Thời gian qua, Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, làm mạnh hơn lợi thế của vị trí chiến lược của TP…
Đặc biêt, thành phố đã có cách nghĩ, cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách để sớm hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã có cuộc trò chuyện với Báo PLVN xoay quanh những thành tựu này…
PV: Hải Phòng được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển KT–XH. Xin Chủ tịch cho biết, để duy trì và giữ vững những lợi thế này, Hải Phòng có những chiến lược cụ thể nào để đảm bảo tăng tốc bền vững?
Chủ tịch nguyễn Văn Tùng: Với khát vọng vươn mình mạnh mẽ, trở thành cửa chính ra biển của các tỉnh, TP phía Bắc, năm 2020, sau15 năm thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị về phát triển Hải Phòng trong thời kỳ CNH-HĐH, hơn một năm thực hiện Nghị quyết 45 chuyên đề của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội XII và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng nhiệm kỳ XV.
Hải Phòng đã thực sự “thay da, đổi thịt” với quy mô nền kinh tế của Hải Phòng có giá trị gần 300 nghìn tỷ đồng, tương đương 12,72 tỷ uSD, lớn gấp 2,3 lần quy mô kinh tế năm 2015, đưa quy mô nền kinh tế Hải Phòng chiếm 12,4% quy mô vùng kinh tế trọng điểm BắcBộ. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng luôn duy trì mức tăng 14,94%/năm, gấp1,4% mục tiêu đề ra là tăng trưởng 10,5%/ năm, gấp 2,1 lần giai đoạn 2011 – 2015 và gấp2,2 lần mức tăng trưởng trung bình 6,78% của cả nước.
Kinh tế của Hải Phòng cũng có những chuyển dịch theo hướng tích cực khi tỷ trọng sản xuất công nghiệp,dịch vụ của Hải Phòng chiếm 95,68% quy mô nền kinh tế. Trong khiđó, tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm hơn 4% giá trị nền kinh tế. Cùng với thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH–HĐH, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Hải Phòng cũng phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, than thiện môi trường; công nghiệp chế biến, chế tạo.
Thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn hàng đầu thế giới đầu tư, tham gia mạng sản xuất toàn cầu, thúc đẩy phát triển nhanh các ngành công nghiệp phụ trợ như các Tập đoàn Lg, Bridgestone, Nipro Pharma Corporation, DaiwaHouse, Fujita, Sujitsu, minato, Chyoda của thế giới đến đầu tư tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư FDI trong giai đoạn này đạt 9,66 tỷ USD, bằng 44,5% số vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng từ trước đến nay.
Đặc biệt,Tổ hợp sản xuất, chế tạo ôtô Vinfast đi vào hoạt động đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền công nghiệp, đưa tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, chế biến từ 16,5% năm 2015 lên 45,5% trong ngành công nghiệp năm 2020. Hải Phòng đã chủ động hơn trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng giao thông đã có bước phát triển vượt bậc.
Sau khi đường ôtô cao tốc Hà Nội –Hải Phòng đi vào vận hành, thành phố tiếp tục khánh thành, đưa vào sử dụng cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đường trục WorldBank, Quốc lộ10, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được mở rộng.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 – 2020 đạt 43.886 tỷ đồng, gấp 1,82 lần giai đoạn 2011 – 2015, trong đó vốn ngân sách thành phố 24.653 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2011-2015 (8.211tỷđồng). Điểm nổi bật nhất nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã hoàn thành hàng chục tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, cùng với gần 50 cây cầu, trong đó có nhiều cây cầu lớn, với tổng chiều dài 23 km… giao thông được chú trọng xây dựng cảitạo, hình thành lên mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn, hiện đại, thông suốt, kết nối thuận lợi Cảng Hải Phòng với các khu vực phía Bắc.
Đặc biệt, tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, tàu biển có trọng tải đến 100.000 tấn, tàu containe sức chở từ 8.000 đến 12.500 Teus, những tàu containe “mẹ” chuyên chạy tuyến viễn dương có thể trực tiếp cập cầu cảng, Từ đây, hàng hóa XNK khu vực phía Bắc có thể hành trình thẳng từ Việt Nam đi các cảng Châu Âu, Châu mỹ không phải trung chuyển qua các cảng Hông Kông, Cao Hùng, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ…
Với mục tiêu cụ thể như duy trì, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025 đạt bình quân tối thiểu 16%/ năm, GDP của Hải Phòng đạt 6,4% GDP cả nước, đạt 23,7% GDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 14.700 USD; thu ngân sách năm 2025 đạt từ 180.000 – 190.000 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách nội địa đạt 75.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần thời điểm hiện tại; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 350 triệu tấn … đòi hỏi Hải Phòng phải có những đột phá mạnh mẽ ngay từ việc cải thiện môi trường đầutư, kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học – công nghệ, các ngành kinh tế chủ lực có lợi thế để phát triển bứt phá.
