Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Kinh ngạc của bộ tộc 'người cá' không quốc tịch

Pháp luật 4 phương
02/09/2018 12:27
Thương Mến
aa
Nếu như có những bộ tộc sống cuộc sống du mục trên thảo nguyên hay sa mạc, sẽ có bộ tộc sống cuộc sống du cư coi biển là nhà như bộ lạc Bajau Laut ở Malaysia. Họ được mệnh danh là “người cá”, gắn kết cuộc đời mình với biển cả từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời.


Một ngôi làng trên biển.
Một ngôi làng trên biển.

"Người cá"

Bà Diana Botutihe được sinh ra trên biển, là người của bộ lạc “người cá” Bajau Laut, đồng thời cũng là một trong những người du mục biển cuối cùng của thế giới. Bà đã dành toàn bộ hơn 50 năm cuộc đời sống lênh đênh trên biển cùng với chiếc thuyền dài vỏn vẹn 5m, rộng 1,5m. Bà chỉ về đất liền khi đổi cá lấy những nhu yếu phẩm như gạo, nước, thực phẩm…

Mới 40 tuổi, nhưng người đàn ông tên Imran lại có vẻ ngoài già hơn so với tuổi, da đen và cặp mắt màu xanh nhạt. Imran cũng dành phần lớn cuộc đời mình trên biển. “Chúng tôi sống trên biển cùng với chiếc thuyền lepa lepa có khi tới 6 tháng mới quay trở lại làng một lần. Đó là chuyện quá đỗi bình thường của người Bajau”, Imran nói.

“Người cá” Bajau có thể lặn sâu 70m không cần bất kỳ thiết bị bảo hộ nào.
“Người cá” Bajau có thể lặn sâu 70m không cần bất kỳ thiết bị bảo hộ nào.

Hay cô Ane Kasim, người phụ nữ sống cùng với cậu con trai 15 tuổi. Chồng cô đã chết từ sớm, vì là phụ nữ nên cô không thể đóng nổi một con thuyền tử tế, nhưng khi được hỏi rằng cô muốn sống trên đất liền hay biển, Ane Kasim trả lời dứt khoát: “Tôi thích sống ở biển, bắt cá, chèo thuyền và cảm nhận mọi thứ từ nóng đến lạnh, từ mưa đến nắng nóng cháy da, hay những con sóng cuộn trào mỗi khi biển động. Tôi yêu mọi thứ thuộc về biển cả”.

Đó chính là những người Bajau Laut sống trên vùng biển Sulawesi hàng thế kỷ qua.

Biển là nhà

Người Bajau từ bé tới lớn đều sống trên biển. Trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi. Sống dựa vào biển, do vậy trong tiềm thức của họ, biển cả chính là nhà.

Nguồn gốc của người Bajau không rõ ràng. Chỉ biết rằng, khi thương mại thịnh vượng dưới triều đại Malay giàu có từ thế kỷ 15 trở đi, họ đã di cư về phía nam với số lượng lớn. Theo truyền thuyết, xưa có một công chúa đến từ Johor (Malaysia) bị cuốn trôi ra đảo trong trận lũ quét. Vua cha quá đau buồn nên đã hạ lệnh cho nhóm người ra khơi để tìm kiếm. Họ chỉ được phép trở về khi thấy công chúa. Trong suốt thời gian dài ròng rã, cả nhóm không thấy bóng dáng công chúa đâu. Không thể quay về đất liền, họ đành ở lại và sống lênh đênh trên biển, hình thành bộ tộc du mục Bajau Laut của ngày nay.

Bộ lạc Bajau Laut sống trên biển suốt hàng thế kỷ và suốt một thời gian dài thế giới bên ngoài không hề biết đến sự tồn tại của họ. Điều đặc biệt của bộ tộc này là mặc dù sống trên vùng biển của Malaysia nhưng họ không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, người Bajau Laut không có bất cứ quyền công dân hay các chế độ phúc lợi xã hội mà một con người có quyền được hưởng.

