Trong các trận chiến đấu mùa hè năm 1941, Vladimir Vladimirovich Gil (còn có tên là Gil Rodionov) bị bắt, và đã đồng ý hợp tác với Đức Quốc xã, chỉ huy đội SS người Nga chiến đấu chống lại du kích. Theo thẻ tù binh được lưu giữ, Tham mưu trưởng Sư đoàn Bộ binh 229 - Trung tá Gil, bị bắt làm tù binh ngày 16/7/1941 và được gửi đến trại tù binh dành cho các sĩ quan Liên Xô tại thành phố Suwalki.
Từ tháng 12/1941, Gil được chỉ định làm chỉ huy trại, và tháng 1/1942, theo đề nghị của Đức Quốc xã, đứng đầu “Liên minh Chiến đấu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga”. Gil mang mật danh Rodionov, hoạt động dưới sự giám sát của tổ chức tình báo và phá hoại “Zeppelin”.
Tháng 5/1942, Gil thành lập một đơn vị SS gồm các cựu sĩ quan Liên Xô để chống lại du kích. Đến mùa hè, tiểu đoàn do Rodionov chỉ huy có khoảng 500 tay súng. Để tăng cường khả năng chiến đấu, các sĩ quan Đức và những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga di cư đã được tăng cường cho đơn vị này. Mùa thu năm 1942, cùng với các đơn vị quân Đức, tiểu đoàn này đã quét sạch du kích Liên Xô trong các khu rừng thuộc thành phố Minsk.
Tháng 3/1943, một lực lượng gồm 1.200 tay súng đã được điều đến làng Glubokoe thuộc khu vực kiểm soát của Rodionov. Tháng 5/1943, trung đoàn này được bổ sung những người lính Hồng quân, du kích và thanh niên địa phương bị bắt, được gọi là Lữ đoàn Quốc gia Nga số 1, có sở chỉ huy đặt tại làng Luzhki. Theo các nhà sử học Zhukov và Kovtun, số tay súng chiến đấu của Lữ đoàn này lên tới 5.000.
Đứng về phía du kích
Mùa hè năm 1943, quân của Rodion đã tham gia vào các trận đánh chống lại du kích. Giữa các trận chiến, một tình tiết xảy ra quyết định số phận của lữ đoàn. Chính ủy Ivan Semchuk nhớ lại, ngày 8/8, tại làng Azarts, lính Đức đã phát hiện thấy một quả mìn do du kích cài đặt. Một trung đoàn cảnh sát Đức được điều đến và viên chỉ huy ra lệnh: bắn tất cả cư dân, đốt trụi làng!
Lính Đức đã bị lính của Gil Rodionov cự tuyệt. Một trong số họ đã đánh vào mặt viên sĩ quan Đức; hai nhóm người Nga và người Đức trở thành đối kháng. Gil đã đưa ra tối hậu thư yêu cầu người Đức rời khỏi khu vực. Ngày hôm sau, Rodionov bắt đầu liên lạc với Thiếu tá Ivan Titkov - chỉ huy Lữ đoàn du kích Zheleznyak và ngày 16/8, họ đã trực tiếp gặp nhau.
Nhà sử học quân sự Anatoly Sharkov tin rằng, Gil từ lâu đã tìm cách chuyển sang phía Hồng quân, và vì lý do này, tháng 5/1943 ông đã từ chối lời đề nghị gia nhập Quân đội Giải phóng Nga của của Tướng phản bội Vlasov. Lữ đoàn có thể chuyển sang phía Hồng quân, nhưng Gil yêu cầu sự đảm bảo về việc giữ mạng sống cho các chiến binh của ông và phục hồi quân hàm cho ông. Sau khi thảo luận với Moscow, Titkov thông báo đồng ý.
Lữ đoàn du kích chống phát xít số 1
Ngày 16/8, Rodionov đứng trước Lữ đoàn của mình và trịnh trọng tuyên bố: Tôi ra lệnh từ ngày hôm nay, Lữ đoàn được gọi là Lữ đoàn du kích chống phát xít số 1. Tôi kêu gọi mỗi chiến binh hãy tiêu diệt bọn phát xít một cách không thương tiếc và đuổi đến những tên cuối cùng khỏi đất Nga". Tất cả các sĩ quan người Đức đã bị giết, 40 cố vấn chống Liên Xô ngoan cố, trong đó có cựu Thiếu tướng Hồng quân Bogdanov và một nhóm người di cư da trắng, đã bị còng tay chuyển cho Bộ Nội vụ.
Tổng cộng, đứng về phía Hồng quân có 106 sĩ quan, 151 chỉ huy phân đội và 1.175 chiến sĩ. Ngày 17/8/1943, Lữ đoàn đã nhận nhiệm vụ đầu tiên - tấn công căn cứ đồn trú kiên cố của Đức ở Dokshitsy và ngã ba đường sắt Krulevschina. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt, các du kích quân xuýt bị bao vây. Tuy nhiên, Gil Rodionov đã chiếm được Krulevshchina, tiêu diệt 600 lính địch, thu 10 xe đạn dược và 20 khẩu pháo.
Việc đơn vị SS chuyển sang phe Hồng quân đã được báo cáo về Moscow. Cùng ngày, Rodionov được phong quân hàm Đại tá và vì lòng can đảm và tổ chức trả lại tù binh chiến tranh của Liên Xô cho Hồng quân, ông được trao tặng Huân chương Sao đỏ. Với động thái này, Bộ Chỉ huy Tối cao đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ. Những người quay lưng lại với Tổ Quốc đã được chứng minh rằng, việc quay về với Liên Xô là có thể.
"Lễ hội Mùa xuân"
Lữ đoàn du kích chống phát xít số 1 đã chiến đấu dũng cảm, gây thiệt hại nặng nề cho quân Đức. Trong khu vực hoạt động ở Borisov-Begoml và Polotsk-Lepel, các du kích quân của Rodionov đã rất dũng cảm chiến đấu trên những hướng khó khăn nhất. Mùa xuân năm 1944, Đức Quốc xã đã phát động chiến dịch chống du kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh mang mật danh "Lễ hội Mùa xuân". Đến tháng 5, 16 lữ đoàn du kích với 17.000 quân, trong đó có quân của Rodionov, bị bao vây bởi 60.000 lính Đức.
Ngày 5/5, gần làng Plino, Đại tá Rodionov đã chỉ huy lữ đoàn phá vậy. Theo ước tính, trong số 1.413 chiến sĩ, có 1.026 người hy sinh, chỉ chưa đến 400 du kích sống sót; người chỉ huy bị thương ở đầu và ngực. Ngày 14/5, Gil Rodionov hy sinh vì vết thương và được mai táng tại một nghĩa trang du kích. Một nhân chứng của những sự kiện đó, chỉ huy của một trong những biệt đội du kích - Anh hùng Liên Xô Vladimir Lobanok, đã nói về cái chết của Rodionov: Có lẽ tốt hơn là cái kết như vậy; và không có sự thất vọng nếu ông ấy đến Moscow. Anatoly Burdo - Chủ tịch câu lạc bộ mang tên “Poisk” vùng Vitebsk nói, các du kích Liên Xô rất tôn trọng khi nói về Rodionov, coi ông là một chỉ huy giỏi, hết lòng yêu thương chiến sĩ./.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.