Ở Nhật Bản, mắm mực Shiokara - món ăn có mùi khá nặng khiến nhiều người kinh hãi, đặc biệt thách thức vị giác của thực khách.
Trước khi đưa Shiokara lên miệng ăn thì nhiều người đã phải nín thở để thưởng thức vì mùi tanh nồng sộc lên từ món ăn này. Thế nhưng Shiokara vốn lại là đặc sản của xứ sở hoa anh đào và dễ gây nghiện với người ăn quen món này.
Xuất hiện từ thế kỷ 11
Nếu tin rằng ẩm thực Nhật Bản chỉ có những món ăn tinh tế với hương vị tuyệt vời thì có lẽ bạn đã lầm. Trong văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản không chỉ có sushi hay shashimi…mà còn có Shiokara – món mắm mực của Nhật khiến nhiều người phải nín thở, nhắm mắt lại mỗi khi thưởng thức chỉ vì mùi vị tanh nồng của nó.
Văn hóa ẩm thực của Nhật Bản khá là hiện đại, nhưng món mắm mực Shiokara lại đã xuất hiện từ hàng thế kỉ trước. Người Nhật đã lên men nội tạng của mực để thưởng thức vào thời điểm mà người Viking ở thế kỷ 11 cũng lên men cá, với cùng một lí do là dự trữ thức ăn cho mùa đông. Cùng với lịch sử lâu đời của nghề câu mực ở Nhật Bản, mắm mực Shiokara có lẽ là một trong những món ăn truyền thống xuất hiện sớm nhất và cũng là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Nhật Bản cho đến tận hôm nay.
Shiokara là một trong những món ăn được xếp vào danh sách những hương vị kỳ lạ của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Mắm mực Shiokara được tạo ra với mục đích dự trữ thức ăn vào mùa đông vì khi đã được lên men, mắm sẽ có thời hạn sử dụng rất lâu, giúp người Nhật duy trì bữa ăn qua hết mùa đông khắc nghiệt không thể đi đánh bắt. Ban đầu món ăn này chỉ phổ biến ở các làng chài, sau này dần dần được lan truyền và trở thành một trong những món đặc sản lạ lùng của người Nhật Bản.
Để làm món Shiokara, người ta sử dụng mực ống cắt nhỏ rồi ngâm với nội tạng của chính nó. Sau đó, thành phần hải sản này được ướp với muối và một số gia vị khác như hỗn hợp ớt shichimi, mù tạt và một chút bột gạo. Tất cả hỗn hợp này sau đó được ủ trong một hũ thủy tinh đậy kín và sau 1 tháng thì có thể sử dụng được. Tuy nhiên, để có được món Shiokara ngon và “thơm” nhất thì thời gian ủ đẹp nhất là 6 tháng.
Người Nhật Bản cho rằng trong suốt quá trình ủ lên men thì Shiokara sẽ dần dần hòa quyện với các nguyên liệu được ướp cùng trước đó. Khi đó, món Shiokara thành phẩm có màu nâu, sệt, dính và nhớt, thêm mùi vị mặn, cay và tanh nồng vô cùng khó ngửi. Nhiều thực khách sau khi nếm thử qua đã lí giải rằng, chính vì mùi tanh của mực và cộng thêm cả mùi chua lên men của gia vị trộn cùng khiến cho món ăn này rất dị với mùi hôi rất khó tả.
Shiokara cũng được chia thành các loại khác nhau như: Shuto (làm bằng cá ngừ), Ganzuke (làm bằng cua), Mefun (làm bằng cá hồi) và Uruka (làm bằng cá nước ngọt). Khi Shiokara bắt đầu ăn được, tùy theo khẩu vị mà người ta có thể cho thêm chút gừng, đường, ớt hoặc wasabi để mắm bớt mùi và dễ ăn hơn. Nhưng đa số người Nhật thì thích ăn mắm nguyên chất, giữ nguyên mùi khó ngửi và vị mằn mặn tự nhiên của mắm.
Món ăn tốn cơm, tốn rượu
Mặc dù mắm mực Shiokara không được người nước ngoài biết đến nhiều nhưng đối với nhiều người Nhật. Họ thường sẽ ăn kèm cùng cơm trắng và rượu sake. Nhiều người gọi Shiokara là “kẻ cướp cơ” vì hương vị gây nghiện kỳ lạ của shiokara rất hợp với cơm, khiến bạn có thể không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu. Xới một bát cơm nóng hổi vừa chín tới, rưới thêm chút mắm mực lên trên, trộn đều và thưởng thức, có thể giúp bạn đẩy lùi cảm giác giá lạnh ngày đông. Nếu ăn quen, món ăn lan tỏa ra một hương vị rất hấp dẫn, cũng giống như trường hợp gây nghiện của món đậu nành lên men natto vậy.
