Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

ĐBQH nói thế nào về đề xuất nâng trình độ chuẩn nhà giáo?

Hình sự & tố tụng hình sự
22/05/2019 06:59
Phạm Diệu
aa
Dự thảo luật cần tính toán kéo dài thời gian, thậm chí là 10 năm, để chuẩn hoá số lượng giáo viên, đồng thời có quy định việc tuyển giáo viên mới...


0_ydmb

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu tại hội trường.

“Nâng cao trình độ người thầy là điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ thực trạng hiện nay cần tính toán lại tính khả thi và các tác động tiêu cực của quy định này, thậm chí dễ bị lạm dụng”. Đó là đề nghị của Đại biểu Quốc hội (ĐB) khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) diễn ra hôm qua (21/5).

Chỉ tiêu tuyển sinh cần dựa trên nhu cầu thực tế

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị cần có chính sách ưu tiên đối với sinh viên học Đại học sư phạm như với các trường Đại học công an, Đại học quân sự, nhưng với điều kiện điểm sàn phải rất cao so với các ngành khác chứ không phải ngang các ngành khác như hiện nay.

Theo ĐB Hòa, sinh viên ra trường có Bằng giỏi cần được tuyển thẳng vào ngành. Tốt nghiệp suất sắc, giỏi sẽ được hưởng mức lương cao hơn 1 bậc so với các trường hợp khác. Như vậy mới có học sinh giỏi tranh nhau vào ngành Sư phạm, giống như vào các trường Đại học Y, Dược, Công an, Quân sự.

Đồng quan điểm, ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu ý kiến của ĐB Hòa. Theo đó, thực hiện chế độ đối với sinh viên và nhà giáo như những ngành công an, quân đội. Tuyển sinh đầu vào có sơ tuyển, coi trọng tiêu chí hạnh kiểm, đạo đức và học lực. Cùng với đó, chỉ tiêu tuyển sinh cần được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, sinh viên ra trường được bố trí công tác, được đãi ngộ xứng đáng, giáo viên có thể có mức sống cao từ đồng lương của mình, từ đó yên tâm công tác, cống hiến.

Nên kéo dài thời gian chuẩn hóa giáo viên

Đối quy định nâng trình độ chuẩn nhà giáo, ĐB Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) kiến nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc lại khi quy định trình độ chuẩn nhà giáo đối với giáo viên Mầm non, có Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, còn đối với giáo viên Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có Bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Đối với môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo ở trình độ Đại học sư phạm thì có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

ĐB Giang cho rằng quy định trên chưa phù hợp với chủ trương tuyển dụng, trọng dụng người có tài năng và đội ngũ viên chức là nhà giáo. Đặc biệt, thời gian gần đây, các trường sư phạm rất khó thu hút số lượng người học, cũng như chuẩn đầu vào của các trường sư phạm rất thấp. “

Vấn đề quan trọng là khi người được tuyển dụng vào, khi chưa có nghiệp vụ sư phạm thì cần được bồi dưỡng với một chương trình phù hợp mà không chỉ giao cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục phổ thông. Trên thực tế một số ngành hiện nay chỉ tuyển người được đào tạo tại các trường đặc thù, như công an, quân đội”, ĐB Giang nêu quan điểm.

Lấy dẫn chứng từ thực tế, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) khẳng định, nếu Chính phủ không quy định lộ trình thực hiện chuẩn hóa đối với giáo viên, khi Luật này có hiệu lực sẽ có hàng vạn giáo viên không đạt chuẩn.

“Ai cũng biết nâng cao trình độ người thầy là điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ thực trạng hiện nay cần tính toán lại tính khả thi và các tác động tiêu cực của quy định này, thậm chí dễ bị lạm dụng”, ĐB Vượt nêu ý kiến và đề nghị Dự thảo luật cần tính toán kéo dài thời gian, thậm chí là 10 năm, để chuẩn hoá số lượng lớn giáo viên, đồng thời có quy định việc tuyển giáo viên mới từ các năm học sau phải đạt chuẩn.

Tán thành về lộ trình nâng chuẩn trình độ nhà giáo, ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho rằng đây là điều cần thiết và nên giao Chính phủ quy định thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở để không làm xáo trộn, ảnh hưởng công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, thời gian áp dụng của quy định trình độ đạt chuẩn của nhà giáo vào năm 2030 để có thêm thời gian cho giáo viên chưa đạt chuẩn đi học.

Ngoài ra, quy định về độ tuổi đi học cũng được nhiều ĐB cho ý kiến. Điều 28 Dự thảo luật quy định độ tuổi vào lớp 1 là 6 tuổi, vào lớp 6 là 11 tuổi, vào lớp 10 là 15 tuổi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát triển sớm về trí tuệ thì có thể học sớm. Đối với học sinh học trễ, tuổi cao hơn thì chia thành 6 trường hợp: học sinh người dân tộc thiểu số; học sinh khuyết tật, kém phát triển; học sinh mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh hộ nghèo; học sinh người nước ngoài về nước; học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng những đối tượng không nằm trong những trường hợp này, mà là con của phụ huynh ở điều kiện tốt, không khó khăn, như ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh nếu muốn học nhưng đã qua tuổi cũng không thể vào trường được. Hay con em đang mắc bệnh phải điều trị, bỏ dở qua năm sau mới được vào lớp 1, lớp 6, lớp 10.

“Nếu theo luật này thì không thể học được trong điều kiện không phải là vùng khó khăn”, ĐB Tuấn nhấn mạnh và đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa lại theo hướng: hơn tuổi nhưng có lý do chính đáng vẫn được học.

