Thơ Tố Hữu chan chứa niềm tin yêu vào lý tưởng Cách mạng và tin yêu ở lẽ đời. Chỉ có người toàn tâm toàn ý vì lý tưởng của mình mới viết nên được những bài thơ dạt dào cảm xúc, lý tưởng mà đến nay vẫn được các thế hệ lưu truyền rộng rãi...
Sáng 2/10/2020, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920-04/10/2020). Dịp này đã khánh thành Công viên văn hóa và khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế), bộ tem kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tố Hữu cũng vừa được phát hành. Nhà thơ Tố Hữu luôn được ca ngợi là “Ngọn cờ đầu” của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông còn là ngọn lửa truyền đến sự ấm áp, năng lực tích cực cho đời.
Sống là cho mà chết cũng là cho
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (4/10/1920 – 9/12/2002). Ông quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mặc dù sinh ra ở Quảng Nam, nhưng từ nhỏ, ông đã theo gia đình về lại Huế sinh sống. Nên thơ ca Tố Hữu rất Huế.
Tố Hữu được biết đến không những là một nhà thơ nổi tiếng, mà ông còn là một chính khách. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng của nhà nước, như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ở Tố Hữu, con người thơ ca và con người chính trị đã hòa quyện lại một. Tư tưởng thơ ca của Tố Hữu là tư tưởng chính trị, tư tưởng cách mạng mà ông theo đuổi suốt cuộc đời.
Tố Hữu tham gia cách mạng từ sớm, và từng bị bắt đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Nhưng lúc nào trong Tố Hữu cũng giữ vững niềm tin yêu vào lẽ đời và con đường cách mạng. Chỉ có người toàn tâm toàn ý vì lý tưởng của mình mới viết nên được những bài thơ mà đến nay còn lưu truyền rộng rãi.
Chúng ta nhắc đến Tố Hữu ở những tập thơ tạo được dấu ấn lớn trong dòng chảy thơ ca dân tộc: Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ; Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ; Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ; Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ; Máu và Hoa (1972 – 1977), 13 bài thơ... Những tập thơ trên đủ để níu giữ lại tên tuổi Tố Hữu với nền thơ ca nước nhà.
Bộ tem phát hành nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu.
Thơ ông, bên cạnh dòng thơ cách mạng, ta còn thấy được tư tưởng nhân sinh của ông. Đó là cách sống, cách chọn đường đi đúng đắn theo lý tưởng của mình. Tố Hữu là vậy, ông quyết chí đi theo hướng đã chọn, nên thơ ca cũng cốt để nói lên cái chí hướng đó. Ngay từ đầu tập thơ “Từ ấy”, ta đã bắt gặp một Tố Hữu quan sát con người, xung quanh với tấm lòng cảm thông và hiểu được những gì thời cuộc đang xảy ra.
Trong đó, có bài Mồ côi, với những câu thơ xúc động: “Con chim non không tổ/Trẻ mồ côi không nhà/Hai đứa cùng đau khổ/Cùng vất vưởng bê tha”. Để rồi, khi ở bước đường cùng, sự mồ côi và côi cút đó không còn sự sống, thì cái chết đó cũng không được ai nhìn ngó: “Rồi ngày kia rã cánh/Rụi chết bên đường đi.../Thờ ơ con mắt lạnh/Nhìn chúng: “Có hề chi!”. Tố Hữu đã nói lên được lòng mình với những phận đời không được may mắn.
Tố Hữu khi còn trẻ đã thấy: “Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ/Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!” (Hai đứa trẻ - Từ ấy). Chính vì thấy sự đau khổ đó mà người thanh niên Tố Hữu khi ấy muốn: “Ai lẩn thẩn đem màu tươi hoa lá/Rắc trên cành khô chết nhựa trong cây?” (Tháp đổ - Từ ấy). Đọc những câu thơ này, ta thấy một Tố Hữu muốn hiến dâng đời mình cho đời, muốn đem những tươi xanh đẹp đẽ của mình để hồi sinh những nơi điêu tàn chết chóc. Chỉ có tấm lòng của một thi nhân nhiệt huyết với đời mới viết nên được những câu thơ như vậy.
Để rồi, khi Tố Hữu hiểu ra một ngày nào đó ông sẽ đi xa, để lại thời cuộc, để lại tất cả, nhưng khi đã đi xa đó, ông vẫn hiến dâng mình cho đời, kể cả là khi chết đi: “Xin tạm biệt đời yêu quý nhất/Còn mấy vần thơ, một nắm tro/Thơ gửi bạn đường, tro bón đất/Sống là cho mà chết cũng là cho”. Được biết, đây là bốn câu thơ chép tay của Tố Hữu có tên “Tạm biệt”, là bài thơ cuối cùng. Và như chúng ta đã thấy, Tố Hữu đã thể hiện sự cho đi của mình cả khi sống và cả khi chết đi, đó thật sự là điều đáng quý của một thi nhân.
