Phong trào hiến máu tình nguyện chính thức được phát động tại Việt Nam ngày 24/1/1994. Sau 30 năm triển khai cho thấy đây là một phong trào có giá trị và ý nghĩa nhân văn rất lớn, giúp hàng triệu người bệnh được cấp cứu kịp thời, được kéo dài sự sống… Hoạt động hiến máu tình nguyện cũng tô thắm thêm truyền thống tương thân, tương ái, mang đậm tình yêu thương, nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam.
Nhờ công tác vận động và tổ chức hiến máu tình nguyện (HMTN) ngày càng phát triển lớn mạnh mà lượng máu thu nhận tăng nhanh qua các năm. Cùng với đó, công tác truyền thông ngày càng đa dạng với nhiều hình thức: từ truyền thông trực tiếp, phát tờ rơi, dán áp phích, căng treo băng rôn,… cho đến truyền thông đa phương tiện trên truyền hình, phát thanh, mạng xã hội đã được sử dụng hiệu quả trong việc tuyên truyền theo chiều rộng, chiều sâu nhằm thay đổi nhận thức và thu hút người dân tới với các điểm, các ngày hội hiến máu.
Trong 30 năm qua, toàn quốc đã tiếp nhận hơn 21,3 triệu đơn vị máu; có hàng chục nghìn cá nhân HMTN tiêu biểu hơn 30, 50 lần thậm chí hơn 100 lần; đã có hàng nghìn gia đình mà hầu hết các thành viên cùng hiến máu và tham gia vận động hiến máu tình nguyện; nhiều cơ quan, trường học, doanh nghiệp và địa phương thường xuyên tổ chức ngày hiến máu.
Năm 1994, cả nước tiếp nhận được khoảng 138 nghìn đơn vị máu, thì đến năm 2014, lần đầu tiên cả nước đã tiếp nhận được hơn 1 triệu đơn vị máu và năm 2023, cả nước tiếp nhận hơn 1,5 triệu đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận được đã từng bước đáp ứng được nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị người bệnh và dự phòng thiên tai, thảm họa.
Cùng với đó, tỷ lệ người hiến máu thể tích từ 350ml trở lên, người hiến máu nhắc lại ngày càng gia tăng; chất lượng máu tiếp nhận cũng ngày càng tốt hơn, từ đó đã góp phần cứu sống hàng triệu người bệnh nhờ được truyền máu.
Ðáng chú ý, cùng với gia tăng số lượng người hiến máu thì tỷ lệ người HMTN đã thay đổi tích cực. Trước năm 1994, hơn 90% số người hiến máu là nhận tiền, tỷ lệ HMTN chỉ chiếm dưới 10% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 41%; đến năm 2013 là 94% và đến cuối năm 2023, tỷ lệ người HMTN đã đạt 99%.
Ðã xây dựng được lực lượng hiến máu dự bị khẩn cấp ở nhiều địa phương thuộc diện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, sẵn sàng huy động người hiến máu khi xảy ra cấp cứu: Côn Ðảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ðiện Biên Ðông (Ðiện Biên), Mèo Vạc (Hà Giang), Quan Sơn (Thanh Hóa), Lệ Thủy (Quảng Bình)…
Mạng lưới cơ sở tiếp nhận, cung cấp máu cũng được mở rộng, ngoài Trung tâm Máu quốc gia, các trung tâm truyền máu khu vực, trung tâm truyền máu vùng cũng được thành lập… Nhờ đó tập trung hóa ngân hàng máu, nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận máu; đầu tư dây truyền xét nghiệm sàng lọc hiện đại, thực hiện sàng lọc bằng phương pháp phân tử, áp dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc HIV, HBV, HCV đối với các đơn vị máu và chế phẩm trước khi truyền cho bệnh nhân; sản xuất, điều chế được nhiều chế phẩm máu khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của người bệnh… Người bệnh cần truyền máu ở các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa cũng được thụ hưởng các chế phẩm máu chất lượng như các bệnh viện ở tuyến trung ương.
Nhiều chiến dịch, sự kiện, chương trình hiến máu tình nguyện lớn được triển khai thành công, thu hút sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân như: “Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết” và Lễ hội Xuân hồng, Chủ nhật Ðỏ; hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” (7/4); “Chiến dịch những giọt máu hồng - hè” và Hành trình Ðỏ, “Ngày Quốc tế người hiến máu” - 14/6…
Qua 30 năm, phong trào HMTN tại nước ta đã phát triển một cách ấn tượng với nhiều dấu ấn và thật sự là một cuộc cách mạng thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về hiến máu tình nguyện. Hoạt động HMTN đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, sự hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm của đông đảo các tầng lớp nhân dân và của toàn xã hội. Trước đây, người hiến máu chính là thanh niên, sinh viên thì hiện nay người hiến máu được mở rộng, đa dạng đến mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo…
“Nhờ công tác vận động và tổ chức hiến máu ngày càng hiệu quả mà bảo đảm được lượng máu cho cấp cứu và điều trị. 30 năm phát động HMTN ở nước ta là cả quá trình nỗ lực thay đổi từ nhận thức đến hành động của hàng chục triệu người dân Việt Nam. Nhận thức có tốt đến đâu, khoa học có tiến bộ thế nào thì cũng không thể thay thế được nguồn máu hiến tặng từ những người hiến máu thường xuyên.
PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương
Ðặc biệt, trong những giai đoạn gian khó, khi có thông tin thiếu máu trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong những giai đoạn căng thẳng của đại dịch Covid-19 thiếu hụt nghiêm trọng nguồn máu điều trị, thì ngay lập tức có hàng nghìn người dân sẵn sàng tham gia hiến máu, chia sẻ sự sống đối với người bệnh.
Hoạt động HMTN đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng người hiến máu và ảnh hưởng tích cực tới người dân trong việc chăm sóc sức khỏe và ý thức phòng bệnh, nhất là HIV/AIDS và các vi-rút, vi khuẩn lây truyền qua đường truyền máu để bảo vệ mình và để hiến máu an toàn. Với người hiến máu nhắc lại, giúp tăng ý thức tự chăm sóc, giám sát sức khỏe và tạo dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Hoạt động hiến máu cũng tạo môi trường rèn luyện cho một bộ phận lớn thanh niên, sinh viên trong cả nước với hàng nghìn câu lạc bộ tình nguyện, đội tình nguyện với hàng trăm nghìn tình nguyện viên vận động hiến máu khắp cả nước... Hoạt động hiến máu đã tạo thành phong trào thu hút rất đông lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện; đây là môi trường tốt cho đội ngũ này đóng góp, trải nghiệm và rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trong suốt 30 năm qua, phong trào HMTN tại Việt Nam phát triển ngày một lớn mạnh, đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng rộng lớn, thu hút và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hoạt động hiến máu tại Việt Nam đã góp phần mang lại sự sống của hàng triệu người dân, bảo đảm việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chi đoàn, đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ.
Đội tình nguyện viên công giáo được phổ biến thông tin trước khi lên đường làm nhiệm vụ tại các Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 10 và số 12.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.