Mặc dù mùi vị khá nặng, vậy nhưng với người Nhật, Shiokara được dùng với cơm trắng và rượu sake sẽ tạo thành hương vị đặc biệt. Shiokara được xem là món ăn giàu dinh dưỡng. “Shiokara là món ăn khó nuốt với nhiều thực khách. Mực sống lên men cùng chính phần ruột của nó là món có mùi vị tanh nồng khó ngửi, nhưng lại giàu dinh dưỡng”, tác giả Yukari Sakamoto đã nhận xét như vậy về món ăn này trong cuốn sách “Food Sake Tokyo”.
Ngoài cái mùi tanh nồng đặc trưng thì hương vị của Shiokara lại có vị mặn và hơi cay. Món ăn này thường được người Nhật dự trữ trong mùa đông, vì trong Shiokara chứa rất nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, Shiokara cũng chứa rất ít calories và chất béo nên nó được coi là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đồng thời giảm bớt nguy cơ đau tim, đột quỵ, béo phì và cao huyết áp. Sử dụng món hải sản lên men cùng với cơm mỗi ngày chính là một cách để bạn giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, béo phì hay là tăng huyết áp.
Ngày nay, người Nhật đã coi Shiokara như là một món ăn dinh dưỡng thường được dùng với cơm trắng. Món ăn này trở thành một phần truyền thống không thể thiếu mỗi khi nhắc đến các biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Nó đã dần trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật Bản. Ban đầu, Shiokara có thể khá khó ăn nhưng nếu ăn quen rồi bạn có thể bị nghiện bởi mùi vị khá dị đó.
Nếu đi du lịch tại xứ sở hoa anh đào này, du khách có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này trong siêu thị và ở các quán Izakaya (quán rượu Nhật Bản), người ta sẽ phục vụ món mắm mực này khi bạn uống rượu sake. Nhiều nhà hàng và quán rượu tại Nhật rất tự hào về món Shiokara do mình làm ra, vậy nên, cũng đừng bất ngờ khi món hải sản lên men với hương vị lạ lùng này lại là một trong những món ăn phụ được đưa ra đầu tiên trên bàn nhậu của bạn. Và nếu bạn chưa bao giờ nghe đến món ăn này, những người bạn Nhật Bản cũng sẽ không ngần ngại gọi ra một đĩa Shiokara cho du khách thử.
Tuy nhiên, nếu bị dị ứng hoặc không thích ăn những món hải sản tươi sống thì nên cân nhắc khi ăn món mắm đặc biệt này. Theo những thực khách đã thưởng thức, món shiokara rất mặn, vì vậy càng ăn nhiều bạn sẽ càng khát nước. Trong các quán rượu, người ta thường phục vụ món này để khách gọi thêm rượu. Nhiều nhà hàng còn bày sẵn trên bàn cho khách thưởng thức trước khi rượu được mang ra.
Có thể nói Nyotaimory là một trong những nghệ thuật của ẩm thực Nhật Bản. Nó là sự kết hợp tài tình của nghệ thuật sắp đặt và những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
Nếu là một người yêu thích ẩm thực Nhật Bản, bạn chắc chắn đã từng nghe qua món Narezushi – sushi lên men với muối và gạo. Không chỉ là món sushi ra đời sớm nhất trên thế giới, Narezushi còn khiến những người sành ẩm thực Nhật phải ngỡ ngàng bởi quy trình bảo quản lên đến gần 100 năm.
Những con cá chạch "giãy đành đạch" giữa nồi nước sôi sùng sục, cố chui mình vào miếng đậu phụ để tìm kiếm lối thoát là đặc sản gây tranh cãi ở Nhật khiến thực khách "khóc thét".
Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Sau 7 tuần xét xử, tòa án ở Mỹ đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ việc hai diễn viên điện ảnh Mỹ từng là vợ chồng của nhau trong 15 tháng cáo buộc vu khống và bôi nhọ lẫn nhau.
Một vụ nổ súng diễn ra sau tranh cãi bên ngoài nhà hàng nơi tổ chức tiệc sau đêm diễn của nam ca sĩ Justin Bieber khiến 4 người bị thương. Rapper Kodak Black là một trong 4 nạn nhân.
Nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… đều có phong tục đón Tết cổ truyền giống Tết Nguyên đán của Việt Nam. Tuy vậy, Tết ở mỗi đất nước có một nét đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc mình, rất đặc sắc.
Trong hành trình chạy trốn sự truy đuổi của Đức Quốc xã của những người Do Thái đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều của gia tộc Rothchilds khi gia tộc danh tiếng này đấu tranh đòi lại công bằng, tự do cho họ.
Jokhadar cho biết anh thường vẽ nên một tương lai tươi sáng và tích cực hơn, đồng thời khuyến khích các thanh thiếu niên tị nạn sử dụng nghệ thuật để biểu đạt những gì mà các em hy vọng đạt được.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hoàng tộc Habsburg có thế lực nhất trong lịch sử châu Âu, từng trị vì 200 năm ở Tây Ban Nha đã bị sụp đổ hoàn toàn do hậu quả của hôn nhân cận huyết. Đây cũng chính là tình trạng mà nhiều gia tộc quyền lực khác ở châu Âu trước kia từng phải gánh chịu.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.