Sau này, cuộc sống du mục của họ gây ra sự tranh cãi nên người Bajau di chuyển về đất liền. Tuy nhiên, họ chỉ xây những ngôi nhà nổi sát bờ biển và duy trì nếp sống mang tính hoang dã như cũ. Thức ăn của họ đơn giản là cá và những củ tinh bột. Họ cũng lấy tinh bột sắn trộn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem giúp bảo vệ làn da và chống lại thời tiết gay gắt vùng biển nhiệt đới. Ngoài ra, họ săn bắt hải sản mang lên bờ đổi lấy gạo, nước và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Biệt tài lặn như cá

Sở dĩ người Bajau được mệnh danh là “người cá” vì họ là những thợ lặn tài ba nhất thế giới. Họ có thể vô tư lặn sâu xuống 20-30m dưới đáy biển trong vòng 5 phút để bắt cá, bạch tuộc hoặc mò ngọc trai, hải sâm… Toàn những tài nguyên quý hiếm của biển cả. Đặc biệt, khi đi săn bắt họ chỉ sử dụng một cây giáo thô sơ và chiếc kính lặn tự chế làm bằng gỗ mà không cần bình dưỡng khí.

Tuy nhiên, việc lặn sâu dưới nước trong thời gian dài khiến màng nhĩ của họ tổn thương nghiêm trọng. Thế nên hầu hết người Bajau bị lãng tai hoặc điếc. Vì lý do này, trẻ em của bộ tộc được người lớn hướng dẫn cách bơi lặn và đánh cá khi còn rất nhỏ. Nhưng để tránh tai không bị sức ép của nước khi lặn sâu, người ta sẽ chọc thủng màng nhĩ của những đứa trẻ và chờ vết thương lành dần. Sau đó, chúng bơi lội thoải mái mà không đau đớn.

Cuộc sống du cư của bộ lạc người “người cá” chuyên nghề đi biển thu lượm hải sản, cùng với khả năng nín thở một cách kỳ diệu, được xem là hiện tượng kỳ lạ thu hút sự quan tâm đặc biệt của một số nhà khoa học trên thế giới.

Tiến sĩ Melissa Ann Ilardo ở Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết: “Họ có thể lặn nhiều lần trong khoảng 8 giờ mỗi ngày, nghĩa là dành khoảng 60% thời gian ở dưới nước. Điều đó cho thấy họ nín thở được khoảng từ 30 giây tới vài phút đồng thời dễ dàng lặn xuống độ sâu hơn 70m”. Đáng ngạc nhiên hơn là khi lặn sâu, người Bajau chỉ đeo mặt nạ bằng gỗ hoặc kính tự chế.

Trẻ con cũng thành thạo nghề như người lớn.
Trẻ con cũng thành thạo nghề như người lớn.

Theo ông Ilardo, lá lách rõ ràng là bộ phận cần được nghiên cứu về sự thích ứng với cuộc sống dưới biển như thế. “Loài hải cẩu bơi lặn dưới biển lạnh có lá lách to hơn bình thường. Lá lách là cơ quan nằm gần dạ dày, có chức năng loại bỏ tế bào cũ trong máu và hoạt động như một bình oxy trong cơ thể người khi lặn sâu. Do đó, tôi nghĩ rằng người Bajau cũng sở hữu năng lực tương tự nhờ có lá lách to hơn người thường”, chuyên gia này nói.

Để nghiên cứu, tiến sĩ Ilardo mang theo thiết bị siêu âm di động đến khu vực người Bajau sinh sống ở Indonesia và đề nghị họ hợp tác tìm hiểu về lá lách. Kết quả cho thấy thợ lặn và những người không phải thợ lặn khác trong cộng đồng Bajau đều có kích thước lá lách giống nhau. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu so sánh người Bajau với nhóm tộc người láng giềng gọi là Saluan làm nghề nông, họ phát hiện tộc người Bajau có lá lách trung bình lớn hơn 50%. Điều này chứng minh rằng độ to lớn của lá lách là hệ quả của việc lặn sâu thường xuyên.

Kế đến, nhóm nghiên cứu so sánh bộ gene của người Bajau với người Saluan và người Trung Quốc để tìm hiểu về quá trình chọn lọc tự nhiên. Đồng tác giả nghiên cứu, ông Rasmus Nielsen - giáo sư Đại học California ở Berkeley (Mỹ) - cho biết: “Chúng tôi đặt vấn đề liệu có biến thể gene nào diễn ra với tần suất cao hơn ở người Bajau so với các tộc người khác không?”. Kết quả cho thấy có 25 vùng trong bộ gene của người Bajau khác hẳn với các tộc người khác. Có thể nói, người Bajau là một trường hợp kỳ diệu về cách cơ thể con người thích nghi với môi trường xung quanh.

