Chiều 17/5, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện Sở Y tế Hà Nội đã cho biết, trong 5 tháng đầu năm TP Hà Nội đã kiểm tra hơn 48.000 cơ sở, phát hiện 7872 cơ sở vi phạm, với tổng số tiền phạt hơn 13 tỷ đồng.
Tin nên đọc
TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng Thực phẩm sạch
UBND tỉnh An Giang chủ động phối hợp, triển khai chương trình “Đồng hành cùng thực phẩm sạch”
Tỉnh Khánh Hòa đồng hành cùng Thực phẩm sạch
Mong muốn có thêm nhiều cửa hàng thực phẩm sạch
Theo đó, TP đã thành lập 766 đoàn thanh, kiểm tra trong đó tại thành phố gồm 36 đoàn, tại các quận, huyện thị xã, xã phường thị trấn là 730 đoàn.
Kiểm tra 48.899 cơ sở, phát hiện 7872 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, xử lý 6227 cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 488 cơ sở, phạt tiền 2736 cơ sở với số tiền phạt 13.122.652.000 đồng.
Trong đó, tháng hành động an toàn thực phẩm, thanh kiểm tra 11.817 cơ sở, phạt tiền 978 cơ sở, với tổng số tiền phạt 3.302.734.000 đồng.
Bên cạnh đó, công tác kiểm nghiệm, giám sát và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm luôn được tích cực triển khai.
Thành phố đã lấy 775 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, trong Tháng hành động an toàn thực phẩm đã lấy 214 mẫu. Trong đó, phát hiện 49 mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự công bố.
Xét nghiệm nhanh đạt 107.574/119.423 mẫu (90,1%), trong đó tuyến quận, huyện đạt 101.550/113.203 mẫu, tuyển thành phố đạt 6024/6022 mẫu.
|
TP Hà Nội đã thành lập 766 đoàn thanh, kiểm tra trong đó tại thành phố gồm 36 đoàn, tại các quận, huyện thị xã, xã phường thị trấn là 730 đoàn. Ảnh: minh họa |
Công tác giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng được kiện toàn. 4 đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm được thành lập.
Việc giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố tại các lễ hội được theo dõi sát sao. Và trong những tháng đầu năm đã không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra tại các điểm lễ hội.
Tuy nhiên, để siết chặt quản lý về vấn đề an toàn thực phẩm, cần đẩy nhanh tiến độ Thí điểm thanh tra chuyên ngành tại 5 quận, huyện từ nay đến hết năm 2016.
Bên cạnh đó, việc các mô hình điểm về an toàn thực phẩm theo kế hoạch cũng cần được nhanh chóng triển khai, các mô hình cảnh báo nhanh phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng cần được duy trì và phát huy mạnh.
Cũng trong buổi họp, Ban Tuyên Giáo Thành ủy TP Hà Nội cũng đã công bố số điện thoại đường dây nóng. Bao gồm số điện thoại đường dây nóng của Sở Công thương: 1900585826; số điện thoại của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 04.33800115; Sở Y tế: 04.39985765.
Người dân khi phát hiện các bất thường về an toàn thực phẩm có thể gọi điện đến các đường dây nóng này. Tại đây, sẽ có bộ phận thường trực để tiếp nhận các cuộc gọi phản ánh của người dân.