"Sau khi Hãng phim truyện Việt Nam được Cổ phần hóa thì tại đây trở nên hoang hóa và mọi thứ bị đóng băng lại biến nơi đây thành thảm họa cho cái nôi của ngành nghệ thuật nước nhà", ông Nguyễn Quốc Tuấn - Đạo diễn, diễn viên của Hãng phim truyện Việt Nam búc xúc nói.
|
Những kỷ vật được lưu giữ gắn liền với 60 năm phát triển và gìn giữ của Hãng phim truyện Việt Nam trở thành đống đổ nát. |
Cần làm rõ việc chi trả lương
Mới đây, Pháp luật Plus nhận được phản ánh của rất nhiều văn nghệ sĩ làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam đau xót sau khi một Hãng phim Quốc gia với lịch sử bề dày 60 năm tuổi đời, gắn liền với hàng trăm tác phẩm điện ảnh ghi dấu trong nền điện ảnh nước nhà. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ rất nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước trao tặng nay trở nên lao đao sau khi cổ phần hóa. Việc làm không có, lương thì không đúng với cam kết ban đầu, các trang thiết bị, dụng cụ bị di chuyển đi đâu không biết, giữa Ban lãnh đạo mới với cán bộ công nhân viên gặp nhiều khúc mắc không thể kết nối được với nhau.
Trao đổi với PV Pháp luật Plus ngày 19/9/2017 ông Vũ Quốc Tuấn – Phó trưởng phòng Quay phim Hãng Phim truyện Việt Nam cho biết: “Chúng tôi lúc đầu rất muốn được cổ phần hóa để thay đổi vì trước có rất nhiều cái trì trệ. Nhưng kể từ khi cổ phần hóa chúng tôi thấy có rất nhiều việc bất bình thường. Đầu tiên là việc trả lương cho chúng tôi đã phá vỡ 9 điều đã cam kết của nhà đầu tư và 10 điều cam kết sau khi cổ phần hóa".
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Quốc Tuấn, Phó trưởng phòng Quay phim, Hãng Phim truyện Việt Nam chia sẻ với phóng viên Phapluatplus.vn về tình trạng sau khi Cổ phần hóa.
Mọi việc không chỉ dừng lại ở đấy mà khi phóng viên có mặt tại Hãng phim truyện thì tất cả các phòng ban làm việc đều của đóng then cài một cách hoang hóa và chỉ còn 1 gian phòng khoảng 20m2 ở bên trong là được mở cửa để cho các văn nghệ sĩ đến làm việc hàng ngày.
"Còn việc lương bổng như vậy thì chúng tôi làm sao sống được khi suốt ngày chỉ lên đây ngồi thì lấy đâu ra ý tưởng, ra chất liệu để ra tác phẩm. Vì đặc thù công việc của chúng tôi để làm ra 1 tác phẩm thì phải có cả 1 lộ trình có cái mất cả vài ba năm. Còn bây giờ nhà đầu tư vào cứ nói chúng tôi không có việc, không làm gì, còn làm thì làm không thì nghỉ", Nghệ sĩ ưu tú Vũ Quốc Tuấn cho biết thêm.
Ở diễn biến khác, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Đạo diễn, diễn viên của Hãng phim truyện Việt Nam búc xúc nói: “Trước khi Cổ phần hóa chúng tôi nghĩ rằng đó là một sự thay đổi để cho Hãng phim phát triển tốt hơn, để cho người nghệ sĩ như chúng tôi được làm nghề. Nhưng sau khi cổ phần hóa xong thì nơi đây - Hãng phim truyện Việt Nam biến thành một thảm họa, khi tất cả mọi thứ ở đây trở nên hoang tàn, không còn gì hoạt động hết ngoài phòng kế toán và hành chính.
|
Đạo diễn, diễn viên Nguyễn Quốc Tuấn - Công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam 13 năm búc xúc chia sẻ về với phóng viên Phapluatplus.vn ngày 19/9/2017 về việc sau khi Cổ phần hóa VFS. |
Tất cả nghệ sĩ của các phòng ban bị dồn vào một phòng với diện tích 20m2 sập sệ như thế này. Vậy chúng tôi làm việc như thế nào vì chức năng làm việc khác nhau, như các bạn biên kịch thì phải ngồi yên tĩnh làm việc, quay phim có một chức năng riêng, đạo diễn cũng vậy nhưng bây giờ họ dồn vào một chỗ khiến chúng tôi không có gì để làm việc cả và hiện tại chúng tôi không có việc để làm. Hơn nữa họ còn tuyên bố rằng “không có việc là không có lương” và bây giờ gần như tất cả các anh em nghệ sĩ là không có lương”.
Nhiều nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam cho hay khi Cổ phần hóa thì Công ty Vận tải Thủy cam kết là sẽ cùng sát cánh với nghệ sĩ để vực dậy Hãng phim truyện Việt Nam, thậm chí còn có cả tâm thư của ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vận tải Thủy gửi chúng tôi là cùng sát cánh bên nhau để đem lại sức sống mới cho Hãng phim truyện Việt Nam và Bản cam kết với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là khi họ Cổ phần hóa thì lương bình quân của mỗi người là 4.857.000 đồng nhưng thực tế ngay sau đấy mới đến tháng thứ 2 họ tuyên bố là không có lương và không có việc (!?).
|
Bảng lương cho cán bộ công nhân viên và các nghệ sĩ sau khi Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam nhưng không được thực hiện theo. |
Nói về vấn đề này chiều ngày 19/9/2017 Chủ tịch Tập đoàn Công ty Vận tải Thủy (đơn vị chiếm 65% cổ phần của Hãng phim) ông Nguyễn Thủy Nguyên đã gặp mặt các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam trước sự chứng kiến của báo chí, ông Thủy Nguyên khẳng định: “Không làm, đến ngồi cũng có lương. Trước mắt chúng tôi vẫn trả lương bình thường, trả đến khi nào mà họ không ngồi được nữa thì thôi”.
