Mô hình quản lý nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu nhưng quan trọng hơn cả là nhà nước cần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, không triệt tiêu động lực, tiềm năng và khát vọng đi lên của đất nước.
Đó là nhận định của ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Ủy viên Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội trong cuộc trò chuyện với Báo Điện tử Chính phủ về kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, suy thoái.
Theo ông Vũ Trọng Kim, trên thế giới cũng có nhiều nơi lấy nhánh quyền lực này để áp chế nhánh quyền lực kia, có lúc 'ngạt thở' vì thiếu sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Nhưng mô hình nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu, quan trọng hơn cả là phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận, không triệt tiêu động lực, tiềm năng và khát vọng đi lên của đất nước.
Ở nước ta, với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thì việc kiểm soát quyền lực càng được coi trọng. Tuy nhiên, ông Vũ Trọng Kim cho rằng, cơ chế kiểm soát quyền lực của chúng ta còn lỗ hổng, chính vì vậy cần hoàn thiện thêm.
Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Ủy viên Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Theo ông Kim, nếu các cơ quan, các ngành đều có nguyên tắc, quy chế thi hành công vụ thì sẽ rất dễ kiểm soát quyền lực. Nguyên tắc ứng xử sẽ góp phần vào kiểm soát quyền lực. Do vậy, cần thiết có bộ quy tắc ứng xử cho các chức danh. Đặc biệt là các chức danh lãnh đạo đứng đầu. Với việc đẩy mạnh kiểm tra, giám sát từ người đứng đầu, công tác kiểm soát quyền lực sẽ được tăng lên.
Cũng theo ông Vũ Trọng Kim, tham nhũng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, suy thoái là do thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực. Chính vì vậy, phải bít được các lỗ hổng thể chế, làm sao để người ta muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được. Cần phát huy công nghệ để bịt lỗ hổng cơ chế hiện nay về chi tiêu, khi Chính phủ số, kinh tế số phát triển, đồng nghĩa với việc chống tham nhũng hiệu quả.
Ông Kim kiến nghị, cần lập lại quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của các cấp lãnh đạo và công khai cho nhân dân giám sát một cách minh bạch chứ không chỉ là kê khai hình thức.
“Ý chí của nhân dân được thực thi qua Hiến pháp. Hiến pháp là luật cơ bản và việc thực thi quyền lực phải thông qua hiến định. Muốn kiểm soát được đầy đủ thì phải thêm kênh giám sát của nhân dân. Khi đưa ra một chính sách, dù phù hợp hay không phù hợp thì vẫn phải qua sự giám sát của nhân dân vì tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là lấy dân làm gốc. Trên cơ sở nền tảng Hiến pháp, phải tiếp tục xây dựng và ban hành các luật, các quy định để bảo đảm kiểm soát quyền lực. Có kiểm soát được quyền lực mới không để xảy ra tình trạng lạm quyền”, ông Kim chia sẻ.
Ông Kim nhấn mạnh, quyền lực càng lớn thì càng cần được kiểm soát chặt chẽ. Quyền lực tới đâu, Hiến pháp đã được hiến định. Và vai trò của người đứng đầu, vai trò của tổ chức thực hiện phải ý thức đầy đủ về sự thành công hay thất bại khi thực thi quyền lực đó.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực cần được xây dựng và thực hiện đồng bộ bằng pháp luật và các quy định, quy trình giám sát xã hội rộng rãi, chặt chẽ, khoa học và phù hợp thực tế, phối hợp kiểm soát cả từ trên xuống và từ dưới lên, từ bên ngoài và tự kiểm soát nội bộ.
Theo ông Vũ Trọng Kim, công tác kiểm soát quyền lực cần được siết chặt, đi liền với tăng cường giám sát, kiểm tra, tránh bệnh khoa trương, hình thức, số liệu không chính xác và nói dối. Nói dối thành hệ thống, có sự lan truyền chính là đã đào lên hố sâu, chờ ngày sụp đổ của tất cả các chiến lược, chính sách. Tiềm lực quốc gia, tài sản quốc gia phải được đánh giá, kiểm kê bằng các chỉ số cụ thể về kinh tế. Trong quá trình quyền lực đó được phát huy.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, đề cao công tác giám sát của các cơ quan và đại biểu dân cử, tư pháp, MTTQ. Ông Vũ Trọng Kim nhắc lại chức năng giám sát và phản biện của MTTQ. Đó là cơ chế quan trọng để tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước. Công tác này luôn cần được thay đổi về chất, làm tốt trên thực tế, không được mang tính hình thức.
Thực tế cho thấy, tham nhũng trong công tác cán bộ là khởi đầu của mọi hành vi tham nhũng. Xu hướng lạm quyền là “bệnh” của một số những người nắm quyền lực. Tham nhũng làm suy giảm lòng tin của người dân, bệnh quan liêu khiến nhân dân bất bình.
Ông Vũ Trọng Kim cho rằng, cán bộ cấp trên thời gian vừa qua mắc tội nhiều, phải xử lý kỷ luật là do thiếu tu dưỡng, rèn luyện. “Tính liêm khiết là một đức tính tốt, nhưng lòng yêu nước thương dân mới là điều quý trọng hơn. Cán bộ phải là người đi trước, làng nước theo sau, việc gì có lợi cho dân phải kiên quyết làm, việc gì có hại cho dân phải cố tránh”, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh.
Sáng ngày 27/03, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác tổ chức lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho công chức Tư pháp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xóm An Hỷ, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực AI cho cán bộ, công chức trên địa bàn. Chương trình do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức, kéo dài suốt năm 2025, hướng tới việc cải thiện hiệu suất làm việc và tối ưu hóa quy trình xử lý công việc hành chính.
Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024, trong đó bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.
Bộ Nội vụ đang xin ý kiến đóng góp để sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, trong đó Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung Chương III quy định về nội dung về vị trí việc làm.
Ngày 30/3, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Giáo dục và Pháp luật đã tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nhận biết hồ sơ, giấy tờ thật - giả theo đúng quy định của pháp luật.
Sáng 28/3, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi
Vừa qua, trong quá trình tuần tra trên biển Đồn Biên phòng Thổ Châu phối hợp với Trạm Cảnh sát biển số 4 đã phát hiện một tàu cá không rõ số hiệu có dấu hiệu chở thuê 04 thiết bị giám sát hành trình tàu cá khác để đổi lấy dầu chạy máy ghe câu lôi.
Công an TP.HCM vừa kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Bạch Đức Lữu (cựu Chi Cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI) và các bị can về các tội buôn lậu, đưa - nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm, hàng chục thanh, thiếu niên đã được huy động để đi đánh nhau nhằm giải quyết “mâu thuẫn". Lực lượng chức năng đã kịp thời trấn áp.
Lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế một người đàn ông khoảng hơn 30 tuổi, trong trạng thái kích động, liên tục dùng 01 cây gậy gỗ dài khoảng 01 mét, tấn công khiến một nam thanh niên bị thương, chảy nhiều máu.
Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức tuần tra, kiểm soát và phát hiện hai đối tượng vận chuyển trái phép 88 hộp pháo hoa với tổng khối lượng khoảng 130kg.
Lợi dụng sơ hở của các tiệm vàng chỉ kiểm tra chất lượng vàng ở đầu móc khóa các sợi dây chuyền, đối tượng đã lên mạng đặt vàng giả, thay móc khóa bằng vàng thật rồi đem đi cầm cố, chiếm đoạt tổng cộng hơn 200 triệu đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.