Để “giải cứu” dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ dùng vốn chủ sở hữu đầu tư vào dự án. Khi nào vay được vốn tín dụng sẽ trả lại phần vốn PVN chi ra, nhằm để đảm bảo tỷ lệ tín dụng thương mại lớn hơn vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư tại dự án này.
Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 đang chậm tiến độ do thiếu tiền đầu tư vào dự án. Theo quy định, dự án này được góp vốn đầu tư theo tỷ lệ 30/70 (30% vốn chủ sở hữu của PVN, 70% vốn vay thương mại). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, tổng thầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) có nhiều sai phạm, nhiều cá nhân bị khởi tố, điều tra.
Theo điều lệ của hợp đồng tín dụng, khi dự án liên quan đến vi phạm pháp luật, các tổ chức tín dụng sẽ dừng việc cho vay. Do đó, phương án 70% vốn vay tín dụng của Dự án NMNĐ Thái Bình 2 bị “vỡ trận”, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đều ngừng việc cung cấp tín dụng cho dự án.
Chủ đầu tư PVN đã bỏ ra phần vốn 30% nhưng chỉ giải quyết được một phần nhu cầu vốn. Theo báo cáo của PVN, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng.
Để “giải cứu” dự án trên, PVN đề xuất phương án phá vỡ tỷ lệ góp vốn 30/70. Theo đó, thay vì dùng vốn vay tín dụng, PVN sẽ dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư vào dự án, với điều kiện không vượt quá tổng mức đầu tư. Đến khi nào vay được vốn tín dụng sẽ trả lại phần vốn PVN đã bỏ ra, để ở mức quy định 30/70.
Tại cuộc họp hôm 23/7 vừa qua giữa Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và PVN, đại diện nhiều Bộ, ngành và các đơn vị liên quan đều ủng hộ phương án dùng vốn chủ sở hữu của PVN để “giải cứu” NMNĐ Thái Bình 2.
Trả lời PLVN về phương án dùng vốn chủ sở hữu của PVN để “giải cứu” Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa, Chủ tịch PVN Trần Sỹ Thanh cho biết chưa được phê duyệt vì Bộ Công Thương chưa trình Thủ tướng.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho biết, ngày 4/8, Bộ mới nhận được ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan. “Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần này”, ông Trần Tuấn Anh trao đổi với PLVN.
Dùng vốn chủ sở hữu là cần thiết?
Theo nhiều ý kiến, việc để PVN dùng vốn chủ sở hữu đầu tư vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2 là rất hợp lý. Hiện tại, PVN có vốn chủ sở hữu lớn, do mỗi năm đơn vị này đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Trong bối cảnh dự án NMNĐ Thái Bình 2 khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì bị các ngân hàng “quay lưng” thì việc sử dụng vốn chủ sở hữu là biện pháp cần thiết để PVN sớm hoàn thiện nhà máy, tránh thất thoát tài sản nhà nước, tránh tăng thêm tổng mức đầu tư cho dự án.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, đây là thời điểm hợp lý để PVN dùng vốn tự có “cứu” dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Theo đó, các sai phạm trước đây tại tổng thầu PVC đã được làm rõ, cơ cấu tổ chức, đội ngũ lãnh đạo mới của PVC đã được tổ chức lại. Ban quản lý Dự án NMNĐ Thái Bình 2 cũng đã được cải tổ, thay đổi nhân sự. Đặc biệt, đội ngũ lãnh đạo mới của PVN đang rất tâm huyết, quyết tâm giải quyết các tồn đọng tại dự án này.
Ngoài ra, các thiết bị máy móc của nhà máy đã đến thời gian bảo hành, bảo dưỡng. Nếu không “rót” tiền để vận hành, bảo dưỡng, tài sản nhà nước hàng chục nghìn tỷ tại nhà máy này sẽ xuống cấp, nguy cơ trở thành đống sắt vụn.
Thêm một lý do nữa, như Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nói, nếu Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành chính thức thì sẽ bổ sung cho hệ thống điện quốc gia thêm 7 tỷ kWh/năm. Ngược lại, nếu không kịp vận hành từ năm 2020, hệ thống sẽ phải tốn khoảng 35.000 tỷ đồng/năm để chạy dầu bù sản lượng điện.
Hầu hết các hạng mục chính đã cơ bàn hoàn thành
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, công suất 1.200 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 600 MW. Tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 dự án là 41.799 tỷ VNĐ. Đến nay, tiến độ tổng thể đạt 84,14%, trong đó, thiết kế đạt 99,57%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt khoảng 95%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 81,98%, chạy thử đạt 3,51%. Hầu hết các hạng mục xây dựng chính của dự án đều đã hoàn thành cơ bản và đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.