Dịp Vu Lan những năm trước, tôi hay cùng mẹ đến ngôi chùa cổ gần nhà để thắp hương, nguyện cầu bình an.
Là một Phật tử, mẹ tôi thường xúc động khi được các sư thầy ở chùa gắn lên ngực áo một bông hồng nhạt. Mẹ bảo do ông ngoại đã mất nên mẹ chỉ có thể cài lên áo màu hoa này, thật ngưỡng mộ những người còn đủ cha mẹ. Những lời nhỏ nhẹ nhưng khiến tôi thấm thía và ngậm ngùi. Bản thân chợt nhận ra không chỉ Vu Lan mà bất kỳ thời điểm nào trong đời, khi chúng ta vẫn còn cha mẹ bên cạnh, đều là những thời khắc hạnh phúc.
Người chở che cho ta suốt cuộc đời
Thời còn niên thiếu, tôi có đọc được câu nói rất hay: “Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ”. Trải qua biết bao năm tháng, đến tận khi trưởng thành, tôi mới thấu hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.
Mùa Vu Lan năm trước, khi ngồi nghe các sư thầy giảng về công ơn của đấng sinh thành, tôi chợt nhớ đến sự chở che, bảo bọc mà bản thân nhận được trong suốt ba mươi năm qua từ cha mẹ mình. Tôi nhớ đến gương mặt đẫm mồ hôi, kiên nhẫn của ba khi đứng dưới nắng, chờ đón tôi tan trường suốt gần 12 năm phổ thông. Tôi nhớ hình ảnh mẹ vất vả, không quản ngại khó nhọc chăm chút cho bản thân từng miếng ăn giấc ngủ.
Bất kỳ thời điểm nào khó khăn trong đời, ba mẹ là người duy nhất bên cạnh động viên và bảo bọc mỗi người chúng ta. Cá nhân tôi cho rằng công ơn sinh thành và dưỡng dục ấy không chỉ một vài lời có thể giải bày cho hết. Đó là kết quả của tình yêu thương và lòng bao dung mà ngoài cha mẹ, chẳng có bất kỳ ai có thể thay thế được.
Người truyền cảm hứng giản dị mà thấm thía
Vài năm trước, sau khoảng thời gian giảng dạy tại trường, tôi phải đối mặt với một tình huống rất nan giải trong nghề. Tâm trạng kiệt quệ, tinh thần sa sút khiến bản thân rơi dần vào trạng thái trầm cảm. Tôi rất muốn nghỉ việc, nhiều lần muốn buông bỏ ước mơ, nhưng lại không dám nói với bất kỳ ai.
Khi biết được điều này, mẹ nhỏ nhẹ nói với tôi: “Mẹ không muốn con buồn lòng vì bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Nhưng nếu con rời bỏ nơi ấy tức là con chấp nhận những điều họ nói sai về con. Dù mẹ biết con có khả năng tìm cho mình một con đường khác nhưng vì sao không cho con một cơ hội để ở lại. Thời gian qua đi, sẽ có lúc con thấy bản thân đúng đắn như thế nào. Con hãy yên tâm, vì mẹ luôn ở bên con và tin tưởng con tuyệt đối”.
Lời động viên giản dị mà thấm thía ấy đã khiến bản thân tôi vững tin vào lựa chọn ở lại và tiếp tục công việc. Thay vì suy nghĩ tiêu cực, tự giày vò tâm trí của bản thân, tôi học cách chấp nhận thực tại, ra sức kiên nhẫn và tận tâm hơn với công việc. Hơn bất kỳ ai, tôi luôn tin rằng dù thế giới quay lưng, mỗi người chúng ta vẫn còn gia đình và cha mẹ là “hậu phương” vững mạnh phía sau. Gia đình là nơi duy nhất có thể dang rộng đôi tay bảo bọc cho chúng ta qua biết bao mưa nắng đời thường giữa cuộc mưu sinh tất bật.
