Cục Quản lý thị trường (QLTT) Phú Yên thông tin, sáng ngày 20/3/2023, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Phú Yên phối hợp Phòng PC08 - Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra xe ôtô tải biển kiểm soát số 78H-009.23 do ông Bùi Duy Tùng (trú tại phường 4, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên) điều khiển.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển gần 10 tấn bột ngọt (bao 25 ký) bao bì in sản xuất bởi Fufeng (Trung Quốc) và nhãn gốc trên bao bì bằng tiến nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Vụ việc đã được lực lượng chức năng lập bên bản, đồng thời tạm giữ toàn bộ tang vật nêu trên để tiếp tục xác xinh xử lý theo quy định.
CHỞ HÀNG HÓA KHÔNG CÓ NHÃN PHỤ, KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ như sau:
Điều 3. Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sử dụng (kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ được thực hiện như sau:
a) Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp;
b) Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản;
c) Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
Đối với hàng hóa đang nhập khẩu đang trên đường vận chuyển thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu,… có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra. Tại thời điểm kiểm nếu không xuất trình được đầy đủ hóa đơn hàng hóa thì bị thu giữ hàng hóa trên. Theo đó, số hàng hóa đó sẽ được coi là hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP
Mức phạt đối với sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt
Tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26 theo mức: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường.