Ẩn mình giữa đồi thông xanh mát trên đỉnh Ba Đèo (thành phố Hạ Long), Bảo Hải Linh Thông Tự góp thêm một điểm dừng chân ấn tượng trên cung đường hành hương về “miền đất Phật” Quảng Ninh của du khách, Phật tử.
Bảo Hải Linh Thông Tự là quần thể văn hóa tâm linh nằm trong tổ hợp Sun World Halong Complex. Tọa lạc tại một trong những vị trí đắc địa bậc nhất của Hạ Long, trên đỉnh Ba Đèo, giữa rừng thông xanh, quần thể này đem đến một tầm nhìn toàn cảnh vô cùng đắt giá. Từ đây, du khách có thể thu vào tầm mắt vịnh Hạ Long thơ mộng phía xa và chứng kiến nhịp sống của thành phố biển sôi động bao quanh chân núi.
Cũng bởi vị trí có một không hai đó mà Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đặt tên cho quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Ba Đèo là “Bảo Hải Linh Thông Tự”, với hàm nghĩa “ngôi chùa linh thiêng nằm giữa đồi thông xanh mát” hay “bảo vật gìn giữ, bảo vệ cho thành phố biển Hạ Long được bình an, thịnh vượng”.
Để chiêm bái Bảo Hải Linh Thông Tự, du khách có thể đi từ vườn Nhật (thuộc Sun World Halong Complex) qua Cầu May - cây cầu thép màu xanh vắt qua hẻm núi.
Mang đậm tinh thần Phật giáo và kế thừa giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc, Bảo Hải Linh Thông Tự là sự tổng hòa của lối kiến trúc chùa Việt cổ tại Bắc Bộ ở thế kỷ 17, 18 và sự vận dụng sáng tạo ngôn ngữ tạo hình dân gian.
Hình ảnh hoa sen - loài hoa biểu tượng của Phật giáo được thể hiện sinh động trong kiến trúc của Bảo Hải Linh Thông Tự: từ thiết kế tổng thể tới các họa tiết trang trí, tạo hình…
Bước qua cổng Tam quan với ngói mũi hài, các chi tiết trang trí cách điệu hình mây, du khách sẽ không khỏi cho choáng ngợp với vẻ bề thế cùng thiết kế khác lạ của Ngũ Phương Bảo Tháp.
Đây là điểm nhấn đặc biệt trong tổng thể kiến trúc của Bảo Hải Linh Thông Tự. Công trình được thiết kế theo mô hình ngũ phương Phật, gồm 5 tháp, tượng trưng cho: 5 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm), 5 bộ (Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ) và 5 sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen).
Tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2m, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4m, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ khoảng 1.000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Ninh Bình) với ước nguyện bình an cho muôn dân bá tánh. Bốn tháp xung quanh, mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1m.
Qua Ngũ Phương Bảo Tháp, hành trình khám phá vẻ kỳ vĩ của quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Ba Đèo tiếp tục mở ra bằng khoảng sân rộng với hai bên là Lầu chuông, Lầu khánh.
