Những biến động tăng giảm đan xen của Bitcoin khiến đồng tiền này chưa thể lấy lại những cột mốc đã lập được trước đó.
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hacker) |
Bitcoin vẫn đang loay hoay quanh ngưỡng 11.000 USD chưa thể vượt qua. Hiện tại, giá trị của một số đồng tiền trên Coinmarketcap như sau:
Bitcoin đang được giao dịch ở mức 10.545,0 USD, giảm 1,96%. Số cung Bitcoin hiện tại đang là 16.892.275 tương ứng mức vốn hóa đạt 178,1 tỷ USD. Bitcoin hiện chiếm gần 39% tổng vốn hóa của thị trường tiền ảo. Theo Coinmarketcap.com, mức vốn hóa của toàn thị trường tiền ảo hiện ở mức hơn 455 tỷ USD.
Bitcoin Cash đã giảm 2,55% về mức 1218,1 USD. Ethereum đang được giao dịch ở mức 863,8 USD. Giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền đạt 84,5 tỷ USD. Đồng Ethereum giảm 1,91% so với ngày hôm qua.
Đồng tiền Ripple cũng giảm 4,1% về mức 0,9121 USD, giá trị vốn hóa trên thị trường là 35,6 tỷ USD
Một số đồng tiền ảo khác lại có mức biến động như sau: Đồng Litecoin đang được giao dịch ở mức 206,2 USD, giảm 5,46% so với ngày hôm qua; đồng Monero giảm 4,79% về mức 288,9 USD; đồng Dash giảm 4,16% về mức 591,7 USD.
Nhìn chung, thị trường tiền ảo đang chứng kiến xu thế tăng giảm không rõ ràng. Ngoại đồng Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác đều giảm giá, nhưng mức giảm không đáng kể.
Dữ liệu từ CryptoCompare gần đây cho thấy, sự quan tâm từ các nhà đầu tư Nhật Bản đang dần tăng lên. Theo đó, lượng giao dịch Bitcoin thông qua đồng Yên chiếm tới 51% tổng giá trị trao đổi trong khi con số này của đồng Đô la Mỹ chỉ khoảng 22%.
Mặc dù Bitcoin đang là phương thức thanh toán hữu hiệu cho một số quốc gia gặp khủng hoảng như Venezuela hay Zimbabwe, song, sự thiếu ổn định của loại tiền kỹ thuật số cũng như sự đàn áp của các chính phủ như Trung Quốc, Hàn Quốc đang ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư.
Do đó, mặc dù Bitcoin đang tiếp tục tăng mạnh mẽ nhưng vẫn cần chờ thêm những tín hiệu rõ ràng của thị trường để lựa chọn quyết định đầu tư. Việc đầu tư Bitcoin trong thời điểm này vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do.
Tại Việt Nam, từ ngày 1/1/2018, mọi giao dịch, phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, bao gồm cả bitcoin lẫn các tiền ảo tương tự khác nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng theo điều 27, nghị định 91/3014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).