Người dạy tôi biết bao bài học về nhân sinh
Tôi luôn thấy bản thân rất may mắn khi được là con của ba mẹ mình. Ba mẹ không những là đấng sinh thành nhẫn nại, khoan dung mà còn là những người con rất hiếu thảo, yêu thương ông bà tôi hết mực.
Trước khi ông bà nội mất, tôi hiếm khi thấy ba khóc. Ba chỉ lẳng lặng đem cơm, chăm thuốc và vỗ về cơn đau của ông bà những ngày mỏi mệt trên giường bệnh.
Nhưng sau ngày ông bà ra đi, mỗi dịp đám giỗ, ba tôi đều lẳng lặng đứng sau bàn thờ, khóc đầm đìa cả vạt áo. Mỗi thời điểm như vậy, mẹ hay bảo tôi xuống nhà dưới, để cho ba được yên tĩnh với ông bà. Cũng bởi mẹ hiểu ba đau lòng đến độ nào trước sự ra đi của ông bà nội, mặc dù ba vẫn luôn nói: “Ông bà đã có những ngày cuối đời rất viên mãn, hẳn họ sẽ rất nhẹ lòng khi thấy con cháu vẫn bình an”. Rồi ba cũng đến chùa thường xuyên hơn, dẫu mỗi mùa Vu Lan vẫn xót xa vì bông hồng trắng trên áo mình.
Còn mẹ tôi vốn là người hoạt bát, hay thích trò chuyện với ông bà ngoại. Chín năm trước, bệnh tình của ông ngoại ngày một trở nặng. Mẹ tôi quyết định xin nghỉ việc tạm thời, ở nhà dành hết thời gian chăm sóc ông. Nhưng rồi, ông ngoại tôi cũng không qua khỏi. Mẹ đưa ông về nhà trên chiếc xe cứu thương của bệnh viện.
Kể từ thời điểm ấy đến nay, mỗi khi nhìn thấy chiếc xe cứu thương nào trên đường, mẹ đều nghĩ đến ông ngoại, đến ngày li biệt mà cả đời mẹ chẳng thể nào quên. Dù vậy, mẹ vẫn thường bảo mình vẫn còn may mắn vì còn có bà ngoại ở cạnh. Suốt mùa dịch bệnh, mẹ tôi đứng ngồi không yên vì bà ngoại hay trở bệnh. Mẹ kiên nhẫn nấu cháo, đút thuốc, pha nước cam thậm chí thông báo tình trạng dịch bệnh mỗi ngày cho bà. Từ hình ảnh ấy, tôi học được biết bao bài học nhân sinh về tình yêu thương và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Tôi nghĩ Vu Lan không chỉ là dịp lễ để báo hiếu theo truyền thống của đạo Phật mà còn là thời điểm để nhắc nhở bản thân đã được nhận biết bao tình cảm thiêng liêng như thế nào từ các bậc sinh thành. Cài một đóa hoa hồng đỏ thắm trên ngực áo, để biết mình đang hạnh phúc ra sao, khi vẫn còn cha mẹ bên cạnh.
Bên cạnh một số biến tướng mê tín dị đoan của lễ cúng cô hồn, dịp tháng 7 - Vu Lan cũng là dịp để nhiều gia chủ hành thiện, phước đức, làm những điều tốt đẹp, bố thí cho cả người sống lẫn người thác.
Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, với hàm ý là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Và cũng từ quan niệm đó, trong tháng 7 những hoạt động bình thường như mua bán, trao đổi đều lắng xuống... vì những lo ngại rủi ro. Thậm chí, nhiều người lồng ghép các câu chuyện ma quái để làm lý do cúng bái, cầu khẩn, xin xỏ lợi ích bản thân... Nhưng tất cả những lo nghĩ đó dưới góc nhìn của đạo Phật là những lo nghĩ viển vông, xa rời với chân lý, ý nghĩa nhân sinh.
Theo kế hoạch số 327/KH-UBND thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% - 1,8% so với mức dự báo nhu cầu.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.