Sắp hết thời “du mục”

Theo nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), ngành công nghiệp khai thác hải sản có giá trị lên đến 800 triệu USD/năm. Và khi nói đến hoạt động phá hoại biển khi đánh bắt cá, người Bajau là một trong những “tội đồ”.

Không chỉ sử dụng cây giáo thô sơ để săn bắt hải sản, sau này người Bajau còn học binh lính trong Thế chiến thứ hai về kỹ thuật đánh cá bằng thuốc nổ làm từ phân bón. Ngoài ra, người Bajau còn dùng chất hóa học kali xyanua để bắt cá.

Những cách thức đánh bắt nguy hiểm này vô tình khiến nhiều rạn san hô quý biến mất, môi trường biển ô nhiễm. Điển hình là Torosiaje-một trong số những vùng biển mà người Bajau sinh sống. Từng được bao bọc bởi đầy ắp những rạn san hô và những loài hải sản quý hiếm, nhưng giờ đây vùng biển thơ mộng khi xưa chỉ còn những mảnh vụn hoang tàn do hoạt động khai thác quá mức.

Trước tình trạng này, chính phủ Malaysia, Tổ chức Bảo tồn quốc tế và WWF đã tạo ra những chương trình quản lý khuyến khích người Bajau đánh bắt hải sản một cách bền vững, khuyến khích họ tham gia vào việc nuôi cá theo hình thức công nghiệp. Trong những năm gần đây, những người Bajau trẻ tuổi đã không còn mặn mà với việc bám biển. Họ đã di cư tới các thành phố trên đất liền để kiếm sống. Giờ đây, số lượng người Bajau sống lênh đênh trên biển không còn nhiều, chủ yếu là những người già trong bộ tộc. Việc này đồng nghĩa rằng bộ tộc “người cá” Bajau chuẩn bị kết thúc cuộc sống du mục của mình để bước sang cuộc sống hiện đại.

bài liên quan
U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam cần tới 120 phút nhọc nhằn mới vượt qua được U23 Malaysia để vào chung kết SEA Games 31 đụng độ với "kình địch" duyên nợ U23 Thái Lan.
U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam vào chung kết SEA Games 31: Vì đâu mà nhọc nhằn?

U23 Việt Nam cần tới 120 phút nhọc nhằn mới vượt qua được U23 Malaysia để vào chung kết SEA Games 31 đụng độ với "kình địch" duyên nợ U23 Thái Lan.
Kỳ lạ bộ tộc kiểm tra trinh tiết đàn ông bằng... nước tiểu

Kỳ lạ bộ tộc kiểm tra trinh tiết đàn ông bằng... nước tiểu

Bộ tộc Zulu nổi tiếng sống ở vùng đất được coi là "thiên đường" còn duy trì phong tục về trinh tiết hết sức độc đáo.
Giá trị cầu thủ tăng vọt, đội tuyển Việt Nam vượt qua Malaysia

Giá trị cầu thủ tăng vọt, đội tuyển Việt Nam vượt qua Malaysia

Giá trị của hàng loạt tuyển thủ Việt Nam đã tăng vọt theo định giá của chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt. Điều đó giúp giá trị của toàn đội Việt Nam vượt qua Malaysia để xếp thứ 4 Đông Nam Á.
Những nỗi lo của HLV Park Hang Seo ở đại chiến với Malaysia

Những nỗi lo của HLV Park Hang Seo ở đại chiến với Malaysia

Trận đấu với đội tuyển Malaysia có tính chất cực kỳ quan trọng đối với đội tuyển Việt Nam để giành tấm vé đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022. Tuy nhiên, thầy Park đang gặp rất nhiều khó khăn lúc này.
Những nỗi lo của HLV Park Hang Seo ở đại chiến với Malaysia

Những nỗi lo của HLV Park Hang Seo ở đại chiến với Malaysia

Trận đấu với đội tuyển Malaysia có tính chất cực kỳ quan trọng đối với đội tuyển Việt Nam để giành tấm vé đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022. Tuy nhiên, thầy Park đang gặp rất nhiều khó khăn lúc này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.