Mảng kinh doanh bảo hiểm đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều ngân hàng trong những năm trở lại đây, như MB Bank, VIB, VPBank, Techcombank... và ngày càng có đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của các nhà băng này.
Đơn cử như trong năm 2022 vừa qua, nguồn thu từ bảo hiểm hiện chiếm tới 71,5% doanh thu từ mảng dịch vụ chung của MB Bank; con số này với VPBank là 1/3 tổng doanh thu từ dịch vụ; hay với VIB, thu nhập hoa hồng bảo hiểm của đang chiếm hơn 28,7% trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của nhà băng này. Đáng chú ý, số tiền hoa hồng mà các ngân hàng như MBBank, hay VPBank chi cho môi giới tiệm cận ở con số trên dưới 1.000 tỷ đồng.
MB Bank - doanh thu từ bảo hiểm đạt hơn 10.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đang dẫn đầu doanh thu về bảo hiểm trên toàn hệ thống.
Theo đó, nhà băng này hiện sở hữu hai công ty con, đó là: Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC) và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas.
Năm 2022, MB Bank báo lợi nhuận sau thuế 18.155 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với kết quả của năm 2021.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng bảo hiểm mang về cho MB Bank tới 10.185 tỷ đồng, cao hơn gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2021 - chỉ đứng sau khoản lãi cho vay là hơn 39.200 tỷ đồng.
Như vậy, nguồn thu từ bảo hiểm hiện chiếm tới 71,5% doanh thu từ mảng dịch vụ chung của MB Bank (đạt hơn 14.243 tỷ đồng trong năm 2022).
Có thể dễ dàng nhận ra, doanh thu từ bảo hiểm của MB Bank tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây.
Được biết, năm 2019, doanh thu mảng này là 4.202 tỷ đồng, đến năm 2020 đã lên 5.849 tỷ đồng, năm 2021 là hơn 8.386 tỷ đồng và đến năm 2022 như vừa đề cập là hơn 10.185 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: MIC)
Tại MIC, MB Bank đang có tỷ lệ sở hữu là 68,37% - tính đến hết ngày 31/12/2022. Tính đến hết quý 4/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của MIC lũy kế cả năm đạt 3.773 tỷ đồng, tăng 42,1% so với năm 2021.
Tuy nhiên, do tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng mạnh lên 3.194 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng, thấp hơn mức 280 tỷ đồng của năm 2021.
Bộ Tài chính đánh giá, việc phát triển nhanh của kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng đã phát sinh một số bất cập về chất lượng dịch vụ. Nhân viên ngân hàng ép khách mua bảo hiểm khi vay vốn hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc việc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay. Theo bộ, hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc "tự nguyện" được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Trong khi đó, MB Ageas Life được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của MB khi việc mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ không chỉ giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn tạo ra dòng vốn luân chuyển thường xuyên ổn định.
MB Ageas Life ra đời từ thương vụ liên doanh giữa MB với Tập đoàn Bảo hiểm Ageas (AGEAS) của Vương quốc Bỉ và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Muang Thai (MTL) của Thái Lan. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 07/09/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) và MB Ageas Life đã ký kết thỏa thuận phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với kỳ vọng mang đến giải pháp tài chính - bảo vệ tối ưu cho khách hàng.
MB Ageas Life chưa công bố Báo cáo tài chính cho năm 2022. Dù vậy, nếu theo Báo cáo tài chính của năm 2021 thì doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Quân đội có vốn góp 915 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ 61%).
Tính đến hết năm 2022, tổng tài sản của MB Bank đạt 728.532 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021.
Xét về chất lượng tài sản, cơ cấu nợ cho thấy khoản vay của các TCKT, cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 98% tổng dư nợ cho vay, tương đương với 452.859 tỷ đồng và cao hơn 100.000 tỷ so với năm 2021.
Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 54% lên 5.031 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 ở mức 2.293 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cuối năm 2021 (819 tỷ đồng), qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% lên 1,09%.
VPBank: Thu từ bảo hiểm của VPBank chiếm 1/3 tổng thu nhập dịch vụ
Xếp sau MB Bank về doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Nhà băng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế của năm 2022 là 16.923 tỷ đồng, và thu từ kinh doanh bảo hiểm là 3.354 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2021.
Theo đó, số thu từ bảo hiểm của VPBank chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập dịch vụ (hơn 10.455 tỷ đồng).
Được biết, VPBank ký hợp đồng phân phối bảo hiểm với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) từ năm 2017.
