Đây là lưu ý hàng đầu mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đặc biệt nhấn mạnh các tỉnh ĐBSCL phải chủ trọng khi triển khai phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Ngày 25/5, Bộ NNPTTN tiếp tục tổ chức tổ chức hội nghị Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống DTLCP tại các tỉnh phía Nam khi mới đây DTLCP đang có dấu hiệu bùng phát mạnh ở một số tỉnh Đông và Tây Nam Bộ.
Tính đến hôm qua, ngày 24/5, bệnh DTLCP đang xảy ra tại 2.904 xã, 265 huyện của 42 tỉnh, thành phố, với hơn 1,71 triệu con (chiếm hơn 5% tổng đàn lợn cả nước) bị bệnh, buộc phải tiêu hủy.
Tại khu vực phía Nam, tổng đàn lợn của Đông và Tây Nam Bộ hiện có gần 6,5 triệu con, chiếm 23% so với tổng đàn lợn của cả nước. Đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 29 xã của 16 huyện thuộc 8 tỉnh phía Nam gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Theo ông Bạch Đức Lữu – Phó Cục trưởng Cục Thú y, tuy tổng số lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy (4.840 con) chỉ mới chiếm 0,08% tổng đàn lợn trong khu vực nhưng con số này sẽ không dừng lại. Và tốc độ gia tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực phòng chống dịch.
Cục Thú y nhận định thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP sẽ còn tiếp tục phát sinh và lây lan tại địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông và Tây Nam Bộ là rất cao.
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa (bắt đầu vào mùa mưa tại các tỉnh phía Nam). Các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL có hệ thống kênh rạch dày đặc, giao thông đường thủy và đường bộ đan xen, rất khó kiểm soát. Việc tiêu độc khử trùng cũng khó theo.
Các tỉnh ĐBSCL cần đặc biệt chú ý nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Vì vậy, mầm bệnh dễ dàng phát tán và lây lan nhanh sang tất cả các địa phương chưa có dịch trong toàn khu vực. Đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô và số lượng lợn lớn.
Nếu không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học (ATSH), dịch bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tề, xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, việc phòng chống dịch đối với Đông và Tây Nam Bộ có ý nghĩa nhiều mặt đối với ngành chăn nuôi; từ kinh tế tới xã hội, và nhất là vấn đề môi trường.
Nhất là trong điều kiện địa hình đặc thù nhiều sông rạch và thời tiết chuyển mùa hiện nay, chắc chắn sẽ DTLCP sẽ còn lây lan nhanh nêu không quyết liệt. “Từ cá nhân lãnh đạo địa phương cho tới từng người dân, nếu không đồng lòng quyết tâm thì mọi nỗ lực dập dịch bất thành”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu Bộ NNPTNT, DTLCP sẽ phát triển tiếp theo 3 hướng: lây lan đến các nơi chưa bị nhiễm; các nơi bị nhiễm sẽ tái phát dịch; dịch từ từ nông hộ nhỏ lẻ lây sang trại lớn. Phải hình dung cụ thể từng mối nguy như thế để có biện pháp chi tiết và kịp thời.
Tính chất đặc biệt quan trọng về DTLCP phải quán triệt từ lãnh đạo tỉnh tới từng người chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bộ trưởng nhấn mạnh tính chất đặc biệt quan trọng về DTLCP đòi hỏi phải có sự tập trung quyết liệt của cấp lãnh đạo cao nhất từng tỉnh, từng huyện, từng xã để từ đó có phương án đối phó mới nhất, hiệu quả nhất cho từng cấp. Trong đó, lực lượng vũ trang có vai trò quan trọng trong cuộc chiến với dịch hiện nay. Đối với chăn nuôi nông hộ từ hộ nhỏ lẻ đến hộ lớn, phải con an toàn sinh học là vũ khí duy nhất hiện nay khi chưa có vaccine.
Ngành thú y phải có hướng dẫn chi tiết về an toàn sinh học đến tận người chăn nuôi. Đồng thời, không được chủ quan với bất cứ nguồn lây bệnh nào từ công nhân trong trại, đến các loại động vật như chó, chuột ra vào trại nuôi; càng không nên dùng thức ăn thừa cho chăn nuôi.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Quốc hội vừa tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo đó, ông Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Chiều 21/12, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới dài 652 m trên quốc lộ 32C, thay thế cầu Phong Châu cũ bị hư hỏng trong bão Yagi.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.