Những người khuyết tật sinh ra vốn dĩ đã chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và cần đến một nghị lực lớn trong cuộc sống. Nhưng, ít ai nhắc đến những “hiệp sĩ” đằng sau lưng họ, những người không kém phần dũng cảm và hy sinh…
Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình, nữ nhà văn khuyết tật Nguyễn Trà My có nhắc nhiều đến hình ảnh của người cha. Thấp thoáng trong ấy là hình ảnh người cha đứng chờ con trước phòng phẫu thuật ngày con mổ, rồi người cha nhất quyết không tin con mình đã chết, đứng chờ suốt một ngày trời trong bệnh viện để được nhìn thấy con.
Cũng chính người cha ấy đạp cửa xông vào ngay khi tiếng khóc con gái nhỏ vang lên trong nhà xác. Trở về, đứa con gái nhỏ chết một phần não, quặt quẹo, không thể cử động, ông là người xoa bóp cho con mỗi ngày, tập vật lý trị liệu cho con, đóng cho con chiếc xe đẩy 4 chân đầu tiên, và hình ảnh chiếc xe đẩy ấy gắn cả đời với nữ nhà văn “thiên thần 6 chân”.
Để làm cha, làm mẹ của một đứa trẻ bình thường đã là chuyện khó khăn biết nhường nào. Chăm con, nuôi dạy con, cho con ăn học, biết bao là vất vả, công sức, tiền của. Thế nên, với những bậc cha mẹ không may có con khuyết tật, sự vất vả, khổ nhọc làm sao mà kể xiết! Có một người cha như thế, có tiếng trong showbiz Việt.
Anh là nam nghệ sĩ Quốc Tuấn, người nổi tiếng với những vai diễn chất lượng, sâu sắc trong các bộ phim truyền hình danh tiếng một thời. Mấy năm gần đây, công chúng biết đến anh như người cha của bé Bôm, cậu bé mang trên người chứng bệnh quái ác. Hành trình 15 năm cùng con chữa bệnh của Quốc Tuấn đã trở thành một câu chuyện truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người.
Con trai Quốc Tuấn, bé Bôm mắc phải căn bệnh Apert - bệnh xương cứng sớm cục bộ, hẹp đường thở từ lúc chào đời. Đó là lý do mà rất nhiều năm, công chúng không gặp lại anh trên sóng truyền hình. Anh đưa con chạy chữa khắp nơi. Từ lúc các bác sĩ còn bỡ ngỡ với căn bệnh lạ của bé Bôm, từ tiên lượng ban đầu là không thể chữa khỏi, cho đến hành trình 15 tự tìm hiểu thông tin về căn bệnh của con.
Hơn chục ca mổ, biết bao đau đớn của cả con và cha. Bán nhà cửa, mất tài sản, bỏ đam mê nghệ thuật chỉ vì con. Biết bao thất vọng, đau khổ, tuyệt vọng, đứng lên. Và kết quả mà anh nhận được là niềm vui khi đến nay, con trai anh đã có sinh hoạt tương đối bình thường, trở thành sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia. Đó là trái ngọt mà anh nhận được, ngọt ngào hơn hết thảy điều gì khác trên đời.
Nhiều người biết câu chuyện về chị Thu Thủy, người mẹ Việt đã làm thay đổi số phận của cậu con trai bị down. 25 năm trước, Huy Hoàng, con trai chị Thủy được sinh ra và mang trong người hai triệu chứng bệnh: Down và tim bẩm sinh. Chạy vạy nhiều bác sĩ, chị đã nhận được rất nhiều cái lắc đầu từ chối: “Có chữa được tim thì đứa bé bị down cũng chỉ làm khổ chị cả đời”. Nhiều người khuyên chị bỏ cuộc đi, cứ để đến đâu hay đến đó, vì đời còn dài, còn có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Nhưng người mẹ ấy không từ bỏ. Chị đi từ Nam chí Bắc, sang tận Singapore tìm đường chạy chữa cho con. Bán nhà, vay mượn, tất cả để dồn cho những ca mổ mà rủi ro cao, có thể là mất trắng. Rồi những ngày, đêm trắng tìm đọc mọi tài liệu nước ngoài về bệnh trạng của con, dù vốn tiếng Anh ít ỏi.
Chồng qua đời, để lại gánh nặng đặt lên vai chị. Chị chỉ biết nỗ lực hết mình, làm việc thật giỏi và dạy con thật tốt, dù dạy một đứa trẻ down không dễ dàng gì. Được cử sang làm việc ở Mỹ, chị tìm mọi cách xin con vào học ở trường công. Mọi quyết định công việc của đời mình, chị cũng hướng đến làm thế nào tốt nhất cho con.
Giờ đây, cậu bé bị down và tim bẩm sinh “bác sĩ trả về” năm nào đã chuẩn bị tốt nghiệp một trường đại học danh giá của Mỹ với những thành tích đáng nể trong quá trình học tập: Hai huy chương vàng trong các lần tham dự thế vận hội bơi lội cho người khiếm khuyết. Hai lần được cử tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo toàn nước Mỹ...
Đó là những câu chuyện đầy ấm áp, với kết thúc đẹp cho người khuyết tật và gia đình họ. Nhưng ngoài kia, còn biết bao cảnh khổ, khó khăn. Người mẹ già phải gồng mình nuôi đàn con tâm thần. Người con gái trẻ một mình nuôi gia đình khuyết tật…
Những câu chuyện nhói lòng về các số phận bi thảm, dường như không có tương lai, không có ngày mai. Cái neo họ lại bên nhau chỉ có duy nhất tình thân, và niềm tin leo lét rằng một ngày nào đó, số phận sẽ thôi quay lưng lại với họ. Sự dũng cảm và sức chịu đựng của những con người ấy thật không thể nào đo đếm được.
Và những đàn con… không bình thường
Cha mẹ chăm con khuyết tật cần tình thương và nghị lực lớn lao, thì những người cha, người mẹ không máu mủ ruột rà còn cần bao nhiêu yêu thương và dũng cảm để chăm sóc những đứa trẻ khuyết tật?
Trong các trung tâm khuyết tật, trung tâm hòa nhập có không ít người cha, người mẹ như thế. Chọn nuôi nấng, dạy dỗ trẻ khuyết tật, họ đã chọn con đường khó hơn nhiều lần so với một người nuôi dạy trẻ thông thường. Công việc ấy không chỉ cần ở họ nghiệp vụ đặc biệt, mà còn cả lòng bao dung, nhẫn nại, sự nhân ái và tình yêu thương rất lớn.
Ở Đà Nẵng có cô giáo tên Hồ Thị Mỹ Dũng SN 1986, được mệnh danh là “người mẹ của trẻ khuyết tật” ở Trung tâm Hòa nhập. Bằng tình yêu đối với trẻ khuyết tật, chị Dung đã dành thời gian để nghiên cứu những cách dạy tốt nhất để các em tiến bộ.
Mỗi học sinh khuyết tật chị dành một phương pháp giảng dạy khác nhau. Học sinh khiếm thính thì dùng phương pháp trực quan, bằng các cử chỉ, ký hiệu, ngón tay, tạo sự giao tiếp cho các em. Với trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường, thì chị tìm các giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi, điều hòa cảm giác, tạo cảm giác cho các em.
Đối với các em “chậm phát triển”, cô giáo dạy những từ ngắn gọn, đơn giản nhất để cho các em hiểu và lặp đi lặp lại nhiều lần. Không chỉ thế, chị còn hướng dẫn cho cha mẹ, người thân các em cách để giao tiếp với các em, rồi thường xuyên chuyện trò, gần gũi, thấu hiểu để các em mở lòng với mình. Nhờ cô giáo trẻ ấy, có em học sinh còn tìm lại được mái ấm ngỡ như đánh mất.
Suốt những năm tháng dạy học, Mỹ Dung đã gặt hái được không ít thành tựu, bằng khen, đã có 4 sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật học và giao tiếp tốt, được ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng đánh giá cao. Nhưng phần thưởng lớn nhất dành cho chị đó là sự tiến bộ rõ rệt của các em qua từng ngày, và lòng yêu thương, quý mến mà các em dành cho chị.
