Ngày 16/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên – Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 2/2024 về các dự án đường dây 500kV mạch 3.
Một số khó khăn cần tháo gỡ
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh để đảm bảo tiến độ Dự án đường dây 500kV mạch 3, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng sẽ tổ chức họp định kỳ mỗi tháng 1 lần hoặc hoặc có thể họp đột xuất để kiểm điểm, đánh giá tiến độ công việc và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh nhằm đạt được mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành dự án trước ngày 30/6/2024.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc EVN đã báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đến ngày 15/2/2024.
Đáng chú ý, lãnh đạo EVN đã báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án, trong đó nổi lên là những vướng mắc liên quan tới quy định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và các thủ tục tác động vào rừng để làm đường thi công, bãi tập kết nguyên vật liệu; tiến độ bàn giao mặt bằng vị trí móng cột và hành lang tuyến ở một số địa phương còn chậm.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo 9 địa phương và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo về tình hình triển khai dự án tại địa bàn, đồng thời kiến nghị cần sớm có tháo gỡ khó khăn về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; đề nghị chủ đầu tư sớm hoàn thiện hồ sơ để địa phương thực hiện một số thủ tục còn lại. Các địa phương cũng cam kết sẽ quyết liệt chỉ đạo, nỗ lực hết mình để hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng theo tiến độ đề ra; hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác giải quyết các thủ tục, đảm bảo thi công...
Còn theo Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An cho biết, đến nay các dự án Đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố Nối (các Dự án) để đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay đó là thủ tục liên quan đến công tác chuyển đổi đất rừng và đường thi công tạm.
Để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An kiến nghị Thủ tướng giao UBND các tỉnh quyết định chủ trương về tác động vào rừng để làm đường tạm, các công trình tạm phục vụ thi công mà không chờ sửa đổi, bổ sung nghị định 156; đề nghị các địa phương sớm bàn giao mặt bằng vị trí móng cột để triển khai thi công trước ngày 20/2/2024 và hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến trong quý 1/2024.
EVN cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo đề nghị Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao nhiệm vụ cho Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh tổ chức chặt hạ, thanh lý cây cao su tại mặt bằng của 35 vị trí móng cột trước ngày 20/02/2024 để Chủ đầu tư triển khai thi công các vị trí móng trụ. Đồng thời hoàn thành bàn giao hành lang tuyến trước ngày 29/02/2024.
Nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung, khẩn trương thực hiện
Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư, ý kiến của các địa phương và một số bộ ngành, kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, mặc dù thời gian rất gấp nhưng đến nay các dự án đã thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn: công tác bàn giao mặt bằng các vị trí móng đã đạt khoảng 91%, công tác thi công đã được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến.
Tuy nhiên, so với các cam kết của Lãnh đạo các tỉnh với Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 28/1/2024 thì vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra.
Để thực hiện được tiến độ hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ ngành, địa phương, đặc biệt là chủ đầu tư cần tập trung, khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Các Bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao để kịp thời giải quyết ngay các vướng mắc trong tháng 2/2024, nhất là các vướng mắc về chuyển mục đích sử dụng rừng và thủ tục tác động vào rừng để mở đường thi công và làm bãi tập kết nguyên vật liệu…; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ, đồng hành, phối hợp chặt chẽ với EVN và EVNNPT trong quá trình thực hiện các dự án thời gian tới để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tác động vào rừng tự nhiên để làm đường tạm, bãi tập kết nguyên vật liệu phục vụ thi công các Dự án. Trong thời gian chờ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/NĐ-CP có hiệu lực, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép triển khai đồng thời việc tác động vào rừng tự nhiên để tổ chức thi công các dự án.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng các huyện, EVN và EVNNPT xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng cây cao su bị ảnh hưởng bởi các dự án, sớm bàn giao mặt bằng để triển khai thi công.
Các tỉnh có dự án đi qua khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan theo quy định để bàn giao dứt điểm vị trí móng cột, mặt bằng thi công trước ngày 20/2/2024 và hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến trước ngày 15/3/2024 để Chủ đầu tư triển khai thi công và thực hiện các công việc tiếp theo.
Yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia: Chỉ đạo các đơn vị tư vấn, đơn vị chuyên môn khẩn trương hoàn thiện, cung cấp hồ sơ liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cho các cơ quan chuyên môn của các địa phương; Sớm hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu còn lại trong tháng 02/2024.
Khẩn trương triển khai thi công ngay các vị trí đã có mặt bằng và đủ điều kiện thi công, đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc các nhà thầu trong quá trình triển khai thi công, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao các vị trí móng cột, hành lang tuyến và trong quá trình thi công dự án để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Chỉ đạo các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, hạn chế thấp nhất các tác động đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trong vùng dự án.
Ngày 11/10, tại UBND TP Phú Quốc, Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Bộ Công Thương và EuroCham vừa phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh 2024 (GEFE 2024). Năm nay, GEFE 2024 sẽ diễn ra với chủ đề "Kiến tạo tương lai xanh".
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Bộ Công Thương có trách nhiệm và quyền hạn để xác định sản phẩm thuốc lá mới nào là sản phẩm thuốc lá, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành, để đưa vào quản lý.
Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An vừa phát hiện, thu giữ 2 tấn thực phẩm bẩn đang vận chuyển trên xe tải đi tiêu thụ.
Lợi dụng bản thân là Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh, Võ Hoàng Long đưa ra nhiều thông tin gian dối với nhiều người về việc huy động tiền làm thủ tục đảo khế cho khách hàng, hứa hẹn trả mức lãi suất vay cao và vay trong thời gian ngắn hạn để lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Công an các cấp tỉnh Bạc Liêu đã điều tra, làm rõ 33 vụ, 29 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ án, nhiều bị can bị truy tố và đưa ra xét xử, bảo đảm tính răn đe chung cho toàn xã hội.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.