Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Gần 40 năm "đội đơn" kêu oan: Hành trình đưa 3 cụ ông bị hàm oan về với tự do đời thường!

Hình sự & tố tụng hình sự
08/11/2020 16:25
Q. Cường - D. Khương - N. Minh - N.Thượng
aa
Sau 40 năm, khi cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc xác định được hung thủ thực sự gây ra cái chết cho ông Chu Văn Quản (là Bí thư chi bộ thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú). Mới đây lần lượt ông Trần Trung Thám, Trần Ngọc Trinh, Khổng Văn Đệ đều có quyết định đình cứu từ VKSND tỉnh Vĩnh Phú, với nội dung xác nhận là cả 3 không liên quan đến việc ông Chu Văn Quản bị giết.


oan 2

Sự việc kéo dài suốt 40 năm qua, mà không có cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết trả lại công bằng cho 3 bị hại. Cho đến khi só sự tham gia góp sức của luật sư, cùng sự đồng hành của Báo Pháp luật Việt Nam (tòa soạn Pháp luật Plus) qua nhiều bài viết. Sáng 9/10, sau gần 40 năm mang hàm oan giết người, 3 cụ ông (trong đó, một người đã mất trong thời gian bị giam giữ) đã được cơ quan chức năng minh oan, xin lỗi và đính chính công khai trước toàn xã hội. Để có ngày được minh oan là cả một sự cố gắng không biết mệt mỏi của gia đình, luật sư và đặc biệt đó chính là sự đồng hành của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trong suốt hành trình kêu cứu của người dân.

Ngày kinh hoàng “bỗng nhiên thành kẻ giết người”

Nhớ lại ngày kinh hoàng, khiến ngã rẽ của 3 người bị hàm oan sang một trang khác, một cuộc đời u ám, những phận người leo lắt chỉ toàn là sự khổ đau.

Gần 40 năm trước, ông Trần Ngọc Trinh (SN 1941, trú tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (cũ) nay là tỉnh Vĩnh Phúc) với em trai mình là ông Trần Chung Thám và ông Khổng Văn Đệ (xã Đồng Thịnh, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đang sống yên bình nơi làng quê bỗng râm ran bàn tán bởi bị nghi liên quan đến “vụ giết người trong thôn”.

Cuộc vây bắt rồi nhục hình lúc ấy đã làm cho những nạn nhân trượt dài vào ngõ cụt cuộc đời... và rồi một người ra đi mãi mãi.

Sự việc đau thương bắt nguồn từ sáng ngày 28/12/1979 (âm lịch) bố đẻ của ông Trinh là cụ Trần Văn Chiến (ở cùng với em út là ông Trần Ngọc Việt) sang nhà hỏi xem tôi có đi làm hộ nhà ông bà Thực Nhận không? Lúc đó tôi trả lời có và đi sang nhà ông Thực Nhận để làm.

Ông Trinh kể lại, trưa ngày hôm đấy, đi làm về tôi thấy dân làng xôn xao “có người thắt cổ trên đồi”… vì tò mò, tôi cùng với mọi người chạy đến xem, nhưng vì sợ nên tôi chỉ dám đứng vòng ngoài, và nhận được thông tin là ông Quán (Bí thư chi bộ thôn Vạn Thắng) chết. Sáng ngày 17/1/1980 (âm lịch) khi đang trồng lạc ở cánh đồng, tôi thấy có nhiều người đi về phía tôi, trong đó có anh cán bộ Công an tỉnh sau này tôi mới biết tên là Đỗ Duy Bình, ông Nguyễn Văn Nhiên (Chủ tịch xã), ông Nguyễn Phong Quang công an xã đọc lệnh bắt tôi về tội “Giết người”. Đồng thời, đưa tôi về để khám nhà, trong quá trình khám xét họ có thu giữ được đôi giày Liên Xô, 1 cây bút, tôi không biết sự việc gì, tự nhiên lại bị bắt về tội “Giết người” lúc đấy tôi vô cùng hoảng loạn, bàng hoàng…nhưng không thể làm gì được nên tôi bị dẫn lên đò và đi sang bên kia sông.

