Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình diễn ra vào ngày 20/2 (tức 13 tháng giêng Bính Thân) tại sân vận động Bản Kè B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình.
Lễ hội Lồng Tông hay còn gọi là lễ hội xuống đồng, là lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Tày . Lễ hội được diễn ra vào đầu năm mới.
Cùng với nghi lễ Then, năm 2013 lễ hội Lồng Tông tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được Bộ văn hóa thể thao du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vât thể quốc gia.
Ngày hội được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, thóc về đầy bồ, khoai sắn đầy hiên, đời sống ấm no vui vẻ.
Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình diễn ra vào ngày 20/2 (tức 13 tháng giêng Bính Thân) tại sân vận động Bản Kè B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình.
Lễ hội năm nay tổ chức đúng vào dịp kỉ niệm 5 năm thành lập huyện Lâm Bình nên hứa hẹn sẽ là một ngay hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa tín ngượng của đồng bào dân tộc nơi đây và là điểm đến hấp dẫn cho du khách gần xa khi về vơí Lâm Bình.
Một số hình ảnh về công tác chuẩn bị phục vụ cho lễ hội:
Màn đồng diễn trong lễ hội Lồng Tông được luyện tập chu đáo cùng với đạo diễn, diễn viên của đoàn văn hóa nghệ thuật tỉnh.
Ban tổ chức kiểm tra lại kịch bản chương trình
Học sinh trường THPT Lâm Bình trong trang phục dân tộc truyền thống hăng hái chuẩn bị cho ngày hội.
Công tác chuẩn bị đang được gắp rút hoàn tất.
Sau nhiều năm bị mai một, giờ đây, Lễ hội Lồng tông được huyện khôi phục và phát triển với nhiều nội dung hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Các đơn vị công an giao thông, điện lực, ... cũng được điều đến hỗ trợ công tác lễ hội năm nay.
Lũ trẻ cùng xem các anh chị tập luyện chuẩn bị cho lễ hội
Nhiều người dân cũng thu xếp công việc đồng áng về tham dự lễ hội.
Hàng trăm học sinh Trường THPT Lâm Bình đã tích cực tập luyện chuẩn bị cho màn đồng diễn nghệ thuật được diễn ra trong buổi lễ
Với sự chuẩn bị tích cực của cấp uỷ, chính quyền và sự góp sức của đông đảo nhân dân trên địa bàn, Lễ hội Lồng tông huyện Lâm Bình năm nay sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và ngày càng khẳng định giá trị của một Di sản văn hoá phi vật thể.