Bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái 'trở mặt', khiến tuổi già của bà sống trong nặng nề. Còn ông Khôi tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi về già lại hành con mình, cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con.
Bà Ngô Liên - Chuyên gia tâm lý gia đình (Trung tâm Tư vấn Hà Thiên) kể, bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái “trở mặt”. Tuổi “xế chiều” của bà không những được thảnh thơi mà trái lại bị sống như nô lệ tủi nhục. Còn ông Khôi, tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi “xuống dốc cuộc đời” lại hành hạ con mình bằng các chiêu trò. Ông Khôi đã cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con mình. Cả hai trường hợp trên đều diễn ra trong xã hội 4.0.
Người bị con hành
“Úi dào, bà ý làm sao dám cãi, tớ sai gì bà ý cứ phải làm răm rắp!” - Kim Lê với vẻ mặt hoan hỉ “khoe thành tích bắt nạt” mẹ của mình với đám bạn. Mẹ của Lê vốn là người phụ nữ làng quê hiền lành, chất phác. Chồng bà chạy theo cuộc tình mới bỏ mặc bà với vết thương lòng khó phai. Tuổi trẻ của bà dành tất cả tình thương yêu tới người con gái bé bỏng “chưa cai sữa” tới nay đã tròn 30 năm.
Nhờ sự tần tảo của mẹ, Lê học hết đại học, lập gia đình và làm một công ty lớn ở Hà Nội. Không muốn vợ chồng con gái đi thuê nhà, bà Nhi đã dốc hết tiền bạc qua những ngày chắt chiu nuôi lợn, chăm gà và bán nhà cùng mảnh vườn rộng của mình để mua nhà cho Lê.
Có nhà mới, vợ chồng Lê không còn phải đi thuê. Bà Nhi lại lên thành phố ở cùng con gái mong vui vầy tuổi già. Dù mẹ tần tảo nuôi nấng và bán nhà cửa ở quê cho tiền mua nhà lại chăm con cho mình, Lê không những không cảm ơn mà còn coi mẹ như… ô sin trong nhà. Cậy thế phải kiêng cữ, Lê không bao giờ mó tay vào việc gì kể cả việc chăm sóc bé.
Tất tần tật, công việc nấu nướng, chợ búa, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, thay tã lót, tắm rửa, ẵm bế con, Lê đều “đùn đẩy” cho mẹ. Cả ngày Lê chỉ biết mỗi việc cho con bú rồi … đi ngủ. Vậy mà, Lê luôn miêng kêu mệt mỏi, kể lể vất vả với tất cả những người cô quen. Buổi đêm, con quấy khóc, Lê cũng bắt chồng và mẹ trông bé vì cô “sợ thâm quầng mắt, ảnh hưởng tới nhan sắc”.
Không muốn mẹ có thời gian rỗi để nghỉ ngơi. Lê nghĩ các việc không tên để “sai” mẹ: khi thì giặt cái chiếu, lúc lại phơi cái chăn. Mỗi lần bà Nhi cưng nựng, nói chuyện với cháu là Lê lại giật phắt con bé sang phía mình vì sợ… “nó nhiễm giọng nhà quê!”. Mỗi lần như vậy, nước mắt bà chảy vào trong, gạt nỗi buồn tủi, chăm cháu sớm khôn lớn.
Đang ở quê, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát nay lên thành phố ở được ba tháng mà bà rộc cả người. Nhà ở thành phố chật chội, nóng nực, bức bí, ra chợ phải băng qua đường xe đông đúc. Bà Nhi bị cao huyết áp, chứng thấp khớp nên thường hoa mắt, thót tim, chân tay rã rời.
Sợ cảnh đường phố, bà chỉ dám đi chợ rồi về nhà chôn chân trong bốn bức tường. Người thành phố hình như bận rộn quá nên chẳng có thời gian trò chuyện. Nhiều lúc bà muốn sang hàng xóm giải khuây, chia sẻ nỗi nhớ quê đều gặp những cánh cửa sắt đóng im lìm.