Đến khoảng 11h50 phút cùng ngày, tôi bị đưa sang trại giam Phú Đức - tỉnh Vĩnh Phú (cũ) ở buồng giam 15K3, có anh Sơn người Phú Thọ cùng buồng này, khoảng 1 tháng sau đó tôi bị chuyển xuống buồng 10K1. Trong suốt quãng thời gian đó, tôi bị hỏi cung ngày 2 lần, ban đầu cán bộ công an Đỗ Duy Bình, cùng một người tên Thụ nói chuyện rất nhẹ nhàng, khuyên bảo tôi có tội thì nhận để được hưởng sự khoan hồng, nhưng tôi chỉ trần tình sự việc tôi biết, chứ không hề có hành vi hại ai cả, tôi không nhận tội. Trước lời nói của tôi liền bị cán bộ buộc dây vào ngón tay, treo ngược lên, may mắn có y sĩ đến cắt dây thì tôi mới được cứu.

"Kể từ hôm đó, tôi phải gắng chịu không biết bao nhiêu lần cho kể hết những lần bị nhục hình, ép cung, đánh đập dã man từ cán bộ công an.

Từ tháng 10/1980 (âm lịch) tôi bị nhốt vào chuồng cọp (hay còn gọi là nhà mét) với khoảng trống chỉ đủ 1 người ngồi và có cái lỗ để đưa thức ăn, tôi phải chịu cảnh đó suốt một thời gian dài, khoảng thời gian bao lâu tôi cũng không nhớ. Rồi sau đó, tôi được chuyển về buồng giam 10K5, tiếp tục bị cùm chân trong vòng 15 tháng, chỉ lúc nào hỏi cung mới được tháo ra, mỗi lần hỏi cung là mỗi lần tôi phải chịu sự tra tấn, nhục hình, bắt ép phải nhận tội”, ông Trinh nghẹn ngào nhớ lại.

Ông Trinh trầm ngâm rồi cho biết, sau gần 40 năm qua, tôi vẫn còn nhớ rõ từng cảm giác đau đớn thấu xương mà từng nhục hình bị áp dụng trên người mình. “Những ngày tháng đó, tiếng động khiến tôi sợ hãi, ám ảnh nhất là tiếng mở cửa buồng giam, nỗi oan khiên kêu không thấu trời xanh, khiến lúc đó tôi tuyệt vọng không lối thoát, nhiều lần vì đau đớn không chịu được tôi nghĩ đến cái chết”, ông Trinh kể lại .

vinh phuc

Suốt 40 năm miệt mài đi tìm công lý, mà không có cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết trả lại công bằng cho 3 người bị hàm oan

Gần 40 năm đi tìm công lý, đổi lại vẫn là con số 0!

Vào tháng 10/1983 (âm lịch), ông Trinh cùng với ông Khổng Văn Đê được thả tự do sau bao năm ngục tối. Không may mắn như hai ông là em trai ông Trinh đã chết trong trại giam mà không biết nguyên nhân thực sự là vì sao, chỉ được giám thị buồn giam thông báo là chết ở trong bệnh viện.

Được thả về, cùng với quyết định đình cứu vụ án là tấm “thân tàn”. Những ngày sau đó, ông đau ốm liên hồi vì phải hứng chịu những trận nhục hình, thừa sống thiếu chết trong lúc tạm giam. Ông Trinh cho biết, sau khi được thả tự do về quê, trong gần ấy năm, không kể biết bao nhiêu lần làm đơn kêu cứu các cơ quan chức năng ở tỉnh Vĩnh Phúc, ở Trung ương, nhưng suốt gần 40 năm qua vẫn không một ai đứng ra trả lời cho tôi về những oan khuất tôi phải chịu? Sự việc chỉ dừng lại ở con số 0 tròn trĩnh.

