Giá cổ phiếu giảm mạnh liên tiếp sau nhiều phiên, nhà đầu tư hủy tham gia đấu giá, đòi lại tiền cọc là “cơn ác mộng” đang xảy đến với Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) sau khi có thông tin lùm xùm về đợt thoái vốn cũng như cuộc họp bầu thành viên Hội đồng quản trị với nhiều dấu hiệu bất thường.
Ngày 4/6 tới, Vinachem sẽ bán 4,2 triệu cổ phiếu (tương đương với 15% vốn) của SRC qua đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
SRC hiện có vốn điều lệ 280 tỷ đồng, đang niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Vốn nhà nước tại SRC, do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) quản lý, chiếm 51%.
Ngày 14/5 vừa qua, Vinachem ra thông báo về việc thoái vốn nhà nước tại SRC. Cụ thể, vào ngày 4/6 tới, Vinachem sẽ bán 4,2 triệu cổ phiếu (tương đương với 15% vốn) của SRC qua đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM. Giá khởi điểm là 46.452 đồng/cổ phiếu.
Ngay sau khi thông tin SRC sắp IPO được công bố, cổ phiếu công ty này đã tăng từ 21.300 đồng lên đến 30.100 đồng.
Tuy nhiên, thông tin về cuộc bầu thành viên Hội đồng quản trị SRC ngay trước thềm IPO có nhiều điểm bất thường khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang, rút vốn đã làm cho giá cổ phiếu của công ty này giảm mạnh trong 3 ngày liên tiếp và tiếp tục giảm cho đến nay.
Đáng nói, vào ngày 16/5 vừa qua, ông Trần Hồng Việt, cổ đông sở hữu 4,6% của SRC đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng phản ánh về một số điểm bất bình thường trong việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của SRC, việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính hấp dẫn của đợt thoái vốn nhà nước đang diễn ra ở công ty.
Theo đơn kiến nghị của ông Việt, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của SRC tổ chức ngày 27/4/2019, Vinachem đã đồng ý miễn nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị với ông Nguyễn Công Tuấn (trong khi ông Tuấn đang đại diện cho cổ đông tổ chức Cao su Việt Hàn) và đồng ý cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của SRC từ nhiệm theo kiến nghị của nhóm cổ đông sở hữu 19% cổ phần.
Trong khi đó, tất cả các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đang hoạt động bình thường, không mắc lỗi gì. Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng không có bản xác định nhóm cổ đông trên nắm giữ cổ phần đủ 6 tháng như quy định hay không.
Đáng chú ý, Vinachem sở hữu 51% cổ phần, nhưng không thực hiện đề cử bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ mới, tự tước bỏ quyền của cổ đông nhà nước và để cho nhóm cổ đông nắm giữ chưa đến 20% cổ phần có 2/5 vị trí trong Hội đồng quản trị.
Theo đó, cổ đông này đặt câu hỏi rằng, tại sao trước khi bán vốn nhà nước, Vinachem lại tự tước quyền của mình và cho nhóm cổ đông nắm giữ chưa đến 20% vốn SRC vào 2/5 ghế trong Hội đồng quản trị và 1/3 ghế trong Ban kiểm soát? Việc này có làm giảm sức hút của đợt bán vốn nhà nước tại SRC vì cổ đông mới vào mua với tỷ lệ 15% rất khó để có 1 ghế trong Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Đáng nói, có hay không việc tiếp tay cho một nhóm cổ đông lớn bỏ ra một lượng tài chính nhỏ để thâu tóm SRC nắm quyền kiểm soát khi Nhà nước thoái vốn?
Bởi những lùm xùm này, ngay trước thềm phiên đấu giá, nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Cường, người đã đặt cọc 19,6 tỷ đồng đăng ký tham gia mua 15% cổ phần Vinachem chào bán đợt 1 đã hủy đăng ký tham gia đấu giá và rút lại số tiền cọc.
“Khi biết tin Vinachem có kế hoạch thoái vốn tại SRC, tôi đã tìm hiểu thông tin và thấy đây là cơ hội tốt để đầu tư, do đó tôi đã đặt cọc 19,6 tỷ đồng để đăng ký ôm trọn 15% cổ phần mà SRC rao bán đợt đầu”, anh Cường nói.
Tuy nhiên, sau khi biết những sự việc bất thường diễn ra ngay tại đại hội cổ đông của SRC trước đợt IPO, anh Cường đã làm đơn hủy đăng ký tham gia đấu giá và rút lại tiền cọc vì lo ngại rằng mình sẽ không có “một ghế” Hội đồng quản trị của SRC ngay cả khi anh bỏ một số tiền lớn để mua 15% cổ phần.
“Nếu thoái vốn rộng rãi và minh bạch, thương vụ này hấp dẫn hơn nhiều thương vụ khách sạn Kim Liên đã từng đấu giá được gấp 9 lần giá khởi điểm trước đó. Thế nhưng, diễn biến này đang khiến tôi và những nhà đầu tư nói chung mất đi quyền lợi đầu tư của mình, theo đó, Nhà nước cũng mất đi phần nào lợi nhuận”, anh Cường nói thêm.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực.Trong đó, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, việc này không chỉ gia tăng quyền lợi an sinh xã hội cho nhiều nhóm lao động hơn, đặc biệt là những người làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc có quan hệ lao động không truyền thống mà còn hướng tới mục tiêu bao phủ an sinh xã hội toàn dân.
Ngày 16/6/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Để đẩy mạnh việc tiêu thụ tro xỉ phát sinh trong quá trình sản xuất năm 2025, Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV chuẩn bị tổ chức Hội thảo về công tác tiêu thụ tro, xỉ vào ngày 21/06/2025.
Do muốn có thêm tiền tiêu xài và điện thoại để sử dụng, nên Lợi nảy sinh ý định cướp giật điện thoại di động của ông H., lợi dụng đêm tối và ông H. thiếu cảnh giác, Lợi đã ra tay giật điện thoại di động của ông H. rồi bỏ chạy vào trong đồng lẩn trốn.
Trong hành trình làm người, có lẽ một trong những điều quan trọng nhất không phải là ta cao bao nhiêu, đứng ở vị trí nào, mà là ta sống ra sao – với chính mình, với người khác, và với cuộc đời.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.