừa góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triển. Theo đó, ngành Hải quan sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua biên giới.
Đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, các chuyên cho rằng, cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan, đặc biệt lực lượng Hải quan ở các cửa khẩu trong việc nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hàng hóa thật nhanh chóng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tránh hiện tượng ùn ứ hàng hóa ở biên giới.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang đường chính quy đối với các mặt hàng nông sản.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh quá trình đàm phán với Trung Quốc trong việc chấp nhận các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng lớn.
Bên cạnh đó nước ta cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt Nam cũng như tạo cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc.
Một số giải pháp khác cũng được nêu ra như nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam để có thể đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc...
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học và các ban, ngành địa phương đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô trong nước, quốc tế và những tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản qua biên giới của Việt Nam; đánh giá thực trạng các chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và thực trạng xuất, nhập khẩu nông sản qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Bên cạnh đó, đánh giá vai trò của cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan trong hoạt động xuất, nhập khẩu nông sản của Việt Nam; những khó khăn, thách thức đối với xuất, nhập khẩu nông sản của Việt Nam và kiến nghị chính sách cụ thể với các cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Tính hết quý 1 năm 2025, Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái thu NSNN đạt trên 451 tỷ đồng (đạt 73% so với kịch bản thu, tăng 70% so với cùng kỳ 2024 và 18% chỉ tiêu được giao.
Cơ quan chức năng đang triển khai các biện pháp giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính minh bạch của lô hàng cá hồi, đồng thời ngăn chặn nguy cơ gian lận thương mại hoặc vận chuyển hàng hóa trái phép.
Ngày 15/3, Chi cục Hải quan khu vực VIII (trước là Cục Hải quan Quảng Ninh) công bố quyết định cơ cấu tổ chức và công bố các quyết định về công tác cán bộ của đơn vị này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01/7/2024 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Trong không khí hào hùng cùng cả nước tổ chức các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 19/4, tỉnh Cà Mau và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) long trọng tổ chức lễ bàn giao mặt bằng và động
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) yêu cầu việc số hoá trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.