Trong khoảng 2 năm nay, không có một dự án BOT giao thông nào được khởi công, nguyên nhân chính là do thiếu vốn tín dụng. Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần có chính sách riêng cho tín dụng BOT giao thông bởi một khi đường cao tốc không được mở mới, về lâu dài là ảnh hưởng đến người dân và cả nền kinh tế…
Nhiều dự án BOT giao thông gặp khó khăn vì thiếu vốn. Ảnh minh họa
Doanh nghiệp BOT gặp khó
Tại cuộc tọa đàm “Khơi nguồn và sử dụng hiệu quả tín dụng BOT giao thông” được tổ chức hôm qua, 17/12, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác Công – tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, sau 21 năm mô hình BOT giao thông được triển khai ở Việt Nam, hiện cả nước có 62 dự án (DA) BOT giao thông với tổng mức đầu tư gần 190.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2011 - 2016, Bộ GTVT huy động được 154.481 tỷ đồng/59 DA BOT. Tại các địa phương, theo báo cáo của 43 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các DA BOT.
Các DA BOT giao thông đã góp phần làm thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua các DA BOT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; trong đó có vấn đề tín dụng cho BOT. Tỷ lệ nợ xấu đối với các DA BOT, BT lĩnh vực giao thông liên tục tăng nhanh, phía ngân hàng ngày càng dè dặt đầu tư vốn các DA BOT giao thông.
Theo ông Thành, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hệ thống ngân hàng siết chặt cho vay đối với các DA BOT giao thông, trong đó chủ yếu là do mức trần cho vay đối với các DA BOT của các ngân hàng đã sắp tới hạn, tỷ lệ vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm xuống. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của các DA BOT tăng lên khiến các ngân hàng dè chừng.
Theo ông Phan Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, hiện nay các doanh nghiệp BOT trong đó có Đèo Cả rất khó khăn trong quá trình huy động vốn. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 đến, doanh thu các trạm BOT sụt giảm, việc thu không đủ việc chi đã khiến các DN BOT giao thông chịu nhiều áp lực. Nhiều DA mới không thể triển khai theo kế hoạch cũng khiến DN khó khăn hơn. “Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đoạn Chi Lăng Hữu Nghị dài 43km theo kế hoạch đến năm 2021 phải hoàn thành nhưng đến nay chưa thể khởi công vì thiếu vốn”- lãnh đạo Đèo Cả nói.
Cũng theo đại diện Đèo Cả, khó khăn đến với DN BOT giao thông không chỉ từ dịch bệnh mà một phần từ hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, cam kết của cơ quan nhà nước không được thực hiện đúng. “Có những DA, nhà nước còn nợ chúng tôi hơn 1.000 tỷ đồng mà chưa biết khi nào mới được thanh toán”- ông Thắng nói và cho biết, việc tăng vé BOT không được thực hiện đúng cam kết cũng ảnh hưởng rất lớn đến DN BOT, ảnh hưởng đến phương án tài chính.
Làm gì để khơi nguồn tín dụng BOT?
Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, đường cao tốc là huyết mạch của nền kinh tế, giờ huyết mạch ấy đang tạm thời “đóng băng” lại do thiếu nguồn tín dụng đầu tư, điều này ảnh hưởng chung đến nền kinh tế về lâu dài. Con đường không chỉ là con đường; đường đến đâu khơi thông kinh tế đến đó. Vì vậy, hệ thống ngân hàng, các DN, Bộ GTVT và các đơn vị quản lý nhà nước liên quan cần ngồi lại với nhau để bàn bạc, khơi lại nguồn vốn cho BOT giao thông.
Chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, hiện dư nợ tín dụng đối với BOT khoảng 150 nghìn tỷ. Nếu so với dư nợ của quốc gia thì số này không nhiều. Tuy nhiên, dư nợ này chủ yếu thuộc về một số ngân hàng lớn. “Phải làm sao để các ngân hàng khác, nhỏ hơn cũng tham gia vào BOT?”- ông Hiếu đặt vấn đề và cho rằng, cần có chính sách xây dựng các tổ hợp tín dụng BOT, nhà nước bảo lãnh cho các tổ hợp này.
Đồng thời, cần xác định cho vay BOT không phải là cho vay thương mại mà bản chất là cho vay tài trợ, do đó lãi suất cần thấp hơn. “Hiện lãi suất cho vay BOT giao thông là cao, trong khi vay BOT thời gian dài, rủi ro cao, như hiện nay thì nhà đầu tư rất chật vật để trả lãi ngân hàng khi dịch bệnh xảy ra”- ông Hiếu nói.
Dưới góc độ nhà đầu tư, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, các ngân hàng cần nâng mức trần cho vay đối với các DA BOT. Nhà nước cần có những chính sách để nhà đầu tư có thể vay tín dụng đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng chính sách riêng cho tín dụng BOT, không đánh đồng BOT với các tín dụng thương mại khác.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Sở dĩ nói tấm Giấy khai sinh của Hoàng Huyền Thương (SN 2003) có “số phận đặc biệt”, bởi nếu như hầu hết mọi người đều có giấy tờ hộ tịch gốc này một cách dễ dàng, gần như hiển nhiên, thì với Thương lại là câu chuyện dài, đầy khó khăn nhưng cũng thấm đẫm ân tình. Giấy khai sinh như chiếc chìa khoá mở cánh cửa diệu kỳ dắt cô bé côi cút bước vào thế giới bao la.
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật Cảnh sát biển Việt Nam và pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho hơn 300 cán bộ, công chức và chủ
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 22/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến công tác kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện
“APEC 2027 không chỉ là sự kiện chính trị - ngoại giao trọng đại của quốc gia, mà còn là thời cơ quý giá để Phú Quốc khẳng định vị thế, phát triển đột phá và vươn tầm quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định khi làm việc với tỉnh Kiên Giang.
Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2025 - 2026, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên toàn quốc bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.