Những vần thơ đẹp lạ thường
Tố Hữu sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, nhưng đó lại là gia đình gia giáo, bố là nhà nho, còn mẹ thuộc nhiều ca dao tục ngữ Huế. Vì vậy, Huế và gia đình đã ảnh hưởng nhiều đến thơ ca Tố Hữu. Chất Huế ngọt ngào, da diết, sâu lắng luôn có mặt trong thơ ông.
Về bút danh Tố Hữu, có tài liệu cho rằng, năm 1938, tức Tố Hữu 18 tuổi, lúc sang nước Lào, được một cụ ông người Quảng Bình tặng. Hai từ Tố Hữu được lấy trong câu thơ “Ngô nhi tố hữu đại chí” nghĩa là “sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người”. Nhưng Tố Hữu lại hiểu theo nghĩa là người bạn trong trắng.
Có thể nói, Tố Hữu là một hiện tượng kỳ lạ trong thơ ca Việt Nam. Tính đến nay, thơ Tố Hữu chắc chắn có nhiều người thuộc hơn bất kỳ nhà thơ nào. Chúng ta không còn xa lạ gì với những bài thơ Từ ấy, Bầm ơi, Bác ơi, Bà má Hậu Giang, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc, Mẹ Suốt, Tiếng chổi tre, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Lượm... Đó là những bài thơ, bên cạnh nội dung nói về những người cần nói, những nơi cần diễn tả, tà còn thấy được ở đó những vần thơ đẹp đến lạ thường.
“Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên… Tim bỗng hóa mặt trời” (Huế tháng tám), để nói về Cách mạng tháng Tám. “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca, để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với vẻ đẹp văn hóa của dân tộc; những câu thơ trở nên ngọt ngào, dễ thấm vào lòng người đọc.
Ta không thể quên những câu thơ tuyệt đẹp trong bài Việt Bắc: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô… Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng/ Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình…”.
Có lẽ khó có câu thơ nào viết hay về vùng Việt Bắc đến như vậy, từng hình ảnh về thiên nhiên, cây cối, về con người được hiện lên đẹp như bức tranh mơ màng. Cách gieo vần và chọn âm cũng khéo léo, nên đã tạo ra được giai điệu trong trẻo cho người đọc, dù đó là những câu thơ, chứ không phải là lời bài hát.
Còn viết về Bác Hồ, chúng ta không thể nào quên được những câu sau đây, những câu đã in sâu vào trí nhớ nhiều người: “Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời/ Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường/ Nhớ Người những sớm tinh sương/ Ung dung yên ngựa trên đường suối reo/ Nhớ chân Người bước lên đèo/Người đi, rừng núi trông theo bóng Người”.
Thơ Tố Hữu là vậy, luôn hướng đến cái chung, cái bên ngoài. Chúng ta ít bắt gặp những tâm sự riêng tư của ông; nếu có thì đó là những quan niệm về nhân sinh đó là sự lo lắng, muốn bao bọc cho những phận đời nhỏ nhoi, mồ côi, yếu ớt.
Nhận xét về thơ Tố Hữu, Đặng Thai Mai viết: “Trong thơ Tố Hữu, nét nổi bật đáng quý là sự nhất trí. Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể...”. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa thì cho rằng: “Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ”.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Kiên Giang long trọng khai mạc ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc năm 2025. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hướng tới chuẩn bị sự kiện phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Theo Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Kiên Giang, từ ngày 01/01/2023 đến 15/4/2025, Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28, Kiểm ngư Vùng 5, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp tuần tra, kiểm soá
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Nguyễn Chiệu Vĩ và Nguyễn Tường Khanh đã thực hiện trót lọt 5 vụ cướp giật, trong đó có vụ làm người bị hại té ngã xuống đường. Tổng cộng, các đối tượng đã chiếm đoạt được 4 sợi dây chuyền, bán được hơn 69 triệu đồng để chia nhau tiêu xài.
Đây là đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn rất tinh vi do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu với sự giúp sức của các đối tượng người Việt Nam.
Lực lượng chức năng phát hiện Nguyễn Tiến Đạt đã giấu số lượng ma túy là các viên nén màu xanh bên trong 26 hộp nhựa hình trụ tròn màu trắng bên ngoài dán nhãn có ghi chữ "altapharma".
Lực lượng công an đã tổ chức khám xét khẩn cấp 1 cơ sở kinh doanh tại TP Cần Thơ, phát hiện 9 người dương tính với ma túy và nhiều tang vật liên quan đến hành vi tổ chức sử dụng ma túy.
Sáng ngày 29/4, TAND TP Hà Nội tuyên án các bị cáo trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.