Việc “cháu mọn” không tên lại thêm bệnh tật khiến bà ngày càng héo mòn. Bà muốn nghỉ ngơi một buổi mà Lê nào có cho. Lúc Lê viện cớ phải đi có việc gấp, lúc lại bảo rằng phải đi sinh nhật, tiệc tùng. Con cái Lê giao phó cho bà. Nhiều lúc bà muốn về quê ở nhưng chợt nhớ ra, mình chẳng còn nhà để về.
Biết “thóp” mẹ thương con, xót cháu lại vào thế “trắng tay”, Lê ngày càng quá quắt. Lê cố tình phới lờ mình đang là phận con mà tự cho mình cái quyền như …“mẹ”. Trong mắt cô, mẹ đẻ của mình chỉ là người… để sai vặt không hơn không kém. Cô chẳng coi mẹ ra gì. Có lần bà Nhi sơ ý để cháu chơi bẩn ở nền nhà, Lê hét toáng lên rồi quát mẹ: “Giời ơi, mỗi việc trông cháu bà trông không xong thì còn làm việc gì nữa”.
Bà Nhi nhiều lần góp ý với Lê cách ăn nói và đối xử với bà nhưng Lê bỏ ngoài tai còn nói: “Mẹ có tuổi rồi, lẩm cẩm, khó tính vừa chứ!”. Hôm bà ốm, không thiết ăn cơm, Lê chẳng những không hỏi thăm sức khỏe, chăm sóc bà mà còn móc máy: “lại giả nghèo, giả khổ rồi”. Nhiều lúc muốn tâm sự với con rể nhưng bà Thoa lại thôi. Bởi con rể bà đi công tác hàng tháng mới về một lần. Bà đành nuốt nước mắt nghĩ tới tương lai mịt mờ.
Đêm đến là bà lại khổ sở với cái chân đau nhức, đầu óc bà như có ai gõ vào. Nhưng vất vả thể xác không thấm vào đâu, điều làm bà đau nhói chính là thái độ, cử chỉ của con gái với người mẹ như bà. Nước mắt bà rơi đẫm đôi gò má nhăn nheo…
Câu chuyện của bà Nhi không phải là hiếm trong xã hội hiện đại. Rất nhiều ông bố, bà mẹ dành hết cả tuổi xuân, tiền bạc và nhà cửa cho con mình với hy vọng “trẻ cậy cha, già cậy con”. Một số người được hưởng phúc từ người con có hiếu nhưng không ít trường hợp, người cao tuổi bị chính những đứa con mình vắt kiệt sức lực. Khi “quả chanh héo” họ sẵn sàng gây bạo lực tinh thần, thể xác và bỏ rơi với đấng sinh thành của mình.
Người lại hành con!
Trong xã hội hiện đại, lại có nhiều trường hợp ngược lại. Thay vì dành tình yêu và vật chất cho con, lúc tuổi trẻ họ chơi bời, hưởng lạc, tài sản tiêu tan để lại gánh nặng cho con cháu. Ông Nguyễn Văn Khôi, 62 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ. Hồi trẻ, ông Khôi vốn là một chủ gỗ lớn. Ông ỷ thế mình là người kiếm tiền nên có quyền tiêu pha, chơi bời.
Thú vui mà ông cho là “tao nhã” đó là đánh bạc. Ngày ông kiếm tiền ở những hợp đồng gỗ lớn. Tối ông lại “nướng” hết tiền vào trận cờ bạc đầy sát phạt. Vợ không có tiền tiêu, đóng học cho con, ông liền chửi bới vợ là “đồ vô tích sự”. Vợ ông đổ bệnh và mất cũng là lúc ông bán hết gia sản, vùi đầu vào canh bạc đỏ đen.