Chính vì vậy, Hải Phòng sẽ tập trung, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, tập trung xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính, nhất là các lĩnh vực cấp phép đầu tư, tiếp cận đất đai, quy hoạch, thủ tục thuế và hải quan, đưa Hải Phòng trở thành 1 trong 10 địa phương đạt thứ hạng cao nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính. TP cũng sẽ tăng tỷ trọng đầu tư lên mức 60% trong tổng nguồn chi hàng năm cho đầu tư phát triển.
Trong đó, ưu tiênn guồn vốn cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông, xác định là nguồn vốn“mồi”để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển hạ tầng như phối hơp cùng Bộ gTVT hoàn thành giai đoạn 2 Dự án nhà ga hành khách số 2, xây dựng cảng hàng hóa, khu hậu cần cho Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; xây mới thêm từ 6 – 8 bến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đưa vào khai thác tuyến đường bộ ven biển; xây dựng các tuyến đường vành đai 2, vành đai 3,…
Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao; các khu, cụm công nghiệp để đến năm 2025, Hải Phòng có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.418 ha; 23 cụm công nghiệp với diện tích 973 ha. Thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn; Hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, xây dựng và di chuyểnTrung tâm hành chínhTP sang phía Bắc sông Cấm trước năm 2025 nhằm phát huy được lợi thế của TP là “điểm sáng” về tăng trưởng nhanh, bềnvững, từng bước khẳng định Hải Phòng là trung tâm lớn của cả nước về dịch vụ cảng biển, hàng hải, logistics.
PV: Được biết TP đã có định hướng phát triển không gian đô thị Hải Phòng. Chủ tịch có thể nói rõ hơn về định hướng cũng như quy hoạch phát triển này, nhất là không gian đô thị TP được mở rộng theo những hướng nào?
Chủ tịch nguyễn Văn Tùng: Đúng, không gian đô thịHải Phòng trong thời gian tới sẽ được TP chú trọng phát triển và mở rộng. Hải Phòng đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với diện tích hơn 1.445 ha, với nguồn vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng từ ngân sách TP. Dự án được quy hoạch gồm 4 khu chức năng, Khu hành chính - chính trị, khu đa chức năng, khu thương mại, khu cảnh quan mặt nước Dự kiến, trước 2025, Hải Phòng sẽ hoàn thành việc di chuyển Khu hành chính TP về khu đô thị mới.
Khu đô thị mới Bắc sông Cấm cùng với Khu đô thị VSIP, khu đô thị sinh thái ven sông Lạch Tray, khu du lịch cao cấp tại Đồ Sơn, đảo thông minh Cát Hải hình thành nên các khu công nghiệp lấn biển, hệt hống cảng biển, logistics, du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế… TP sẽ mở rộng đô thị về phía Đông, khai thác hết quỹ đất xây dựng các khu nhà ở mới tại quận Hải An với diện tích 1.008 ha; TP tiếp tục mở rộng thêm các khu đô thị về phía Đông Nam, dọc đường Phạm Văn Đồng thành khu đô thị mới đường 353, sân gofl Đồ Sơn và khu áo dục đào tạo, nghỉ dưỡng ven vành đai xanh sông Đa Độ với diện tích khoảng1.899ha. Khu đô thị TP tiếp tục được phát triển, mở rộng về phía Tây, Tây Bắc, phát triển đô thị CN công nghệ cao (an Hồng, Lê Thiện, Đại Bản...) phát triển khu quận Hồng Bàng mở rộng sang huyện An Dương và một phần huyện An Lão, hình thanh một khu dân dụng lớn và khu đào tạo, nghỉ dưỡng ở cửa ngõ TP với diện tích khoảng 1.570 ha.
Bên cạnh đó, TP cũng chú trọng mở rộng, phát triển đô thị về phía Nam, phát triển khu quận Kiến An thành khu đô thị mới, khu du lịch mới, trên cơ sở khai thác khu cảnh quan sông Lạch Tray, núi Thiên Văn với diện tích khoảng 770ha… Tuy nhiên, các vùng nông nghiệp hiện có bao quanh khu vực phát triển đô thị trung tâm (quỹ đất dự trữ phát triển) TP sẽ hạn chế xây dựng, tạo thảm xanh cho đô thị, có tác dụng điều hòa môi trường sinh thái đô thị tạo cân bằng cho đô thị.
Trong đó, TP cũng quy định rõ, các vùng cấm xây dựng bao gồm: hành lang an toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hành lang của các khu quân sự, hành lang đê, cây xanh phòng hộ, phạm vi bảo vệ các di tích được xếp hạng, tĩnh không vùng tiếp cận các sân bay Cát Bi, Kiến An và theo quy định khác, khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia. Đối với quy hoạch không gian đô thị khu vực ngoại thành TP Hải Phòng (bao gồm 8 huyện) có tổng diện tích tựn hiên115.910,78 ha, chiếm tỷ lệ 76% toàn TP.
