Hôm qua, nhiều đồng tiền đã giảm trên 10%. Bitcoin đang vẫn chưa thể thoát khỏi đợt giảm giá kéo dài từ đầu năm 2018.
|
Ảnh minh họa.(Nguồn: Trí Thức trẻ) |
Hiện tại Bitcoin đang được giao dịch ở mức 11.600,2 USD, giảm 9,62%. Số cung Bitcoin hiện tại đang là 16.817.912 tương ứng mức vốn hóa đạt 195 tỷ USD.
Bitcoin Cash - phiên bản phân tách đầu tiên của Bitcoin đã giảm 10,64% lên mức 1794,4 USD.
Ethereum đang được giao dịch ở mức 1055,3 USD. Giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền đạt 102,5 tỷ USD. Đồng Ethereum giảm 8,11% so với ngày hôm qua.
Đồng tiền Ripple cũng đã giảm 11,17% về mức 1,391 USD, giá trị vốn hóa trên thị trường là 53,9 tỷ USD.
Một số đồng tiền ảo khác lại có mức biến động như sau: Đồng Litecoin đang được giao dịch ở mức 191,7 USD, giảm 8,51% so với ngày hôm qua; đồng Monero giảm 8,74% lên mức 348,9 USD; đồng Dash giảm 10,59% về mức 825,6 USD.
Đợt giảm giá của Bitcoin trong tuần này đã khiến thị trường tiền ảo mất gần 1/3 giá trị. Sự can thiệp của hàng loạt chính phủ quốc gia từ châu Á đến châu Âu, nổi bật là phản ứng của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, đã khiến nền tảng giao dịch của đồng tiền này bị lung lay mạnh.
Nguyên nhân tiếp tục do lo ngại về một cuộc đàn áp các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa có thể xảy ra. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc trả lời phỏng vấn đài KBS và cho biết “Lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa đang được chính phủ đưa ra bàn luận trực tiếp”.
Trung Quốc cũng có động thái siết chặt quản lý các hoạt động giao dịch Bitcoin và tiền mã hóa, sau lệnh cấm các sàn giao dịch nội bộ. Theo đó, các hoạt động giao dịch trên các sàn tiền ảo quốc tế cũng sẽ bị cấm. Những diễn biến trên đã khơi dậy tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về tương lai của hoạt động giao dịch tiền ảo.
Mới đây nhất, theo tờ The Economic Times, các sàn giao dịch Bitcoin tại Ấn Độ có thể sắp bị gián đoạn hoạt động bởi các thể chế tài chính hàng đầu của nước này. Hiện tại, thông tin trên vẫn chưa được Ngân hàng Trung Ương Ấn Độ xác nhận. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến nay, một số ngân hàng nội địa của Ấn Độ, trong đó có State Bank of India (SBI), ngân hàng HDFC, Axis Bank, Yes Bank và ICICI Bank, đã đóng băng hàng loạt tài khoản thuộc về những sàn giao dịch tiền điện tử. Các nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục động thái chính thức của chính quyền.
Tại Việt Nam, từ ngày 1/1/2018, mọi giao dịch, phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả bitcoin lẫn các tiền ảo tương tự khác nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng theo điều 27, nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; thậm chí có thể bị khởi tố và phạt tù đến 3 năm tù giam.