Về Củ Chi, hỏi đến mái ấm Thiện Duyên, hay mái ấm “Má Mười” rất nhiều người biết. Má Mười, tên thật là Trần Thị Cẩm Giang, là người phụ nữ từng theo cách mạng từ thuở nhỏ, từng là chủ tịch một phường của quận Tân Bình. Một cơ duyên khiến “má Mười” nhận nuôi 3 đứa con khuyết tật của đồng đội bỏ lại cho mình. Ban đầu cứ ngỡ nuôi dùm, có ngờ đâu là nuôi luôn.
“Má Mười” bên cạnh đàn con chị nhận nuôi.
Một số người khác thấy chị có lòng, sinh con khuyết tật không biết phải làm sao nên đem trước nhà bỏ. Suy nghĩ kĩ càng, chị Giang quyết định bán căn nhà ở quận Tân Bình, về Củ Chi mua đất, mở mái ấm nhận nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật. Mái ấm ra đời từ phát tâm thiện nguyện, nên được tổ chức sao đem lại điều tốt nhất cho việc chăm sóc các em. Các em được chia thành khuyết tật nặng, khuyết tật nhẹ, rồi người bình thường…
Chăm sóc trẻ mồ côi, đặc biệt các em khuyết tật, bại não là không dễ dàng gì. Gần 200 trẻ như thế được “má Mười” chăm nom hàng ngày, chu đáo, hết lòng như mẹ chăm con. Các em được ăn ngon, ngủ ngon, ăn mặc sạch sẽ, được dạy dỗ chu đáo, được lo cả vật chất lẫn tinh thần. Nhiều em còn được đến trường, có em ra đời, hòa nhập cộng đồng, tự kiếm sống ổn định. Những ai đến thăm đều nghiêng mình ngưỡng mộ một người mẹ như thế.
Giữa những người con khuyết tật và cha mẹ, người thân, người nuôi dưỡng họ, ai dũng cảm và nghị lực hơn, thật khó mà biết được. Chỉ có thể thấy rằng, có lẽ, số phận của những người khuyết tật như thế, sinh ra không chỉ để nỗ lực, để được yêu thương và hạnh phúc, mà còn để viết lên cho cuộc đời những câu chuyện đẹp. Về tình phụ tử, mẫu tử. Về sức mạnh của yêu thương, của niềm tin.
Con người thường mang trong mình một bản chất khó tránh khỏi: lòng tham. Khi ta có một chút, ta muốn nhiều hơn; khi có nhiều, ta lại mong muốn thêm nữa. Thế nhưng, khi mất đi tất cả, ta mới chợt nhận ra rằng, chỉ một chút thôi cũng đã là đủ đầy.
Trong cuộc đời mỗi con người, có một ngành học đặc biệt mà không trường lớp nào dạy trọn vẹn, cũng không có bất kỳ ai đạt được tấm bằng tốt nghiệp. Đó chính là học làm người. Đây không chỉ là hành trình của tri thức, mà còn là hành trình của tâm hồn, đạo đức và cách sống.
Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới đây đã thông báo hủy bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh (HNX: TKG).
Con người thường mang trong mình một bản chất khó tránh khỏi: lòng tham. Khi ta có một chút, ta muốn nhiều hơn; khi có nhiều, ta lại mong muốn thêm nữa. Thế nhưng, khi mất đi tất cả, ta mới chợt nhận ra rằng, chỉ một chút thôi cũng đã là đủ đầy.
Tối 15/12, tại Nhà hát thành phố Hải Phòng đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2024 với sự tham gia của đông đảo giới văn, nghệ sĩ trong cả nước.
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Có nhiều người hỏi tôi: “Anh theo tôn giáo nào vậy?” Mỗi lần như thế, tôi thường mỉm cười và đáp: “Đạo nào cũng dạy con người ta ăn hiền ở lành.” Nhưng nếu hỏi đâu là đạo khó nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Đạo làm người.”
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.