Kể từ khi thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm được ký kết lần đầu năm 2017, VPBank luôn nằm trong nhóm các ngân hàng có doanh số bán bảo hiểm nhân thọ top đầu thị trường. Cho đến năm 2022, hoạt động phân phối bảo hiểm AIA đã được triển khai ở hơn 250 chi nhánh của ngân hàng.
Cũng trong năm 2022, hai bên đã ký kết gia hạn thỏa thuận hợp tác độc quyền thời hạn từ 15 năm theo dự định ban đầu thành 19 năm.
Năm 2022 vừa qua, VPBank vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 47,7% và đạt 21.219 tỷ đồng.
VP Bank và AIA hợp tác (Ảnh: VP Bank)
Động lực tăng trưởng của ngân hàng này chủ yếu ở những tháng đầu năm, đặc biệt là trong quý 1 ngân hàng có lợi nhuận đột biến nhờ thỏa thuận độc quyền bancassurance.
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản VPBank đạt 631.074 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2021. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 23,4% lên 438.338 tỷ đồng.
VPBank thuộc nhóm những ngân hàng có tăng trưởng tiền gửi khách hàng mạnh mẽ nhất trong năm qua, với mức tăng trưởng tới 25,4%, số dư đạt 303.151 tỷ đồng. Tăng trưởng này chủ yếu nhờ nhóm khách hàng hộ kinh doanh, cá nhân (tăng 47,3% lên 168.798 tỷ đồng).
Tương tự như nhiều ngân hàng khác, cơ cấu tiền gửi của VPBank cũng có xu hướng chuyển dịch sang loại tiền gửi có kỳ hạn trong năm qua do lãi suất tăng cao. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của ngân hàng do đó giảm từ 22,4% xuống còn 17,7%.
Nợ xấu của VPBank hợp nhất (bao gồm công ty tài chính) là 4,73%.
Bancassurance, sự kết hợp của hai thuật ngữ ngân hàng (bank) và bảo hiểm (Assurance) là xu hướng kinh doanh rầm rộ những năm gần đây. Bán chéo kiểu này giúp bên bảo hiểm khai thác tệp khách hàng lớn từ ngân hàng, giảm thiểu chi phí mở rộng; còn các nhà băng gia tăng nguồn thu, tận dụng những khách hàng mua bảo hiểm để đẩy mạnh dịch vụ gửi tiết kiệm, cho vay qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Techcombank - Nguồn thu lớn từ hợp tác với Manulife Việt Nam
Kết thúc năm 2022, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đạt lợi nhuận trước thuế 25.568 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20.436 tỷ đồng. Theo thống kê, Techcombank đang có hơn 10,8 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ.
Trong đó, thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không bao gồm thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư) của nhà băng này tăng trưởng mạnh, đóng góp chính nâng tổng thu nhập hoạt động lên 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
Năm qua, Techcombank có thu nhập từ lãi, doanh thu từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm của đạt hơn 1.750,6 tỷ đồng, tăng 12,3% so với 2021 và chiếm hơn 16% trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (Dẫn đầu là dịch vụ thanh toán và tiền mặt – chiếm trên 60%).
Hiện, Techcombank có chương trình bảo hiểm kết hợp đầu tư cùng đối tác Manulife Việt Nam. Vừa qua, vào ngày 9/11/2022, Techcombank và Manulife Việt Nam đã kỷ niệm cột mốc 9 năm hợp tác song phương từ năm 2013.
Ảnh minh họa (Nguồn: Vietnammoi)
Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 28,8%, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34% theo quy định hiệu lực từ ngày 1.10.2022.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, tăng 18 điểm phần trăm so với đầu năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31/12/2022 ở mức 0,9% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt 125,0%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng Ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở dưới mức 0,6%.
VIB - Thu nhập hoa hồng bảo hiểm hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 2022
Ở vị trí tiếp theo, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) có thu nhập hoa hồng bảo hiểm là 1.302 tỷ đồng, tăng gần 9% so với năm 2021.
Theo đó, thu nhập hoa hồng bảo hiểm của VIB đáng chiếm hơn 28,7% trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
VIB đang phân phối các sản phẩm bảo hiểm của Prudential.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và VIB trước đó từng ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược lâu dài, triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) trong thời hạn 15 năm.
Theo đó, VIB sẽ độc quyền phân phối tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Prudential qua dịch vụ tài chính một cửa là các kênh phân phối của VIB như kênh chi nhánh, kênh bán hàng trực tiếp, kênh bán hàng qua điện thoại và các kênh điện tử…
Prudential và VIB ký kết Thỏa thuận đối tác chiến lược (Ảnh: VIB)
Năm 2022, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt gần 32.450 tỷ đồng, trong khi tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.581 tỷ đồng.
Kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ.
Cụ thể, tổng doanh thu tăng trưởng 21%, tiếp tục cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chi phí hoạt động 17%, góp phần giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) của VIB xuống còn 34%, thuộc nhóm ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí tốt nhất.
Hiệu quả sinh lời (ROE) của VIB thuộc top đầu ngành với 3 năm liên tục đạt mức trên 30%.
Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 12,7%, cao hơn đáng kể so với mức 8% của Ngân hàng Nhà nước. Với nền tảng quản trị rủi ro vững mạnh, VIB kiểm soát nợ xấu ở mức thấp 1,79%.
TPBank - Doanh thu bảo hiểm sụt giảm trong năm 2022
Cũng nằm trong top 5, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh và tư vấn bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đạt 876 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với năm ngoái.
Với kết quả trên, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh và tư vấn bảo hiểm của TP Bank đang chiếm hơn 24% tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ.
TPBank hiện phân phối bảo hiểm của Manulife, Sun Life.
Riêng với trường hợp của Sun Life, vào tháng 11/2019 thì TPBank đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với Sun Life Việt Nam.
Theo đó, Sun Life Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ độc quyền cho TPBank trong 15 năm tới. Việc hợp tác sẽ bắt đầu từ đầu năm 2020.
Sun Life Việt Nam là thành viên với 100% vốn của Tập đoàn SunLife Financial, gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2013, trong đó bancassurance được xác định là hoạt động kinh doanh trọng tâm, chiến lược.
Sun Life Việt Nam và TPBank hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Ảnh: Sunlife)
Mức độ đầu tư và tập trung các nguồn lực tối ưu cho Hợp đồng ký với TPBank lần này được đánh giá cao, do Sun Life Việt Nam lúc đó chưa chính thức triển khai bancassurance với ngân hàng nào khác tại Việt Nam.
Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 7.828 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm ngoái (năm 2021 tăng hơn 37%).
Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi khách hàng năm qua xấp xỉ 40% (năm 2021 tăng hơn 20%), đạt gần 195.000 tỷ đồng, trong đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm gần 20%. Trong 11 tháng đầu năm 2022, số lượng tài khoản khách hàng của nhà băng này đã tăng tới 38%.
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi (LDR) trên thị trường một ở mức khoảng 85%, thấp hơn mức trung bình toàn ngành là 93%.
Ngân hàng này cũng được đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả khi ROE hai năm gần nhất lần lượt là 22,61% (2021) và 21,5% (2022), thuộc top cao trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Nhộn nhịp như ngân hàng đầu tư vào thị trường bảo hiểm
Ở mức khiêm tốn hơn, các nhà băng nhỏ chỉ ghi nhận vài chục tỷ đồng doanh thu từ bảo hiểm, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vũ bão.
Đơn cử như Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGB), năm 2022 thu 33 tỷ đồng từ hoạt động bảo hiểm, tăng trưởng hơn 310% so với năm ngoái.
Thu từ hoạt động bảo hiểm của PGB tăng trưởng hơn 310% so với năm ngoái.
Năm nay, nhiều ngân hàng từng có doanh thu bảo hiểm lớn không thuyết minh, công bố cụ thể mục này trong báo cáo tài chính.
Đơn cử như trường hợp VietinBank. Cuối tháng 1/2022, VietinBank và Manulife công bố thỏa thuận hợp tác độc quyền kéo dài 16 năm với phí trả trước khoảng 30 triệu USD, dự kiến chi trả trong 6 năm.
Năm 2022, Bộ Tài chính thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và đang trong quá trình hoàn thiện kết luận thanh tra.
Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng. Việc thanh tra, kiểm tra dự kiến thực hiện ở doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng đối tác phân phối sản phẩm bảo hiểm.
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng, nghiêm túc tuân thủ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, tuân thủ quy định không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Theo tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,8-9,2%/năm.
Các ngân hàng gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngoại thương Việt Nam (VCB), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Bản Việt (BVBank).
Ngày 22/7, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã tổ chức thành công Lễ ký kết hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY - tại trụ sở chính VietABank.
Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh An Giang đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các đối tượng là lãnh đạo và nhân viên một ngân hàng gây thiệt hại cho cơ quan số tiền lên đến 600 tỷ đồng.
Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 821 triệu USD, nếu duy trì được đà tăng trưởng này, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2024.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.