Lý giải về tiền lương được trả cho các văn nghệ sĩ của Hãng phim truyện, ông Nguyễn Thủy Nguyên cho biết: “Đây chỉ là mức lương tạm ứng, chúng tôi sẽ trả đầy đủ tiền lương cho các nghệ sĩ”. Nhưng khi các phóng viên hỏi thời điểm là khi nào thì ông Thủy Nguyên ngập ngừng và chưa cho biết thời gian chính xác là bao nhiêu lâu?
Vậy với việc không làm chỉ cần lên đây ngồi mà vẫn có lương thì có một nhà đầu tư nào lại trả lương cho người không làm việc? Đặc biệt, bắt họ lên đây ngồi thì trả lương cho họ như thế nào và có đảm bảo được cuộc sống cho những văn nghệ sĩ tại đây không? thì đây vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ chưa có sự chứng minh nào được về việc làm của nhà đầu tư. Vì như văn nghệ sĩ tại đây cung cấp thông tin như việc trả lương ngay sau khi Cổ phần hóa đã không được thực hiện đúng.
“Lương còn không có thì lấy đâu tiền để làm phim?”
Hơn nữa ngoài việc tiền lương chi trả cho các nghệ sĩ bị phản ánh ra thì việc số vốn đươc cam kết ban đầu để đầu tư cho việc làm phim cũng đang khiến các văn nghệ sĩ vô cùng búc xúc.
Như theo lời của ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: “Tổng tất cả định giá về đất và tài sản là hơn 30 tỷ đồng và nhà đầu tư có nói rằng sẽ dàng ra 10 tỷ để làm phim sau khi cổ phần hóa. Nhưng bây giờ không có 1 tỷ nào, hỏi ra họ nói là không có tiền. Họ luôn luôn nói là không có và kêu là không có tiền. Họ còn nói các bạn biên kịch là ở nhà đi đến làm gì cho tốn điện. Còn chúng tôi luôn khao khát được làm việc nhưng không có việc, nói nói chung tôi là không thể kéo được việc về. Mỗi nghệ sĩ phải tự đi kéo việc về đây, không có việc là không có lương. Các anh muốn kiện đi đâu thì kiện còn các anh không có việc là không có tiền. Còn ngay lập tức chúng tôi không có lương cho thấy việc làm của chủ đầu tư với bản cam kết ban đầu đang trái ngược nhau?
Thiết nghĩ, liệu đó chỉ là lời nói trước mắt để giữ ép buộc những văn nghệ sĩ tại đây phải tự từ bỏ công việc của mình suốt mấy chục năm gắn bó.Như bây giờ lương còn không có thì lấy đâu tiền để làm phim nên đây cũng là một khất tất của chủ đầu tư khi họ nói một đằng làm một nẻo”.
|
Với cơ chế mới mà nhà đâu tư đưa ra sau khi Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam thì liệu còn lại bao nhiêu nghệ sĩ bám trụ lài được nơi đây. |
Bên cạnh đó, Nhà đầu tư ép văn nghệ sĩ lên Hãng phim ngồi làm việc theo giờ hành chính hàng ngày trong khi hiện tại chỗ làm việc của họ cũng không có đủ chỗ để ngồi mà 24 con người lao động trí óc đút nhét trong một phòng làm việc 20m2 và hưởng mức lương chưa được trả lời rõ ràng và không làm đúng theo bản cam kết ban đầu?
Với số tiền mà chủ đầu tư từng nói để làm Phim bây giờ hỏi đến nói không có và số lượng phim để làm trong 1 năm chỉ có 2 bộ phim, vậy việc này có phù hợp cho một hãng phim hơn 80 nhân sự mà chỉ để làm như vậy thì văn nghệ sĩ sẽ làm gì để sống?
Còn theo lời của ông Thủy Nguyên trả lời Phóng viên và các nghệ sĩ chiều ngày 19/9/2017 luôn nhấn mạnh việc cho các văn nghệ sĩ đưa ra ý tưởng: “Nếu các anh thiếu tiền để làm phim tôi Công ty sẽ cho vay”. Việc đưa ý tưởng cho các nghệ sĩ vay tiền của doanh nghiệp có đúng với quy định của một đầu tư sau khi chiếm 65% cổ phần của Hãng phim truyện Việt Nam?
|
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vận tải Thủy - UVBCH sau khi cổ phần hóa Hãnng phim truyện Việt Nam nói với các nghệ sĩ “Nếu các anh thiếu tiền để làm phim tôi Công ty sẽ cho vay”. |
Phải chăng đây là một lời hứa cho có để thâu tóm Hãng phim còn việc thực hiện như thế nào vẫn còn là câu hỏi chưa lời giải đáp?
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.