Ông cho biết, nhiều lúc thấy bất lực, sức khoẻ ngày càng giảm sút nên muốn buông xuôi, vì mỗi lần làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, thì chỉ nhận lại được câu trả lời: “Chúng tôi đã tiếp nhận được thông tin”. Và điệp khúc ấy, cứ lập lại qua ngày nọ tháng kia mà không một ai đứng ra giải quyết, nhiều lúc bản thân và gia đình chán nản, nhụt chí, cũng chẳng muốn nhắc lại sự việc, càng nghĩ lại càng thấy đau lòng”. Sự việc kéo dài qua nhiều thập kỉ, cũng là lúc các con, các cháu của các bị hại lớn lên. Hiểu được nỗi oan khuất của cha, chú mình nên họ cũng “đội đơn” đi khắp các nơi từ địa phương đến Trung ương, chỉ cần mọi người mách nơi nào có thể giải quyết được sự việc là họ lại gửi đơn kêu oan đến nơi đấy.

Trong suốt nhiều năm kêu oan, người mà ngày đêm miệt mài, cần mẫn không quản nắng mưa, đi cậy nhờ các cơ quan chức năng nhiều lần là anh Trần Văn Mạnh (SN 1975, là con trai của ông Trần Chung Thám). Nhớ lại ngày tháng đó, anh Mạnh cho biết, khi lớn lên thấy được nỗi hàm oan của bố mình, cùng với bác Trinh tôi đã tìm đủ mọi cách để có thể tìm lại công lý cho gia đình. Ngay từ thời tỉnh Vĩnh Phú (cũ) còn chưa tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ như bây giờ sau khi bố mất, tôi đã lặn lội xuống, vào trại giam, lên công an Vĩnh Phú để gửi đơn. Nhưng tất cả đều im lặng.

Rồi sau đó tôi cũng làm đơn gửi lên tỉnh Vĩnh Phúc nhưng họ lại trả lời hồ sơ còn nằm ở tỉnh Phú Thọ, tôi lại gửi đơn lên tỉnh Phú Thọ, thì lại được câu trả lời là không phải thẩm quyền nên không giải quyết. Cứ như thế, thời gian trôi và sự việc vẫn trong sự im lặng đến “tuyệt vọng”.

Trong suốt gần 40 năm qua, các gia đình bị hại dù chưa có cơ quan chức năng nào giải quyết, nhưng họ không từ bỏ hy vọng, vẫn cần mẫn cố gắng từng ngày để đi tìm công lý cho cha, chú mình. Ông Trinh bộc bạch: Tôi chỉ mong có sức khỏe, rồi cùng bà ấy (vợ ông Trinh) chăm con gà con lợn để mưu sinh hằng ngày, rồi ông lại cười, cái nụ cười hiền khô của một người nông dân chân chất mà chan chứa bao cay đắng, tủi hờn… "Nhưng tôi phải cố gắng, phải thật cố gắng làm sao đợi được ngày mình được minh oan cho ngần ấy năm ngồi tù, đau khổ, đau xót lắm, chỉ mong các cấp trên cao ngó xuống nhìn thấy sự thống khổ của người dân chân đất, mắt toét chúng tôi, sớm tìm được công lý”.

Hy vọng thắp lên cho những phận người leo lắt

Khi đang trong cơn cùng cực của nỗi thất vọng, thì cũng là lúc “ánh sáng cuối đường hầm” thắp lên cho những phận người leo lắt, những con người “thấp cổ bé họng” ấy. Khi mà họ gặp được luật sự Nguyễn Văn Hưng – Đoàn luật sư Vĩnh Phúc. Từ khi tiếp cận hồ sơ, rồi những tháng ngày sau đó cùng các bị hại đi thu thập tài liệu chứng cứ, gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan ban ngành từ địa phương lên Trung ương, luật sư Hưng đã hướng dẫn tận tình, cùng đồng hành cũng ông Trinh, anh Mạnh (con ông Thám) trên những cung đường đi tìm công lý.

Và rồi cũng chính luật sư Hưng là người kết nối các bị hại với Báo Pháp luật Việt Nam, để đăng tải những thông tin oan khuất của các bị hại mà bấy lâu nay giấu kín, chôn sâu. Nói về hành trình gian nan đi tìm công lý, sẽ chẳng có từ ngữ nào miêu tả cho hết được những nỗi vất vả đấy. Nhưng chính sự cố gắng, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của luật sư Hưng và sự đồng hành của Báo Pháp luật Việt Nam đã mang lại hiệu quả vô cùng tốt cho các bị hại.

Đầu tiên phải kể đến, ngày 8/6/2017, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 05/DĐBQH-VP chuyển đơn đến Cơ quan điều tra VKSND tối cao để xem xét giải quyết. Ngay sau đó Cơ quan điều tra của VKSND tối cao đã có văn bản số 1561/VKSTC –C1 ngày 25/8/2017, thông báo về việc chuyển đơn của bà Trần Thị Thắm (vợ ông Trần Chung Thám) đến Viện Kiểm sát để giải quyết vụ việc. Sau khi có sự vào cuộc của Báo Pháp luật Việt Nam thì ngày 12/4/2019, Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng gửi văn bản sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, LS Đỗ Ngọc Thịnh có văn bản cho rằng, sau khi nghiên cứu nội dụng đơn và hồ sơ tài liệu kèm theo của ông Trần Ngọc Trinh, Liên đoàn Luật sư Viêt Nam nhận thấy đây là vụ án oan sai. PV Tòa soạn đã có nhiều buổi làm việc các ban ngành địa phương, Trung ương, lắng nghe ý kiến của lãnh đạo VKSND Tối cao. Ngày 25/6, tại trụ sở VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, VKS tỉnh cũng đã có buổi làm việc với bà Trần Thị Thắm (là chồng của ông Trần Chung Thám) để thụ lý giải quyết và làm rõ hơn về cái chết của ông Trần Chung Thám.

Ngày 24/7/2019, tại trụ sở của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, VKS tỉnh đã có buổi làm việc với Trần Ngọc Trinh (SN 1941, trú tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (cũ) nay là tỉnh Vĩnh Phúc người gần 40 năm trước cùng với em trai mình là Trần Chung Thám (SN 1942), Khổng Văn Đệ được nghi là gây ra cái chết cho Bí thư chi bộ thôn Vạn Thắng năm 1979 (âm lịch).

Theo nội dung biên bản làm việc được biết, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đang thụ lý giải quyết đơn yêu cầu bồi thường oan sai của ông Trần Ngọc Trinh bị công an tỉnh Vĩnh Phú (cũ) khởi tố bắt giam về tội “Giết người” vào năm 1980. Đến năm 1982, VKSND tỉnh Vĩnh Phú (cũ) đã có quyết định đình cứu với lý do không giết ông Chu Văn Quản. Và rồi vào sáng ngày 3/10/2019, tại trụ sở của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, VKS tỉnh đã có buổi làm việc với ông Trần Ngọc Trinh cùng với 2 gia đình ông Trần Chung Thám (SN 1942), Khổng Văn Đệ. VKSND tỉnh Vĩnh Phúc thông báo đến các gia đình bị hại vào hồi 8h ngày 9/10/2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp cùng công an tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô tổ chức trực tiếp buổi công khai xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Khổng Văn Đệ, Trần Ngọc Trinh và ông Trần Trung Thám là những người bị oan sai trong tố tụng hình sự.

Dấu ấn Pháp luật

Trước đó, vào đầu tháng 3/2019, Báo Pháp luật Việt Nam (tòa soạn Pháp luật Plus) nhận được đơn thư phản ánh, kêu oan của ông Trần Ngọc Trinh, anh Trần Văn Mạnh (con trai ông Trần Trung Thám) trú tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (cũ) nay là tỉnh Vĩnh Phúc về việc oan sai của gia đình gần 40 năm qua nhưng không được giải quyết.

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ sự việc, nhận thấy đây là một vụ việc có dấu hiệu oan khuất trong khi nạn nhân là một người dân “thấp cổ, bé họng” với những lời kêu cứu tưởng như đã tuyệt vọng, được sự đồng ý của Tổng biên tập báo Pháp luật Việt Nam TS Đào Văn Hội, Tổng thư ký toà soạn Pháp luật Plus Phạm Quốc Cường chỉ đạo nhóm PV làm sáng tỏ đến cùng sự việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Trực tiếp nhà báo Phạm Quốc Cường, Nhà báo Hoàng Vượng, PV Duy Khương và Nguyễn Thượng nhận nhiệm vụ điều tra làm rõ vụ việc trong suốt gần hơn 5 tháng qua với nhiều kỳ báo.

thu

Bức thư cảm ơn của ông Trần Văn Mạnh gửi tới Báo Pháp luật Việt Nam (tòa soạn Pháp luật Plus).

Trong suốt quá trình thu thập, điều tra, xử lý thông tin vụ việc, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ về mặt chuyên môn của luật sư Nguyễn Văn Hưng - Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Trần Ngọc Trinh và gia đình ông Trần Trung Thám. Với nhiều kỳ báo của Báo Pháp luật Việt Nam, cùng với đó là buổi làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc, VKSND Tối cao, đã chỉ rõ sự oan sai của 3 bị hại trong vụ án là ông Trần Trung Thám, Trần Ngọc Trinh và Khổng Văn Đệ.

Những dấu ấn pháp luật trong hành tình đưa công lý trở về đời thường

Trên bước đường gian nan trở về với công lý, bên cạnh sự kiên cường của những tù oan, còn có sự đồng hành “đấu tranh” không mệt mỏi của nhiều Luật sư, nhiều Nhà báo của các cơ quan báo chí. Dù là ở những thời điểm khác nhau, nhưng ông Nguyễn Thanh Chấn (bị oan ở tỉnh Bắc Giang), ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) và ông Hàn Đức Long (Bắc Giang) đều đã lần lượt được minh oan, được trả tự do và trở về sum vầy với gia đình, hòa nhập xã hội.

Trong vụ Hàn Đức Long, thời điểm năm 2011, vụ án Hàn Đức Long đã được đưa ra xét xử rất nhiều lần theo đơn kháng cáo của ông Hàn Đức Long nhưng lần nào kết quả cũng chỉ là án tử.

Trong thế như rơi vào tuyệt vọng, vào một chiều cuối năm 2011, bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Hàn Đức Long tìm đến Trung tâm Tư vấn pháp luật, lúc đó ở địa chỉ số 9 Hồ Xuân Hương, Hà Nội để bày tỏ nỗi oan khiên của chồng mình.

Luật sư Lê Xuân Thảo - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật đã cùng luật sư Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Trung tâm và nhiều luật sư khác đã trực tiếp động viên bà Mai, dành nhiều thời gian tâm huyết nghiên cứu vụ việc.

Luật sư Vũ Thị Nga sau này cùng với Nhà báo Phạm Quốc Cường là những người trực tiếp theo dõi diễn biến vụ án, từ việc về gặp gia đình ông Hàn Đức Long, nhân chứng đến việc có mặt trong các lần thực nghiệm hiện trường để có được những nhận định khách quan.

11 năm, 2 tháng, 2 ngày đó là quãng thời gian đằng đẵng mà ông Hàn Đức Long (xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cùng gia đình đã mòn mỏi đi tìm công lý với sự giúp đỡ của báo của Dân trí, báo Pháp luật Việt Nam đăng tải liên tiếp nhiều loạt bài, với nhiều kỳ nói về những nỗi oan khuất trên con đường đi tìm công lý của tử tù Hàn Đức Long.

Là người tiếp cận hồ sơ từ những ngày đầu Nhà báo Phạm Quốc Cường (khi đang công tác tại báo điện tử Dân trí) đã viết nhiều bài báo đăng tải về oan sai của ông Hàn Đức Long. Cho đến khi chuyển công tác sang báo Pháp luật Việt Nam, Nhà báo Quốc Cường vẫn canh cánh trong lòng về nỗi oan khuất của tử tù nên đã đồng hành cùng gia đình ông Long với hàng loạt bài viết đanh thép trên hành trình giải oan cho người đàn ông bị oan này.

Và rồi, niềm vui vô bờ bến trở thành hiện thực, ngày 25/4/2017, TAND Cấp cao tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Hàn Đức Long về tội danh "Giết người" và "Hiếp dâm trẻ em" trong vụ án cháu Nguyễn Thị Yến. Khi mà trước đó, 4 lần tòa các cấp, từ TAND cấp tỉnh lên tới TAND tối cao đều tuyên án tử hình cho Hàn Đức Long.

Sau khi được minh oan và trả tự do, ông Hàn Đức Long đã viết thư tay cảm ơn những Luật sư, Nhà báo đã đồng hành trong suốt 11 năm trời ông và gia đình đi tìm công lý.

Với tựa đề là "Lời cảm ơn", nội dung bức thư được ông Hàn Đức Long nêu rõ:

Tôi là tử tù Hàn Đức Long, sau 11 năm 2 tháng 2 ngày với 4 bản án tử hình, đến nay, tôi đã được trả tự do.

Tôi và gia đình vô cùng cảm ơn các Luật sư, các Phóng viên báo đài, đặc biệt là các Luật sư ở Trung tâm tư vấn pháp lý - Liên đoàn luật sư Việt Nam cùng Nhà báo Phạm Quốc Cường - báo Pháp luật Việt Nam đã tâm huyết, giúp đỡ để vụ án kết thúc.

Nay tôi đã được trả tự do và gia đình vô cùng biết ơn!".

Ở vụ án Huỳnh Văn Nén được sự đồng hành của các Nhà báo và người dân địa phương, các Luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Bùi Đức Trường đã tham gia bào chữa cho ông Nén cùng 7 bị cáo khác đều là người thân thích trong gia đình ông Nén. Đặc biệt, báo Pháp luật Việt Nam (tòa soạn Pháp luật Plus) đã đồng hành cùng gia đình Huỳnh Văn Nén có nhiều bài viết phản ánh về nổi oan khuất của “người tù xuyên thế kỉ”.

Sau đó, dù ông Huỳnh Văn Nén cùng những người khác trong gia đình được xác định bị oan sai trong "Vụ án vườn điều" nhưng ông Nén vẫn đang phải tiếp tục thi hành án tù chung thân do bị kết tội là thủ phạm trong vụ án bà Lê Thị Bông bị giết, cướp của tại Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận. Ông Nén tiếp tục được các luật sư giải nỗi oan này.

Gia đình ông Huỳnh Văn Nén, nhiều Nhà báo, Luật sư, người dân huyện Hàm Tân, Bình Thuận đã gửi đơn thư đến Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) để kêu oan cho ông Nén.

Đến tháng 10/2014, với sự vào cuộc tích cực của luật sư, Nhà báo Nguyễn Mỹ và dư luận,cùng với lá đơn của Nguyễn Phúc Thành tố giác Nguyễn Thọ - hung thủ thật sư trong vụ án này, Viện KSND tối cao kháng nghị, hủy án ông Huỳnh Văn Nén giết bà Lê Thị Bông.

Đến ngày 27/11/2015, Công an tỉnh Bình Thuận đã công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Huỳnh Văn Nén. Lúc này, ông Nén mới chính thức được trả tự do.

Ngày 7/5/2017, ông Huỳnh Văn Nén đã có thư cảm ơn báo Pháp luật Việt Nam (tòa soạn Pháp luật Plus) đã có công đồng hành cùng gia đình trên con đường giải oan đưa ông Nén về với tự do đời thường.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Chiều 17/10, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng đồng hành với Báo trong hành trình hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Ngày 17/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Hoàn thiện thể chế Thi hành án dân sự là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Hoàn thiện thể chế Thi hành án dân sự là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Chính phủ, Bộ Tư pháp quan tâm công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về Thi hành án dân sự, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Mới nhất
Đọc nhiều
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Bộ Công an đã đề xuất thời hạn đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm.
Tin bài khác
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Ba đối tượng thống nhất lập đường dây vận chuyển, mua bán ma túy từ Lào về Sơn La rồi chuyển vào Đắk Nông tiêu thụ.
Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự nêu, người được tha tù trước hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.