Trở thành game thủ chuyên nghiệp đang được công nhận là một lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp tại Hàn Quốc khi thể thao điện tử xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên đất nước này mơ ước.
Đào tạo game thủ chuyên nghiệp từ bậc trung học
Tại Hàn Quốc, quan điểm của thế hệ cũ về hình ảnh thanh thiếu niên dành hàng giờ đồng hồ trước máy tính để chơi trò chơi điện tử đã thay đổi khi thể thao điện tử, hay còn gọi là eSport, đang nhận được ngày càng nhiều những khoản đầu tư lớn, từ Chính phủ lẫn doanh nghiệp.
Thời gian Yoon Ki-chan (16 tuổi) chơi Liên minh huyền thoại (League of Legends) nhiều hơn cả thời gian ngủ. Hiện tại, Yoon Ki-chan đang theo học tại Eunpyeong Meditech - trường trung học duy nhất tại Hàn Quốc có chương trình giảng dạy đào tạo game thủ chuyên nghiệp.
"Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tôi phải dành nhiều thời gian ở nhà hơn và bắt đầu chơi Liên minh huyền thoại chuyên sâu. Tôi đã đạt đến trình độ kim cương, cấp độ dành cho 1-2% người đứng đầu và đó là lúc tôi thực sự nghiêm túc với giấc mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp", Yoon Ki-chan chia sẻ.
Yoon Ki-chan và các đồng nghiệp của cậu là thế hệ game thủ tiếp theo ở Hàn Quốc. Quốc gia này được cho là một cường quốc thể thao điện tử đang phát triển nhanh chóng với những người chơi đã giành chức vô địch thế giới Liên minh huyền thoại của Riot Games (Riot Games' League of Legends World Championship) sáu lần kể từ khi sự kiện thể thao điện tử có nhiều người xem nhất này bắt đầu vào năm 2011.
Kim Min-soo (17 tuổi), một sinh viên phải đeo nẹp tay phải để bớt đau do chơi game quá nhiều nói rằng: "Tôi chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày và tôi muốn trở thành ngôi sao, tham gia một đấu trường thể thao điện tử chật kín người hâm mộ".
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, eSport xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên Hàn Quốc mơ ước, đứng sau vận động viên thể thao, bác sĩ, giáo viên và nhà sáng tạo nội dung số. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc đang nỗ lực để tìm kiếm đào tạo các game thủ trẻ ngay từ ghế nhà trường.
Các bậc phụ huynh cũng dần thay đổi quan điểm và chấp nhận cho con mình theo đuổi nghề game thủ chuyên nghiệp.
Chính phủ đầu tư ngân sách cho thể thao điện tử
Tháng 8/2021, Hàn Quốc cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ một đạo luật kéo dài một thập kỷ, đó là cấm thanh thiếu niên dưới 16 tuổi chơi trò chơi trực tuyến trên máy tính từ nửa đêm đến 6 giờ sáng.
Động thái của Hàn Quốc trái ngược với Trung Quốc - thị trường eSport lớn nhất thế giới. Vào cuối tháng 8/2021, Trung Quốc đã giới hạn đáng kể lượng thời gian người dưới 18 tuổi có thể dành cho trò chơi điện tử xuống chỉ còn ba giờ một tuần.
"Quy định về trò chơi của Trung Quốc có thể là một cơ hội khá tốt để chúng tôi xây dựng sức mạnh và giành lại thế chủ động về thể thao điện tử", Park Se-woon, Phó Chủ tịch tại Học viện Trò chơi Seoul (Seoul Game Academy) - nơi đưa ra chương trình giúp phát triển game thủ chuyên nghiệp cho biết.
Phó Chủ tịch Park cho biết thêm rằng số cuộc tham vấn hàng ngày tại học viện tư nhân này đã tăng ba mươi lần kể từ khi bắt đầu vào năm 2016.
Oh Ji-hwan, Giám đốc điều hành của Nongshim eSports cho hay: "Ngành công nghiệp thể thao điện tử đang trên đà phát triển nhưng các biện pháp hỗ trợ của nhà nước còn yếu. Sự tài trợ của các công ty và học viện tư nhân chủ yếu là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp này".
Ngành công nghiệp eSport tại Hàn Quốc có giá trị ước tính lên tới khoảng 17,9 nghìn tỷ won (15,2 tỷ USD). Nhiều doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc đã đầu tư tiền vào lĩnh vực này khi coi thể thao điện tử như một nền tảng để tiếp cận các thế hệ trẻ và cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ.
Theo các chuyên gia, để giúp Hàn Quốc, một đất nước với dân số tương đối ít, có thể bắt kịp Trung Quốc và Mỹ, các khoản đầu tư nhiều hơn nữa từ Chính phủ và doanh nghiệp là cần thiết. Đó cũng là lý do vì sao Chính phủ Hàn Quốc quyết định chi 67,1 tỷ won (57,8 triệu USD) cho lĩnh vực này trong năm 2022 từ ngân sách quốc gia.
Chìa khóa để Hàn Quốc nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực này không gì khác đó là tập trung tìm kiếm và đào tạo các tài năng trẻ. Mang eSport vào giảng dạy tại các trường phổ thông hứa hẹn sẽ còn tiếp tục trở thành xu hướng trong thời gian tới tại xứ sở kim chi.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Hiện nay, việc số hóa tạp chí khoa học ở Việt Nam mới chỉ đang ở những bước sơ khai với 75% tạp chí khoa học được số hoá – nghĩa là xuất bản tạp chí online.
Từ 1/6, khách hàng quảng cáo trên nền tảng Facebook tại Việt Nam sẽ phải nộp thêm 5% VAT. Quảng cáo thẩm mỹ, thực phẩm chức năng, đông y... được cho là lo hơn cả.
Người trẻ ngày nay có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn tài nguyên vô tận trên Internet nhằm phục vụ cho việc học tập, làm việc và đặc biệt là giải trí. Thời đại 4.0, phải kể đến ngành giải trí số 1 hiện nay - game online.
PC-Covid là ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia. Ứng dụng được phát triển phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, để Việt Nam có thể "bình thường mới".
Với tổng số 7 hạng mục đạt giải tại giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021, VNPT là đơn vị đạt nhiều giải thưởng lớn đối với các giải pháp công nghệ giúp đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Mạng xã hội Facebook vừa phát đi thông báo về việc thực hiện 2 vụ kiện liên quan đến vi phạm chính sách và điều khoản quảng cáo, trong đó có một vụ kiện liên quan đến 4 người Việt Nam.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.