Vào ngày 8/11/2023 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành Quyết định số 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh giá mức giá bán lẻ điện bình quân.
Theo quyết định này, điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9/11/2023, tương ứng tăng 4,5% so với giá bình quân hiện hành.
Cũng trong ngày 8/11/2023, Bộ Công Thương có Quyết định số 2941/QĐ-BCT quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện.
Trước đó, mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4/5/2023, giúp cho doanh thu của EVN tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng.
Quyết định của Bộ Công Thương đã quy định cụ thể giá bán điện cho từng nhóm khách hàng.
Theo đó, đơn giá mới cho bậc 1 (0 - 50 kWh) tăng lên 1.806 đồng/kWh, bậc 2 (51 - 100 kWh) lên 1.866 đồng/kWh, bậc 3 (101 - 200 kWh) lên 2.167 đồng/kWh, bậc 4 (201 - 300 kWh) lên 2.729 đồng/kWh, bậc 5 (301 - 400 kWh) lên 3.050 đồng/kWh, bậc 6 (401 kWh trở lên) lên 3.151 đồng/kWh.
Dựa trên số liệu thống kê về khách hàng sử dụng điện trong 9 tháng đầu năm 2023, EVN cũng đã có tính toán cụ thể về tác động tới từng đối tượng khách hàng sử dụng điện. Cụ thể, với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sau khi điều chỉnh giá, mỗi hộ tiêu thụ điện dưới 50kWh/tháng, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 3.900 đồng/hộ;
Các hộ tiêu thụ từ 51 - 100 kWh/tháng, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 7.900 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 101 - 200kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 17.200 đồng/hộ (đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số khách hàng sử dụng điện sinh hoạt (chiếm 34,08%); các hộ tiêu thụ từ 201 - 300kWh, số tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 28.900 đồng/hộ.
Ngoài ra, các hộ tiêu thụ từ 301 - 400kWh, tiền điện tăng thêm bình quân là khoảng 42.000 đồng/hộ; các hộ tiêu thụ từ 401kWh trở lên đến khoảng 500kWh, tiền điện tăng thêm bình quân là 55.600 đồng/hộ.
EVN cho biết, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, hằng tháng, hộ nghèo được hỗ trợ với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng; hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức tương đương số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tác động của việc điều chỉnh giá điện tùy thuộc vào hành vi sử dụng điện của khách hàng và tỷ lệ sử dụng điện trong tổng chi phí giá thành của doanh nghiệp.
Cụ thể, khách hàng kinh doanh dịch vụ (có 547 nghìn khách hàng), sau khi thay đổi giá, trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/tháng; khách hàng sản xuất (có hơn 1,9 triệu khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng; khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681 nghìn khách hàng), trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.
Theo số liệu đánh giá của Tổng Cục thống kê, việc điều chỉnh giá điện lần này dự kiến làm chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2023 chỉ tăng khoảng 0,035%.
Doanh nghiệp sợi OE không thể sử dụng bông rơi chải kỹ để làm nguyên liệu vì giá thành sản phẩm sẽ rất cao, không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau 6 năm, từ ngày xả lũ gây thiệt hại, hàng chục văn bản được ban hành thống nhất phương án hỗ trợ tái định cư nhưng các hộ dân bị ảnh hưởng vẫn đang… chờ. Đằng sau những văn bản chỉ đạo nối dài là sự mòn mỏi của người dân và câu hỏi lớn “còn đợi đến bao giờ ?”
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025.
Ngày 11/10, tại UBND TP Phú Quốc, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.