Giữa không gian mênh mang của núi, của biển, tiếng chuông ngân vang, đưa bước chân du khách về chốn thiền tịnh, bỏ lại phía sau những sân si, u sầu…
Qua khoảng sân rộng là tới Tam Bảo, công trình được tạo dựng bề thế trong không gian thiền tự trầm mặc mang đậm âm hưởng kiến trúc truyền thống với thiết kế hình chữ Công (I), kiến trúc hai tường mái. Những dấu ấn kiến trúc chùa Việt thế kỷ 17, 18 còn được thể hiện sinh động qua bộ khung mái theo dạng “giá chiêng, chồng rường” đến mái ngói mũi hài, họa tiết vân mây cách điệu tinh xảo…
Bên trong Tam bảo thờ 38 pho tượng Phật bằng đồng được tạo tác tinh xảo bởi những nghệ nhân đúc tượng hàng đầu Việt Nam. Hệ thống tượng đồng tại Bảo Hải Linh Thông Tự được tạo tác theo nguyên mẫu thờ tại các chùa cổ ở Bắc Bộ như: Chùa Bà Đá, Chùa Lý Quốc Sư, Chùa Hòa Mã, Chùa Chân Tiên, Chùa Vua, Chùa Mía, Chùa Tây Phương (Hà Nội) và chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)…
Phía sau Tam bảo là Nhà tổ, có diện tích 450m2, bao gồm ba gian tiền đường, một gian hậu cung. Phía trước Nhà tổ là một hồ sen rộng, giữa hồ đặt tôn tượng Quan Âm Tự Tại (Công chúa Ba), được tạo tác theo nguyên mẫu tượng ở động Thiên Trù, chùa Hương (Hà Nội).
Chiêm bái, cầu an tại những ngôi chùa khác, du khách sẽ thấy, thông thường, Nhà tổ chỉ đặt tượng Sư Tổ Đạt Ma và tượng các vị tổ (các đời trụ trì) của chùa. Tuy nhiên, ở Bảo Hải Linh Thông Tự, bên cạnh tượng Sư Tổ Đạt Ma, Nhà tổ còn đặt tượng Tam Tổ Trúc Lâm, Tam Tổ Mật Tông và Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Nhờ đó, trong hành trình khám phá không gian chùa Việt cổ ở Bảo Hải Linh Thông Tự, du khách thập phương có dịp tìm hiểu, trải nghiệm sâu sắc hơn văn hóa Phật giáo.
Nằm hai bên Nhà tổ là hành lang Tả vu, Hữu vu với 18 pho tượng La Hán được tạo tác công phu, tinh xảo theo nguyên mẫu bộ tượng La Hán ở Chùa Tây Phương. Nếu như ở Chùa Tây Phương, bộ tượng La Hán có 16 pho thì ở Bảo Hải Linh Thông Tự, bên cạnh 16 pho tượng (lấy theo thứ tự Tổ thứ nhất đến Tổ thứ 16), có thêm tượng hai vị Tổ (An Nan và Ca Diếp - vốn là Thị giả của Phật Thích Ca) để tạo thành bộ tượng thập bát La Hán.
Kế thừa và chắt lọc vốn cổ, Nhà mẫu tại Bảo Hải Linh Thông Tự được thiết kế gồm 5 gian, mái lợp ngói mũi hài, các chi tiết trang trí trên mái được cách theo hình mây tinh xảo.
Đi hết quần thể văn hóa tâm linh, du khách sẽ nhận thấy hình tượng hoa sen được cách điệu đầy tinh tế và ấn tượng trên từng chi tiết chạm khắc cũng như biến tấu linh hoạt trên những họa tiết trang trí ở cửa gỗ, chân cột, hệ thống xà gỗ...
Thủ pháp kiến trúc “chồng diêm tầng mái” gợi mở hình ảnh sen nở trong sen, tạo nên vẻ độc đáo, bề thế cho Bảo Hải Linh Thông Tự.
Đặc biệt, toàn bộ công trình thuộc Bảo Hải Linh Thông Tự (trừ Ngũ Phương Bảo Tháp) được tạo tác hoàn toàn bằng gỗ lim, đưa nơi này trở thành một trong số ít công trình văn hóa tâm linh ở Việt Nam hiện nay được kiến tạo từ gỗ.
Quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Ba Đèo được xây mới nhưng thiết kế vẫn giữ được những nét truyền thống của kiến trúc chùa cổ thời Hậu Lê. Đây là dấu ấn mới “tô bồi cho cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng bên vịnh Hạ Long” - như lời chia sẻ của Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ngày 19/11, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam international digital week – VIDW 2024) với chủ đề “Trợ lý ảo”.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 15/10/2019 và Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ngày 21/4/2023.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.