Theo kết quả kiểm tra, giám sát của đoàn giám sát đại biểu quốc hội khoá XV thì hệ thống chính sách và pháp luật về quản lý sử dụng đất còn chưa đồng bộ.
Mới đây, đoàn giám sát đại biểu quốc hội khoá XV đã có báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021.
Báo cáo nêu rõ, riêng đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Đoàn giám sát cho rằng:
Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất còn chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Nhiều nội dung quy định chưa đầy đủ, còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và là kẽ hở để các tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi gây lãng phí, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất.
Cụ thể là: Các hạn chế, vướng mắc về quy định pháp luật trong xác định giá đất tiềm ẩn rủi ro cho công tác xác định giá đất từ việc xác định giá không phù hợp giá thị trường, gây thất thu Ngân sách Nhà nước.
Theo đó, phương pháp xác định giá đất theo phương pháp so sánh và phương pháp thặng dư với quy trình các bước thực hiện khá phức tạp, không minh bạch, dẫn đến doanh nghiệp, người dân khó nắm bắt được để có thể tự xác định phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình; công chức cơ quan nhà nước có trách nhiệm tham gia xác định giá đất cũng gặp khó khăn, lúng túng. Thực tế nhiều dự án được giao đất nhưng việc xác định giá đất bị kéo dài, chậm huy động nguồn thu Ngân sách Nhà nước, làm chậm trễ việc triển khai thực hiện dự án, làm lãng phí nguồn lực đất đai, làm giảm hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Thứ hai, pháp luật về đất đai chỉ quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, chưa quy định chặt chẽ, bắt buộc phải đấu giá đối với đất do doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng khi chuyển mục đích sử dụng đất;
Thứ ba, quy định về đối tượng được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá còn khá rộng, chưa cụ thể. Các quy định này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong việc xác định giá đất không sát giá thị trường là kẽ hở cho tiêu cực, gây thất thoát Ngân sách Nhà nước khi chuyển quyền sử dụng đất từ DNNN sang tư nhân thông qua cổ phần hóa, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải đấu giá,...;
Thứ tư, còn nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách tiền thuê đất;
Thứ năm, quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện giao đất để thực hiện dự án không hợp lý, không cụ thể dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án;
Thứ sáu, việc thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong ưu đãi đầu tư còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng.
Cụ thể như: Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013: “1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”; theo điểm b khoản 2 Điều 118, một trong các trường hợp giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất là: “Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này”.
Điều 110 Luật Đất đai quy định chung về các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó: “a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại”, “g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”; và giao “Chính phủ quy định chi tiết Điều này” (khoản 2 Điều 110).
Tại Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định 02 loại miễn tiền thuê đất, gồm: Miễn toàn bộ thời gian thuê đất và miễn tiền thuê đất có thời hạn (trong đó bao gồm trường hợp miễn trong thời gian XDCB). Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ quy định “. Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê.” dẫn đến bất cập trong tổ chức thực hiện; cụ thể: Quy định không thể hiện rõ không áp dụng miễn tiền thuê đất trường hợp miễn toàn bộ thời gian thuê đất hay cả trường hợp miễn có thời hạn trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê (và các quy định trích dẫn trên tại Điều 110, Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 cũng không đề cập về miễn toàn bộ hay miễn có thời hạn thì không đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê), dẫn đến cách hiểu khác nhau khi dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất có thời hạn;
Bất cập trong việc áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư trong trường hợp đất thu hồi từ các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Đất đai thuộc đối tượng phải giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai (Trung tâm phát triển quỹ đất) thu hồi và phải đấu giá quyền sử dụng đất; trong khi các dự án sử dụng đất có nguồn gốc trên nếu theo chính sách ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, nhưng nếu phải đấu giá thì theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 135/2016/NĐ-CP lại không được miễn; Ngoài ra, quy định không áp dụng giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 135/2016/NĐ-CP cũng không phù hợp với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013 (quy định Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp “h) Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất”.
Thứ bảy, việc mua, bán tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm chưa rõ, thiếu hướng dẫn cụ thể; Thứ tám, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa đầy đủ: các hành vi góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm và hành vi không sử dụng đất chưa có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính;
Thứ chín, hướng dẫn về các trường hợp bất khả kháng trong các trường hợp thu hồi do vi phạm về quản lý, sử dụng đất chưa cụ thể,... dẫn đến tranh chấp khiếu kiện, thất thoát nguồn thu NSNN và lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai.
Một số quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa rõ ràng, cụ thể,... dẫn đến việc thực thi pháp luật không được thống nhất, đồng bộ. Một số cơ chế, chính sách chưa theo kịp, phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường; một số vấn đề mới phát sinh nhưng chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Triển khai điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép các địa phương có thể giữ nguyên bảng giá cũ nếu đang áp dụng tốt, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Văn bản số 3845/UBND-KTTH ngày 19/11/2024 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
UBND TP Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân loại các dự án đầu tư, nguyên nhân tồn đọng, dừng thi công kéo dài, đề xuất phương án xử lý, giải quyết, báo cáo UBND TP trước ngày 30/11/2024.
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 5946/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Địa điểm tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo, lũy kế đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 147 dự án FDI với số vốn đăng ký 4,873 tỷ USD. Riêng giai đoạn 3 năm từ 2021 đến nay, Khu Kinh tế Đông Nam đã thu hút được 53 dự án FDI, với tổng vốn tương đương 2,3 tỷ USD, là giai đoạn rực rỡ nhất trong thu hút đầu tư FDI từ trước tới nay ở Nghệ An. Điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh.
Trong 4 nút giao cử tri đề nghị đầu tư nút giao khác mức trên QL51 thì hiện nay các đơn vị liên quan đang nghiên cứu triển khai đầu tư nút giao ngã tư Vũng Tàu và cổng 11.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5923/QĐ-UBND ngày 14/11/2024 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Mê Linh.
Lịch sử phát triển của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quảng trường trong việc định hình phát triển đô thị, và sau là sự phát triển của bất động sản khu vực. Điều này đã đúng với Việt Nam khi có một dòng sản phẩm đang bắt đầu vươn lên chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.