Nhu cầu xét nghiệm COVID-19 của người dân rất lớn, tuy nhiên, giá xét nghiệm ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện tư còn chênh nhau rất lớn khiến người dân, doanh nghiệp thắc mắc, lo lắng.
Dù biết rằng xét nghiệm COVID-19 là hoàn toàn cần thiết nhưng giá xét nghiệm không đồng nhất, đã gây khó khăn cho người dân, thậm chí còn khiến đơn vị buôn, bán vật tư y tế hay khám, chữa bệnh lợi dụng để nâng giá xét nghiệm.
Theo phản ánh của chị Hồ H.L (Đống Đa, Hà Nội), do có nhu cầu đi xa, chị đã đi xét nghiệm CPVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc. Tại đây, chị L nhận được thông báo phí xét nghiệm PCR là hơn 1 triệu/người. Mức giá này khác với thông tin mà chị tìm hiểu trước đó là hơn 700.000 đồng/mẫu. Vì vậy, chị H đã về và xét nghiệm tại một điểm lưu động thì chỉ mất hơn 600.000 đồng.
Còn theo chị Bích Ngà (Hai Bà Trưng, Hà Nôi), xét nghiệm COVID-19 để đảm bảo phòng, chống dịch là cần thiết nhưng giá cả khác nhau khiến cho người dân, đặc biệt là hộ gia đình khó khăn, lao động nghèo ngần ngại. Chị Ngà mong muốn giá xét nghiệm sẽ giảm, đồng nhất về một giá để ai ai cũng được tiếp cận xét nghiệm COVID-19.
Qua khảo sát tại nhiều phòng khám, bệnh viện tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội, PV nhận thấy mức giá xét nghiệm PCR, test nhanh COVID-19 chênh lệch nhau. Như khi liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, phóng viên nhận được mức giá tư vấn đưa ra là 230.000 đồng/người đối với test nhanh (giờ hành chính), còn ngoài giờ hành chính là 276.000 đồng. Xét nghiệm PCR là 790.000 đồng/người trong giờ hành chính, 948.000 đồng với người xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
Đại diện phòng khám Đa khoa 28B Điện Biên Phủ cho biết, phòng khám không xét nghiệm PCR. Còn về test nhanh COVID-19, loại Việt Nam sản xuất là 180.000 đồng, loại nhập khẩu từ Hàn Quốc là 200.000 đồng. Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Tràng An, xét nghiệm test nhanh là 250.000 đồng, giá xét nghiệm PCR là 780.000 đồng.
Được biết, hiện, trên thị trường Việt Nam, có gần 90 loại test nhanh đang được lưu hành gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. Là đơn vị nhập khẩu sản phẩm test COVID-19 của Nhật Bản, đại diện Công ty TNHH Thương mại kỹ thuật y tế Vạn Xuân (quận 11, TP HCM) cho biết, giá test nhanh COVID-19 là 175.000 đồng (gồm cả thuế GTGT), giá bán công khai là 178.000 đồng.
Giá test nhanh COVID-19 do Công ty TNHH Medicon (Hoài Đức, Hà Nôi) sản xuất có giá bán công bố là 135.000 đồng/test, một tháng có thể cung cấp 3.120.000 test.
Còn tại Công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Medaz Việt Nam (Ba Đình, Hà Nội), đại diệnện công ty cho biết, giá test nhanh 67.000 đồng/test.
Bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro phát hiện RNA của SARS-CoV-2 được sản xuất bởi chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á tại Bình Dương có giá bán công bố là 470.000 đồng/test, có thể cung cấp 3.000.000 test/tháng.
Liên quan đến vấn đề kit xét nghiệm mỗi nơi 1 giá, theo đại diện Vụ Trang thiết bị - Công trình y tế, Bộ Y tế, giá dịch vụ xét nghiệm được Bộ Y tế quy định, giá xét nghiệm do doanh nghiệp tự công bố. Test nhanh COVID-19 không thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá mà giá thông qua đấu thầu mua sắm tại cơ sở y tế. Từ năm 2020, Bộ Y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp công khai giá các trang thiết bị y tế lên cổng công khai y tế.
