Theo dự báo của Cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch, GDP thế giới sẽ tăng 2,6 % trong năm 2016 và đạt mức 2,7% trong năm 2017.
|
Fitch dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong 2 năm tới. (Ảnh: Atomic-energy.ru) |
Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2015 tăng cao hơn so với dự báo, đạt mức tăng trưởng 2,3%.
Những vấn đề của các các nền kinh tế mới nổi không gây thiệt hại quá nặng nề cho kinh tế thế giới và không có khả năng gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu, theo Global Economic Outlook (GEO).
Tuy nhiên, sự suy yếu của những thị trường mới nổi này cũng đã hạn chế đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, khi thực hiện cam kết “phát triển bền vững”. Dự báo này của Fitch về cơ bản không khác so với bản báo của của GEO hồi tháng 9.
Tuy nhiên, dự báo về mức tăng trưởng của Brazil có nhiều khác biệt. Fitch dự báo về sự suy giảm GDP của Brazil trong năm 2015 giảm 3,7%, so với mức 3% của GEO (9/2015). Trong năm 2016, Fitch cảnh báo mức tăng trưởng của nền kinh tế Brazil tiếp tục giảm xuống 2,5%, trong khi GEO dự báo là giảm xuống còn 1%.
Những dự báo này phản ảnh sự sụt giảm mạnh trong đầu tư và tiêu dùng, cũng như sự suy thoái trong thị trường lao động ở quốc gia Nam Mỹ này.
Các chuyên gia Fitch đã nhấn mạnh đến việc duy trì nhịp độ tăng trưởng tích cực trong tiêu dùng cá nhân ở các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ví dụ, ở Hoa Kỳ và châu Âu, chỉ số tăng trưởng tiêu dùng cá nhân đạt mức cao nhất so với mốc trước khủng hoảng. Các chỉ số tiêu dùng cũng tăng khá mạnh ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong báo cáo của Fitch cho thấy, giá dầu mỏ thấp đã gây ra một sự suy giảm mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho ngành năng lượng trên toàn thế giới. Nhưng điều này đã góp phần thúc đẩy gia tăng tỷ trọng thu nhập của người dân.
Ngoài ra, đó cũng là lí do giúp cải thiện thị trường lao động, cũng như tăng trưởng tỉ số tín dụng tiêu dùng.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ tăng cường kích thích nền kinh tế của mình. Các ngân hàng Nhật Bản có thể sẽ làm tương tự, các chuyên gia kinh tế nhận định.
|
Sự suy giảm GDP ở các quốc gia mới nổi như BRICs không có khả năng gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu.(Ảnh: futuretimeline.net) |
“Các chỉ số kinh tế đã xóa tan những lo ngại về sự sụt giảm tăng trưởng GDP của Trung Quốc, sau nhiều năm bất ổn thị trường tài chính”, GEO cho biết. Các lĩnh vực tiêu dùng, dịch vụ và đầu tư của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ.
Điều này đã hạn chế tổng mức giảm đầu tư chung, do sự suy yếu của ngành bất động sản và các ngành sản xuất. Tuy nhiên, các chuyên gia của Fitch cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu trong quý IV năm 2015 và năm 2016.
Theo dự báo tháng 9 của Fitch, GDP của Nga trong năm 2015 sẽ giảm 4 % và bắt đầu tăng 0,5% trong năm 2016.
Trong nhóm BRICs, Ấn Độ là nước vẫn duy trì được mức tăng trưởng đều như trước đây. Trong khi nền kinh tế các nước còn lại (Nga, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi) vẫn đang chìm sâu vào khủng hoảng và sẽ phục hồi nhẹ trong năm tới.
Theo GEO, lạm phát toàn cầu ở mức thấp. Trong dài hạn, mức lạm phát sẽ hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử.