Ngày 19/8, tại huyện Quang Bình, UBND tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng Cục du lịch tổ chức Hội nghị phát triển sản phẩm du lịch trong liên kết vùng.
Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; ông Hà Văn Siêu, Tổng Cục phó, Tổng Cục du lịch Việt Nam; lãnh đạo Vụ thị trường Tổng Cục du lịch Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nam, Lào Cai, Ninh Bình, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại Hà Nội; các công ty, doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh; một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý nhấn mạnh: Dựa trên những đặc điểm và lợi thế về tài nguyên du lịch đặc thù, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định là phát triển sản phẩm du lịch theo không gian vùng, dựa trên đặc điểm của địa phương để triển khai thực hiện.
Những năm gần đây, tỉnh đã định hướng cụ thể, tạo cơ chế thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Qua đó, lượng du khách đến tỉnh tăng bình quân trên 10% năm, năm 2019 ước đạt 1,3 triệu lượt khách. Do đó, liên kết để phát triển du lịch là một hướng đi tất yếu của tỉnh trong những năm tới.
Việc tỉnh tổ chức hội nghị lần này nhằm tranh thủ lấy những ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý và các doanh nghiệp lữ hành để đưa ra những đề xuất định hướng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tăng cường liên kết để tạo ra sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều khía cạnh về phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng trong liên kết vùng của tỉnh.
Trong đó, nêu bật những nội dung như: Phát triển du lịch dựa trên lợi thế về địa chất địa mạo, địa hình đặc thù có giá trị về cảnh quan và di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc; đẩy mạnh nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch, các mô hình homestay ở các tỉnh; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngành nghề du lịch; hợp tác giữa các hiệp hội để kết nối tour tuyến, ẩm thực giữa các vùng miền; thay đổi cách tiếp cận, quảng bá các sản phẩm du lịch, nhất là tạo ra các hoạt động trải nghiệm thực tế cho du khách. Khắc phục những khó khăn về đường giao thông.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục du lịch Việt Nam khẳng định: Tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch nhưng cần làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, đưa những hình ảnh độc đáo đến với du khách trong và ngoài nước, nhất là tạo ra các hoạt động trải nghiệm thực tế cho du khách.
Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh phải có sự liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch bên ngoài để đẩy mạnh phát triển du lịch.
Tổng Cục du lịch Việt Nam cam kết đồng hành cùng tỉnh trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch, đặc biệt là ở thị trường quốc tế.
Trong khuôn khổ hội nghị, các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quang Bình đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình và ký biên bản thỏa thuận hợp tác kết nối tour, tuyến du lịch với 6 doanh nghiệp lữ hành để tạo mối liên kết phát triển du lịch.
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang dự kiến thu hút khoảng 200.000-250.000 lượt người dân và du khách đến tham dự. Đây là sự kiện không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa mà còn góp phần giới thiệu du lịch địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thu nhập được miễn thuế...
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.