Nếu quyết định hành chính của chính quyền địa phương được thực thi, hàng nghìn lao động sẽ mất việc làm, gia đình họ sẽ mất rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Toà soạn Pháp luật Plus nhận được Đơn kêu cứu của 13 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu đất để thực hiện Dự án nhà máy ô tô 1-5 (Đông Anh, Hà Nội) liên quan đến việc UBND huyện Đông Anh quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ đối với các công trình mà các doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng.
Các doanh nghiệp bày tỏ bức xúc bởi các doanh nghiệp có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Đông Anh (ngày 21/10/2019) đề nghị được xem xét và có hướng dẫn, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà xưởng tại Dự án nhà máy ô tô 1-5 chưa được UBND huyện Đông Anh phản hồi thì cơ quan này liên tiếp ban hành các Quyết định số 7827/QĐ-KPHQ ngày 22/10/2019 và Quyết định số 8042/QĐ-CCXP ngày 25/10/2019. Yêu cầu Công ty cổ phần ô tô 1-5 phá dỡ 31 công trình mà 13 doanh nghiệp đã xây dựng và sử dụng ổn định.
Nếu các quyết định hành chính nêu trên được thực thi, thì sẽ đẩy các doanh nghiệp ra khỏi nơi sản xuất, khiến hàng chục doanh nghiệp có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, hàng nghìn người lao động mất việc làm trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận được bất cứ phương án bồi thường, hỗ trợ nào từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Công ty cổ phần ô tô 1-5 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và của người lao động.
Một góc công trình.
Pháp luật Plus xin được trích đăng nguyên văn ý kiến bày tỏ nguyện vọng của các doanh nghiệp này một cách khách quan, trung thực trong nội dung Đơn:
“Thứ nhất: Năm 2007, Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam ban hành Quyết định giao nhà máy sản xuất ô tô 1-5 (nay là Công ty cổ phần ô tô 1-5) làm Chủ đầu tư thực hiện Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô khách. Tuy nhiên, sau khi được giao thực hiện Dự án và được cấp Giấy phép xây dựng thì Công ty cổ phần ô tô 1-5 lại không có đủ nguồn lực thực hiện Dự án. Vì vậy, khoảng năm 2014, 2015 Công ty cổ phần ô tô 1-5 đã mời gọi các nhà đầu tư vào khu đất thực hiện Dự án để đầu tư, xây dựng hệ thống máy móc, nhà xưởng, sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô trên khu đất nhà máy ô tô 1-5.
Tin tưởng vào những cam kết hợp tác đầu tư của Công ty cổ phần ô tô 1-5 và với mong muốn gắn bó lâu dài với khu đất để ổn định sản xuất kinh doanh, 13 doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng 31 nhà xưởng và sử dụng ổn định từ năm 2015, 2016 đến nay. Việc đầu tư này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phân khu đô thị N6 của UBND thành phố Hà Nội.
Do đó, việc các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại khu đất Dự án nhà máy ô tô 1-5 là theo lời mời gọi của Công ty cổ phần ô tô 1-5 và phù hợp với quy hoạch của thành phố.
Thứ hai, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng Nhà máy hiện đại, đồng bộ, tập trung tiến hành sản xuất các mặt hàng phụ trợ cho Công ty cổ phần ô tô 1-5 như sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe... Thậm chí, các doanh nghiệp còn phải vay tiền từ các Ngân hàng để đầu tư xây dựng công trình trên đất.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu đất Dự án nhà máy ô tô Nguyên Khê, các doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn nhân công tại địa phương và các vùng lân cận, đóng góp hàng trăm tỷ đồng tiền thuế mỗi năm để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của huyện Đông Anh nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.
Một góc công trình.
Cũng từ những đóng góp của các doanh nghiệp mà UBND TP Hà Nội đã giao cho Công ty cổ phần ô tô 1-5 tổ chức lập quy hoạch cho khu đất và ban hành Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Nhà máy ô tô 1-5, tỷ lệ 1/500 tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Thứ ba: Trong thời gian hoạt động sản xuất tại khu đất Dự án nhà máy ô tô 1-5 các doanh nghiệp có những đóng góp đáng kể cho địa phương và cũng đã được địa phương ghi nhận. Thế nhưng, UBND huyện Đông Anh liên tiếp ban hành các Quyết định số 7827/QĐ-KPHQ ngày 22/10/2019 và Quyết định số 8042/QĐ-CCXP ngày 25/10/2019 đã gián tiếp phủ nhận toàn bộ sự có mặt và những đóng góp của các doanh nghiệp tại Dự án nhà máy ô tô 1-5 cũng như quyền của các doanh nghiệp đối với những tài sản đã đầu tư xây dựng.
Thứ tư: Việc UBND huyện Đông Anh yêu cầu tháo dỡ các công trình xây dựng sẽ gây thiệt hại trực tiếp và nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy các Doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.
