Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã tổ chức 7 lớp tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho 800 cán bộ, công chức phụ trách pháp chế.
Ngày 22/7, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc tổ chức 7 lớp tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho 800 cán bộ, công chức phụ trách pháp chế, thanh tra của nhiều sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo UBND, công chức cấp xã trong tỉnh.
Tại các lớp tập huấn, học viên được truyền đạt những điểm mới trong xử phạt hành chính của Luật Xử lý vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính.
 |
Nâng cao nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức tư pháp. (Hình minh họa) |
Cũng tại lớp tập huấn này, báo cáo viên và cán bộ, công chức được tập huấn trực tiếp trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là xử lý vi phạm đối với người chưa thành niên.
Được biết, trong những năm qua, hoạt động đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính tại Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương được chú trọng.
Năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương cũng đã tổ chức 7 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh cho đội ngũ cán bộ, công chức liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Sở cũng đã kiểm tra, đánh giá trên 200 hồ sơ xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh.
Phòng Tư pháp đã hướng dẫn các xã, phường, thị trấn quy trình thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử phạt vi phạm hành chính.
Các phòng Tư pháp đã thực hiện kiểm tra, đánh giá trên 1.000 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, đăng ký hộ tịch và chứng thực trên địa bàn cũng đáp ứng kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hoạt động bổ trợ tư pháp tiếp tục được xã hội hóa sâu rộng.