Cùng quan điểm, ĐB Bùi Văn Phương đề nghị Dự thảo luật nên quy định độ tuổi vào lớp một là không dưới 6 tuổi, vào lớp 6 không dưới 11 tuổi và vào lớp 10 không dưới 15 tuổi bởi trên tuổi là việc bình thường, còn việc học là suốt đời....


Cũng trong ngày hôm qua, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Kiến trúc. Đa số các ĐB cho rằng, việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc đối với các công trình kiến trúc là hết sức quan trọng. Tuy nhiên do quy định bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc, chuyên về văn hóa dân tộc, phù hợp với các vùng miền. Chính vì thế các ĐB đề nghị Ban soạn thảo chỉnh lý theo hướng giao cho Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp xây dựng và quy định văn hóa bản sắc dân tộc để đảm bảo tính thống nhất.

bài liên quan
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quy định mới về tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức

Quy định mới về tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đã có Thông tư 001/2025/TT-BNV ban hành nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức.
Sửa đổi, bổ sung về sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung về sử dụng tài sản công

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh áp dụng từ ngày 1/3/2025

Quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh áp dụng từ ngày 1/3/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quy định về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch trong vùng nước cảng biển Việt Nam

Quy định về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch trong vùng nước cảng biển Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hàng hải; trong đó bổ sung một chương riêng quy định về quản lý tàu lặn hoạt động du lịch trong vùng nước cảng biển Việt Nam.
Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Văn phòng Chủ tịch nước vừa họp báo công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Pháp lệnh được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/5/2025.
Hà Nội, TP HCM đặt mục tiêu đưa chỉ số ô nhiễm không khí về ngưỡng an toàn trong 5 năm tới

Hà Nội, TP HCM đặt mục tiêu đưa chỉ số ô nhiễm không khí về ngưỡng an toàn trong 5 năm tới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Hà Nội và TP HCM khẩn trương triển khai các nhiệm vụ giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, để trong 5 năm tới.
Bắt đối tượng buôn bán hàng cấm sau gần 1 tháng trốn lệnh truy nã

Bắt đối tượng buôn bán hàng cấm sau gần 1 tháng trốn lệnh truy nã

Sau khi phạm tội để tránh sự bắt giữ của Cơ quan chức năng, Nguyễn Thùy Linh đã lẩn trốn vào các tỉnh phía Nam.
Tin bài khác
Bắt đối tượng buôn bán hàng cấm sau gần 1 tháng trốn lệnh truy nã

Bắt đối tượng buôn bán hàng cấm sau gần 1 tháng trốn lệnh truy nã

Sau khi phạm tội để tránh sự bắt giữ của Cơ quan chức năng, Nguyễn Thùy Linh đã lẩn trốn vào các tỉnh phía Nam.
Triệt phá đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Triệt phá đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài

Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” xảy ra tại địa bàn biên giới huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Khởi tố, bắt tạm giam Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog

Khởi tố, bắt tạm giam Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog

Chánh Văn phòng Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản thông tin: Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục vừa bị khởi tố liên quan vụ án kẹo rau củ Kera.
An Giang: Tạm giữ bảo mẫu dùng tay đánh liên tiếp vào mặt cháu bé 2 tuổi

An Giang: Tạm giữ bảo mẫu dùng tay đánh liên tiếp vào mặt cháu bé 2 tuổi

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Huỳnh Tuyền (SN 1999, ngụ xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước) do liên quan đến vụ hành hạ trẻ em tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn xã Tân Lập 1.
Bắt tụ điểm đá gà có hàng chục đối tượng tham gia, bố trí người cảnh giới

Bắt tụ điểm đá gà có hàng chục đối tượng tham gia, bố trí người cảnh giới

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Long An cho biết đang tiến hành xác minh, điều tra làm rõ vụ đánh bạc, tổ chức đánh bạc có nhiều đối tượng tham gia xảy ra tại ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa.
Nghệ An: Truy bắt 8 đối tượng đánh người nhập viện rồi bỏ trốn vào miền Nam

Nghệ An: Truy bắt 8 đối tượng đánh người nhập viện rồi bỏ trốn vào miền Nam

Sau khi sử dụng hung khí gây thương tích làm một nam thanh niên phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhóm các đối tượng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam.
Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Bộ Công an đề xuất bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Khởi tố 10 đối tượng trong vụ án tổ chức sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước đến nay

Khởi tố 10 đối tượng trong vụ án tổ chức sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước đến nay

Lực lượng chức năng Bộ Công an đã tiến hành khởi tố 10 đối tượng trong vụ án tổ chức sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có các đối tượng người nước ngoài.
Bắt giữ 2 đối tượng túm tóc, bịt miệng người phụ nữ rồi cướp tài sản ở Thanh Hoá

Bắt giữ 2 đối tượng túm tóc, bịt miệng người phụ nữ rồi cướp tài sản ở Thanh Hoá

Khi thấy một phụ nữ đang dắt xe máy điện đi bộ theo hướng ngược chiều, Tú và Cường quay lại giả vờ giúp người phụ nữ đẩy xe nhưng khi đến đoạn đường vắng thì bất ngờ túm tóc, bịt miệng người phụ nữ rồi cướp 2 chiếc điện thoại di động và 1 chiếc túi xách rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương

Căn cứ để sáp nhập còn 34 tỉnh, 5.000 xã sau sắp xếp địa phương

Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.