Đến năm 2025 gồm 7 huyện với diện tích tự nhiên 98.481,83 ha chiếm 65% toàn TP. Dân số vùng ngoại thành đến năm2025 khoảng 900.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 300.000 người, dân số nông thôn khoảng 600.000 người. Trong quy hoạch không gian đô thị này, TP đã phân bố hệ thống đô thị, điểm dân cư vùng ngoại thành như sau: TP có 07 đô thị vệ tinh: minh Đức, Núi Đèo, an Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Núi Đối, Cát Bà; có 06 thị trấn: Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Hòa Bình, Hùng Thắng, Tam Cường, Bạch Long Vĩ. Quy hoạch này sẽ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, bố trí hợp lý về không gian–kiến trúc, đồng bộ về kết nối hệ thống hạ tầng cơ sở nhằm đảm bảo chi phí thời gian di chuyển tối ưu cho các hoạt động ở, làm việc, vui chơi, giải trí của dân cư nông thôn trên địa bàn TP…
Hải Phòng đã điều chỉnh, phân bố khu vực đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam TPthuộc cách uyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy và một phần phía Bắc thuộ chuyện Thủy Nguyên, một phần phía Tây thuộc huyện An Lão; Đối với khu vực đất nuôi trồng thủy hải sản được phân bố tập trung chủyếu tại các đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ; Khu vực đất lâm nghiệp được TP phân bố cụ thể: hệ thống rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hình thành vành đai xanh bảo vệ TP, các công viên rừng Thiên Văn, núi Voi, núi Đèo, Vũ Yên, Đồ Sơn, các khu nghỉ Cát Bà – Đồ Sơn. Sớm hoàn chỉnh các chức năng của vùng ngoại thành, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn…
PV: Thưa Chủ tịch, trong thời gian tới, ngoài những định hướng phát triển kinh tế chiến lược, TP có điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng hay không để phù hợp với xu thế phát triển?
Chủ tịch nguyễnVănTùng: Vấn đề này cũng đã được BanThường vụ Thành ủy họp bàn rất nhiều, chính vì vậy TP đã có những định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cụ thể, TP đã điều chỉnh cơ cấu ngành sản phẩm kinh tế TP theo hướng phát huy tối đa lợi thế vị trí, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, vượt trội nhất là cảng cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế.
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế TP theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp kinh tế biển, kinh tế đô thị hiện đại, hiệu quả, tăng trưởng nhanh, bền vững. Nâng tỷ trọng ngành sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng chế biến, chế tạo; tỷ trọng nội địa hóa, nâng thị phần sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp trong nước; đưa dịch vụ vươn ra kết nối trực tiếp với các cảng lớn của các châu lục; nâng tỷ trọng ngành sản phẩm xanh; tỷ trọng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung vào các ngành dịch vụ: Logistics, dịch vụ hàng hải, hàng không, nghiên
cứu thiết kế, phát minh–sáng chế, tài chính– ngân hàng, thương mại, giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh chất lượng cao, du lịch ,công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Ưu tiên những ngành CN và dịch vụ tiên tiến, công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa; công nghệ nano vàn gành CN kỹ thuật cao trong lĩnh vực điện tử, điện gia dụng, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; sử dụng tiết kiệm năng lượng, khai thác lợi thế về kinh tế biển. TP sẽ chú trọng cho các DN, hiệp hội kết nốisản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển sản xuấ tnông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái vớ icác sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất cao và giá trị lớn…
Tăng trưởng kinh tế TP dựa trên sự phát triển của khu kinh tế ven biển hiện đại, khu CN chuyên sâu, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển thành công Khu kinh tế ĐìnhVũ – Cát Hải; Tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt hơn 11 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng dựa trên phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng đóng góp của khu vực
ngoài nhà nước trong GDP, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 20% năm 2020 và 22%vào năm 2025… Thời gian vừa qua, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, đại dịch Covid-19 toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến KT-XH của thành phố, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, với sự nỗ lực cao, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng đã đạt được những kết quả toàn diện.
Có thể nói, trong bức tranh tổng thể kinh tế-xã hội của TP Hải Phòng có ba trụ cột kinh tế có bước phát triển vượt bậc và đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của thành phố. Trong đó, ngành công nghiệp đã được điều chỉnh cơ cấu, phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,05%. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chỉsố năng lực cạnh tranh PCI TP Hải Phòng xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố, xếp vị trí thứ 2/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, (tăng 3 bậc so với năm 2019), đạt 69,27 điểm... Đây là lần thứ 3 TP Hải Phòng nằm trong nhóm 10 tỉnh, TP dẫn đầu cả nước và trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I), tỉnh Yên Bái.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1425/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I, tỉnh Hà Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Vừa qua, tại Trường THCS Đồng Tiến (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “An toàn giao thông - Hành trang vững bước tương lai”.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.