“Gánh” khoản nợ vay lên tới hơn 41.000 tỷ đồng, Hòa Phát của ông Trần Đình Long bình quân phải chi tới 5,3 tỷ lãi vay mỗi ngày. Tuy nhiên, lợi nhuận của Hòa Phát quý I/2020 vẫn tăng trưởng hai con số. Trong đó, lợi nhuận từ mảng nông nghiệp bao gồm bán trứng gà, nuôi heo, nuôi bò “đột biến”, tăng hơn 420% so với cùng kỳ.
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2020 với doanh thu đạt 19.233 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng từ mức 17,52% lên 19,57%. Lợi nhuận gộp quý I/2020 đạt 3.763 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm 2019.
"Đột biến" lợi nhuận từ bán trứng gà, nuôi bò và nuôi heo
Chi tiết về doanh thu, Thép đóng góp hơn 81% vào tổng doanh thu. Tiếp đến mảng nông nghiệp chiếm hơn 14%, phần còn lại từ sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản.
Xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu, trong quý I/2020, doanh thu của Thép đạt 15.591 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, trong khi đó, mảng nông nghiệp tăng 59% lên 2.779 tỷ đồng; mảng sản xuất công nghiệp khác và kinh doanh bất động sản sụt giảm.
Chính vì vậy, kinh doanh Thép vẫn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Hòa Phát của ông Trần Đình Long với 2.872 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019; Lợi nhuận từ mảng nông nghiệp đạt 482 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước.
Cùng với sự gia tăng về doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 34% và 26% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý là trong quý I năm nay, chi phí tài chính của Hòa Phát tăng mạnh tới 240% so với cùng kỳ năm trước. Riêng chi phí lãi vay tăng 160%, từ mức 241 tỷ đồng lên 481 tỷ đồng. Cùng với đó, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 283 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động này chỉ tăng trưởng 19%, mang về 109 tỷ đồng cho Hòa Phát.
Kết thúc quý I/2020, Hòa Phát của Chủ tịch Trần Đình Long báo lãi trước thuế 2.636 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 2.305 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ nă 2019. Lãi ròng hơn 2.285 tỷ đồng và cũng là mức cao nhất kể từ quý III/2018.
Theo Hòa Phát, lợi nhuận tăng mạnh trong quý I/2020 là do sản lượng bán thép tăng, giá vốn tốt và mảng nông nghiệp bắt đầu tạo lợi nhuận khả quan.
Được biết, trong quý I/2020, Hòa Phát của ông Trần Đinh Long đã cung cấp cho thị trường trên 732.000 tấn (chưa bao gồm sản lượng phôi thép) chiếm 31,9% thị phần tiêu thụ toàn thị trường, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, lượng thép thành phẩm xuất khẩu gần 135.000 tấn, tăng 74,8% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng phôi thép Hòa Phát cung cấp cho thị trường đạt khoảng 350.000 tấn, chủ yếu là xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu phôi thép chính là Trung Quốc, các nước Đông Nam Á.
Với sản phẩm ống thép, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường gần 145.000 tấn, tiếp tục giữ thị phần vượt trội với 31,1%. Ống thép Hòa Phát tiếp tục xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới với sản lượng tăng đột biến, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ 2019.
Ở mảng nông nghiệp, doanh thu của lĩnh vực này năm 2019 đạt 175% so với 2018, trong đó sản lượng cung cấp bò Úc, trứng gà sạch của Hòa Phát thuộc top đầu của thị trường. Trong đó, sản lượng tiêu thụ bò Úc chiếm trên 50% thị phần toàn quốc. Sản lượng trứng gà cũng dẫn đầu trong số các doanh nghiệp cung cấp trứng gà phía Bắc với sản lượng 450.000 quả/ngày.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi heo, với hệ thống trại ở cả 2 miền, giá heo hơi trên thị trường tăng mạnh trong năm 2019 cũng góp phần tăng trưởng doanh thu cho mảng chăn nuôi heo của Hòa Phát.
Năm 2020, Hòa Phát đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc trong nông nghiệp khi đạt công suất tối đa 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm, 450.000 đầu heo thương phẩm/năm, 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.
Nợ vay vượt 41.300 tỷ, "gánh" hơn 5 tỷ lãi vay/ngày
Tới thời điểm 31/3/2020, tài sản ngắn hạn của Hòa Phát ghi nhận hơn 34.134 tỷ đồng, gia tăng 21% so với hồi đầu năm.
Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng 35,5% thời điểm đầu năm, đạt 6.157 tỷ đồng; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 23% lên 1.617 tỷ đồng
Tại thời điểm cuối kỳ, khoản phải thu của Hòa Phát cũng tăng đáng kể 43% lên 5.012 tỷ đồng, hàng tồn kho duy trì ở mức 19.554 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí xây dựng dở dang của Tập đoàn này giảm đáng kể từ 36.685 tỷ đồng xuống 23.811 tỷ đồng, chủ yếu giảm trong dự án khu liên hợp Gang thép Dung Quất, từ 33.098 tỷ đồng xuống 21.797 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn tính đến cuối kỳ của Hòa Phát đạt hơn 107.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chưa phân phối đạt 18.133 tỷ đồng. Tổng nợ vay của Hòa Phát "vượt" 41.300 tỷ đồng, tăng hơn 4.600 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 38.6% tổng nguồn vốn. Trong đó, vay nợ ngắn hạn thêm 4.263 tỷ đồng, tăng lên 21.100 tỷ đồng; nợ dài hạn cũng tăng thêm 401 tỷ đồng lên 20.243 tỷ đồng. Điều này phần nào lý giải việc chi phí lãi vay trong quý I/2020 của Hòa Phát tăng mạnh lên 481 tỷ đồng. Như vậy bình quân mỗi ngày, Hòa Phát của ông Trần Đình Long chi hơn 5,3 tỷ đồng để trả lãi vay.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 một trong những cuộc thi nhan sắc diễn ra vào cuối năm nay đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp, khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa cuộc thi sẽ chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động hấp dẫn.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.