Bên cạnh đó, khi UBND huyện Đông Anh yêu cầu phá dỡ công trình xây dựng trong khi các cơ quan có thẩm quyền cùng với Công ty cổ phần ô tô 1-5 chưa đưa ra được phương án, lộ trình di dời cũng như việc bồi thường, hỗ trợ khi buộc tháo dỡ công trình thì các Doanh nghiệp không thể đảm bảo việc làm ổn định cho hàng nghìn người lao động, dẫn đến nguy cơ người lao động mất đi công ăn việc làm là điều tất yếu và hệ lụy kéo theo là hàng nghìn gia đình bố mẹ, vợ chồng, con cái không còn nguồn sống.
Vậy đối với những công trình mà các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng thì có thuộc trường hợp bị phá dỡ theo quy định pháp luật hay không? Để làm rõ vấn đề này, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Ngọc Đạt – Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý.
Luật sư Nguyễn Ngọc Đạt nhận định: "Các công trình đã xây dựng của các doanh nghiệp thuộc trường hợp được cho phép hoàn thiện thủ tục pháp lý. Căn cứ khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ và đối chiếu với các công trình mà các doanh nghiệp đã xây dựng tại khu đất Dự án Nhà máy ô tô 1-5 thì các doanh nghiệp không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính buộc phá dỡ công trình bởi:
Các công trình không vi phạm chỉ giới xây dựng; Các công trình không gây ảnh hưởng các công trình lân cận và không có tranh chấp; Các công trình này được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp; Việc đầu tư vào xây dựng các công trình trên đất đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trước ngày 15/1/2018 (ngày Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực) và phù hợp với quy hoạch đất công nghiệp (nhà máy, kho tàng, sản xuất lắp ráp ô tô, vật liệu mới…) và góp phần lớn trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước.
Hơn nữa, ngày 30/3/2016, khi UBND huyện Đông Anh ban hành Quyết định số 699/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các công trình xây dựng của các doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: “Yêu cầu Công ty cổ phần ô tô 1-5 hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án 5000 xe/năm. Khi được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết thì phải khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng theo quy định”.
“Vì vậy, ngày 19/5/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2495/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết nhà máy ô tô 1-5, tỷ lệ 1/500 để giao cho Công ty cổ phần ô tô 1-5 tổ chức, lập quy hoạch.
Hơn nữa, cho đến nay, UBND thành phố Hà Nội cũng chưa có bất cứ văn bản nào thu hồi nhiệm vụ đã giao cho Công ty cổ phần ô tô 1-5. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp và Công ty cổ phần ô tô 1-5 đang thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh tại Quyết định số 699/QĐ-XPVPHC ngày 30/3/2016.
Như vậy, việc UBND huyện Đông Anh ban hành quyết định phá dỡ các công trình xây dựng mà không cho các doanh nghiệp được tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để tồn tại là không phù hợp với thực tế triển khai Dự án cũng như nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Nhà máy ô tô 1-5 mà UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt, không nhất quán về chủ trương, đường lối giải quyết của UBND huyện.
UBND huyện Đông Anh đã có phương án xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động đang làm việc tại khu đất Dự án nhà máy ô tô 1-5 khi Quyết định phá dỡ các công trình xây dựng của các doanh nghiệp hay chưa? Vấn đề an sinh xã hội sẽ được UBND huyện Đông Anh giải quyết như thế nào khi hậu quả của việc phá dỡ các công trình nêu trên là doanh nghiệp phá sản, công nhân mất việc làm?”, Luật sư Nguyễn Ngọc Đạt – Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội cho hay.
Với những kiến nghị có cơ sở pháp luật như trên, Pháp luật Plus kính đề nghị UBND TP Hà Nội và các sở ngành liên quan, UBND huyện Đông Anh xem xét những kiến nghị hợp tình hợp lý, bảo đảm cuộc sống cho hàng ngàn lao động đang có nguy cơ mất việc làm.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực.Trong đó, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, việc này không chỉ gia tăng quyền lợi an sinh xã hội cho nhiều nhóm lao động hơn, đặc biệt là những người làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc có quan hệ lao động không truyền thống mà còn hướng tới mục tiêu bao phủ an sinh xã hội toàn dân.
Ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trần Thị Lệ T (40 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi Trốn thuế theo quy định của pháp luật.
Giang Seo Hòa là đối tượng bị truy nã theo Quyết định số 03, ngày 12/11/2024 của Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Đắk Nông về tội "Che dấu tội phạm".
Liên quan đến vụ việc 2 người dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm, Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tạm giữ 3 đối tượng để điều tra.
Ngày 11/6/2025, sau 2 lần tạm ngừng phiên toà, TAND TP Sầm Sơn đã mở lại phiên toà tiếp tục xét xử vụ án “Hủy hoại tài sản” theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Lê Cao Đồng (trú tại phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Lê Hải (SN 1970, nguyên phó phòng Nghiệp vụ 1 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên) và Phạm Phú Hoàng Duy (SN 1985) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Do tin tưởng là con gái của mình nên bà L. đã 02 lần chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên “NGUYEN VAN QUYEN” với tổng số tiền 680 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, đối tượng lập tức cắt liên lạc và xóa tài khoản…
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển hàng cấm là thuốc lá ngoại nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam tiêu thụ ngay từ biên giới.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.