Nhiều công văn từng được ban hành
Không ít các cơ sở khám, chữa bệnh lợi dụng để nâng giá xét nghiệm COVID-19 đã gây lo lắng cho người dân; Khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động để phát triển kinh doanh.
Bộ Y tế không quản lý giá dịch vụ tại các bệnh viện tư nhân. Vì vậy, bệnh viện tư được phép xây dựng giá rồi đăng ký giá với Sở Y tế. Tại bệnh viện công, sẽ thực hiện thu giá xét nghiệm của Bộ Y tế. Công văn 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021 cho biết, mức giá thanh toán xét nghiệm PCR là 734.000 đ/mẫu xét nghiệ. Theo Công văn 10537 ngày 12/7 về mức giá thanh toán chi phí giá xét nghiệm COVID-19 của Sở Y tế Hà Nội, bệnh viện tư nhân được phép tự xây dựng mức giá.
Để chấn chỉnh trong công tác mua sắm trang thiết bị y tế, ngày 28/9, Bộ Y tế ban hành Công văn số 8151/BYT-TTrB yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm, hoặc lợi dụng các hoạt động phòng, chống dịch để trục lợi. Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát về giá dịch vụ chẩn đoán COVID-19.
Ngày 7/7, Bộ Y tế có Công văn số 5378/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19.
Theo đó, từ 1/7, chi phí xét nghiệm (test) nhanh COVID-19 được xác định như sau: Các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm (vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công): Cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành về kinh phí phòng, chống dịch;
Chi phí test nhanh: Chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật.
Ví dụ, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu test nhanh là 135.000 đồng/test. Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám, chữa bệnh, được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng. Khi đó, mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 135.000 x 80% = 108.000 đồng.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký công văn đề nghị các cơ sở sản xuất/nhập khẩu test xét nghiệm SARS-CoV-2 khẩn trương báo cáo các thông tin khả năng cung ứng và giá bán tại thời điểm hiện tại (bao gồm các sản phẩm chưa được cấp giấy phép nhập khẩu, cấp số lưu hành cơ sở có nhu cầu kinh doanh).
Trong đó, các đơn vị báo cáo về khả năng cung ứng test xét nghiệm SARS-CoV-2 (tên, chủng loại test xét nghiệm, hãng, nước sản xuất/ cung ứng, thông tin về lưu hành sản phẩm, thông số kỹ thuật của sản phẩm, khả năng cung ứng theo tháng, giá bán theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất (đồng), các thông tin khác có liên quan). Đồng thời, báo cáo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sản xuất/nhập khẩu test xét nghiệm SARS-CoV-2 (nếu có).
Bộ Y tế đề nghị các cơ sở ký, tên đóng dấu các văn bản, tài liệu gửi về Bộ Y tế trước 16h0 ngày 17/10/2021 và các cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của toàn bộ thông tin công bố với Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ đồng thời thông báo cho các đơn vị, địa phương thông tin test xét nghiệm SARS-CoV-2 (đã được cấp phép) để tham khảo trong quá trình quyết định mua test xét nghiệm SARS-CoV-2.
Nhiều người dân thắc mắc và cho rằng đang phải trả nhiều tiền cho việc test nhanh COVID-19, khi dịch vụ này tại nhiều nơi tại Hà Nội có mức giá khác nhau. Vì vậy, họ mong muốn có một giá test COVID-19 đồng nhất để an tâm khi đi xét nghiệm.
Sáng 12/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Số ca mắc mới từ 18h ngày 4/3/2022 đến 18h ngày 5/3/2022, Hà Nội ghi nhận 25.013 ca bệnh (9.407 ca cộng đồng; 15.606 ca đã cách ly). Bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Theo CDC Hòa Bình, ngày 15/01, tỉnh có 232 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, là số ca dương tính cao nhất từng được ghi nhận trong một ngày trên địa bàn.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.