Khác với bố, Nam - con trai ông là người con tu chí, học giỏi. Ra trường, Nam xin được vào làm Tập đoàn dệt may lớn. Lãnh đạo cơ quan quý mến tạo điều kiện cho Nam làm việc ở nước ngoài với mức lương cao và có cơ hội thăng tiến. Biết vậy, ông Khôi nhất quyết không cho đi với lý do: “Nhà chỉ có hai bố con, bố lại đang bị bệnh đau dạ dày, hay buồn bực dễ trầm cảm. Nếu con đi, bố sẽ đổ bệnh đi theo mẹ mày đấy!”
Nghĩ cảnh bố già ở một mình côi cút, Nam không đành lòng ra nước ngoài. Mặc dù, ra nước ngoài làm việc là điều anh mong ước ấp ủ từ thời niên thiếu. Anh đành tiếc nuối từ chối ân huệ của lãnh đạo. Anh Nam yêu cầu bố không được chơi cờ bạc. Ông Khôi sợ con ra nước ngoài nên đành nghe theo, từ bỏ “kiếp đỏ đen”.
Bù lại, ông nghĩ 101 cách để hành hạ con trai mình. Ông thường lôi chữ “Hiếu” để tạo áp lực cho Nam, coi con trai mình là thẻ ATM hay người sai khiến. Cứ một vài tháng, ông lại yêu cầu con trai xin nghỉ để đưa mình đi du lịch khắp nơi và đòi sắm những bộ quần áo đắt tiền, mua những món ăn ngon. Công việc họp hành bù đầu, nhưng mỗi lần ông Khôi gọi điện về nhà than mệt, Nam lại gác công việc, cuống cuồng về với bố.
Nếu không về, ông Khôi sẽ “làm mình, làm mẩy”… đòi chết! Ông Khôi luôn chuẩn bị đầy đủ các “chiêu trò” tự tử: dao lam rạch tay, thuốc ngủ hay dây thừng treo cổ… khiến anh Nam bủn rủn phải làm theo những yêu sách của bố.
Theo bà Ngô Liên - Chuyên gia tâm lý gia đình (Trung tâm Tư vấn Hà Thiên), cả hai trường hợp trên đều diễn ra trong xã hội hiện đại. Bà Nhi dành tuổi xuân, tiền bạc, nhà cửa dành cho con gái lại bị con gái “trở mặt”. Tuổi già của bà không những được thảnh thơi mà trái lại bị sống nặng nề. Còn ông Khôi, tuổi trẻ ông chơi bời, phá hết tiền của, khi về già lại hành con mình, cản trở sự thăng tiến và tạo áp lực kinh tế, tâm lý cho con.
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng, sẵn sàng dành hết tài sản cho con của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững và bất hiếu. Khi còn trẻ trung khỏe mạnh, cha mẹ hết lòng phục vụ con cái, dẫu là sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, sự nghiệp của bản thân hết thảy đều bỏ qua một bên.
Hình tượng “tôi tớ” toàn tâm toàn ý phục vụ ấy vô hình trung đã bén rễ sâu vào trong tâm của đứa trẻ, dẫn đến những cái nhìn lệch lạc. Nhưng đáng buồn là phần lớn phụ huynh đều không thể tưởng tượng được rằng, bao nhiêu vất vả gian khổ của mình sau cùng chỉ đổi lại được một đứa con bất hiếu. Vậy nên, theo chuyên gia tâm lý, khi còn sung sức, mọi người cần dành cho mình thời gian chăm sóc bản thân, giữ cho mình căn nhà và chút vốn liếng để tuổi già không phụ thuộc con.
Về trường hợp như gia đình ông Khôi, các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra lời khuyên, các đấng sinh thành đừng chơi bời, phá phách để về già trắng tay, tạo gánh nặng cho con cháu. Hiếu thuận là điều các con nên làm đối với bậc sinh thành.
Tuy nhiên, việc chăm lo sự nghiệp, chăm lo các con của mình, giới trẻ cũng cần hoàn thành. Vậy nên, giới trẻ cần cân bằng cuộc sống, sắp xếp công việc, gia đình để bố mẹ không “níu” sự nghiệp cũng như cản trở công việc của mình. Gia đình có ổn, xã hội mới yên vui.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.