Đa số các ý kiến cho rằng, hiện nay trên cả nước ACV đang trực tiếp quản lý và vận hành 21/22 Cảng hàng không, với đội ngũ quản lý do vậy ACV có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động hàng không. Mặt khác về lĩnh vực xây dựng ACV cũng đã xây dựng, mở rộng, sửa chữa nhiều sân bay trong cả nước như Cam Ranh, Vinh, Cát Bi, Phú Quốc… Đây cũng là một trong những thế mạnh để Chính phủ lựa chọn ACV là đơn vị phù hợp để thực hiện dự án.
Nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 và cuối năm nay Chính phủ phê duyệt, đầu năm 2021 Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ khởi công dự án sân bay Long Thành.
ACV có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án
Theo nội dung chính được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Quốc hội về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định việc giao ACV đầu tư, khai thác Cảng sẽ giúp Nhà nước chủ động điều hành, quyết định các nhiệm vụ quan trọng, thực hiện công cụ điều tiết vĩ mô phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đảm bảo an ninh, an toàn tại Cảng hàng không cửa ngõ quốc gia.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thế. Ảnh: ktdt
“Phương án giao ACV đầu tư, khai thác Cảng sẽ không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA và không huy động khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ”, Bộ trưởng Bộ GTVT cho hay.
Theo phương án tài chính, nếu được giao là Nhà đầu tư, khai thác, hàng năm ACV sẽ có thêm nguồn thu từ 2.390-4.780 tỷ đồng (tương đương 100-200 triệu USD) để nộp ngân sách nhà nước hoặc tích lũy đầu tư phát triển các Cảng hàng không như Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Điện Biên, Nà Sản, Lai Châu...
“Nếu được giao đầu tư, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, ACV sẽ triển khai ngay thiết kế kỹ thuật để có thể khởi công vào đầu năm 2021 và hoàn thành năm 2025”, Bộ trưởng Thể nói và nhấn mạnh ACV có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án Cảng hàng không Long Thành do đã đầu tư các hạng mục tương tự tại Phú Quốc, Cần Thơ, Nội Bài...
Bên hành lang Quốc hội, chia sẻ ý kiến việc chọn ACV làm đơn vị thực hiện dự án, ông Phạm Đình Cúc Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Dự án sân bay Long Thành là một dự án lớn mang tầm quốc gia, Việt Nam cần đẩy nhanh hoàn thiện và xây dựng cơ sở vật chất để tiến tới xây dựng, khởi công dự án. Tiến độ xử lí giải phóng mặt bằng của sân bay Long thành diễn ra rất chậm, mới chỉ có 1% trên tổng quỹ đất được đưa vào quy hoạch. Như vậy, trong thời gian tới đòi hỏi các bộ ngành, chính quyền ở tỉnh Đồng Nai cần nhanh chóng, giải phóng mặt bằng một cách quyết liệt hơn, đảm bảo được việc có mặt bằng để khởi công xây dựng sân bay Long Thành 1 cách tốt nhất.
Về chủ trương giao cho ACV, thì đây là dự án mang tầm quốc gia và ACV là 1 trong những đơn vị mà có khả năng về kĩ thuật, tiềm lực về kinh tế, nhưng cũng cần phải xem xét và khi giao cho ACV cũng cần giám sát thật chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ, kết cấu hạ tầng hài hòa, đạt được mục tiêu đã đề ra.
Về hệ thống giao thông liên quan đến sân bay Long Thành, hiện tại bây giờ có quốc lộ 51, không đảm bảo vấn đề kết nối giao thông. Do vậy ngoài dự án trước được phê duyệt thì cần đầu tư kết nối thêm 2 tuyến đường nữa. Nhìn chung là tôi ủng hộ quan điểm là có sân bay thì cần kết nối giao thông làm sao cho hài hòa, để không bị ách tắc trong quá trình tham gia giao thông”.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng: “Tôi nghĩ rằng việc xây dựng sân bay Long Thành cần có nghị quyết chủ trương, và rõ ràng thì việc lựa chọn cũng rất thận trọng và qua một thời gian dài để đánh giá, cho nên việc chọn ACV là chính đáng. Việc có đại biểu nói rằng phải có 4 chủ đầu tư, tôi nghĩ công việc chỉ cần 1 chủ nhà, giao cho cái ông chủ nhà đấy, còn ông chủ nhà ông thuê ai hoặc ông sử dụng ai là việc của ông. Bởi vì mình nắm người có tóc chứ không nắm kẻ trọc đầu, nhưng mà Quốc hội quyết là quyết chủ trương, chứ không thể quyết những chi tiết, hạng mục nhỏ như thế. Nhưng vai trò của Quốc hội vẫn gắn liền với dự án bằng cách giám sát việc thực hiện, đánh giá kết quả”.
Còn theo ông Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh: “Việc giao cho ACV đầu tư, tôi nghĩ Quốc hội cho chủ trương thôi, còn việc đấy giao cho Chính phủ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu, thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong tờ trình đó. Còn về năng lực ACV, ngay từ đầu đối với dự án xây dựng Long Thành, ACV cũng là 1 doanh nghiệp cổ phần dựa trên 50% chi phối của nhà nước, nhưng mà đối với doanh nghiệp này thì nó có nhiều thế mạnh, kinh nghiệm trong quản lí về tổ chức, chất lượng về thi công”.
Long Thành sẽ là trung tâm trung chuyển khu vực và quốc tế
Theo kết quả cập nhật về dự báo nhu cầu thị trường hàng không đi đến của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai, được phục vụ bởi cụm cảng Long Thành-Tân Sơn Nhất, đến năm 2025 là 65,2 triệu lượt hành khách và đến năm 2030 là 85,5 triệu lượt hành khách.
Trong khi đó, đến năm 2025 khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 được đưa vào khai thác thì tổng công suất thiết kế của cụm cảng Long Thành-Tân Sơn Nhất là 75 triệu lượt hành khách (50 triệu của Tân Sơn Nhất và 25 triệu của Long Thành). Với tốc độ tăng trưởng dự báo thấp (khoảng 5,5%/năm), dự kiến, Cảng hàng không Long Thành sẽ khai thác mãn tải vào năm 2027-2028.
Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh minh hoạ
Như vậy, trong giai đoạn đầu, Cảng hàng không Long Thành chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường hàng không đi đến của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến 2030, nếu hoàn thành được giai đoạn 2 của dự án với công suất 50 triệu hành khách/năm, Long Thành mới đủ năng lực cạnh tranh ban đầu của một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Để Cảng hàng không Long Thành có thể trở thành Cảng hàng không trung chuyển, Việt Nam cần thúc đẩy hiệp ước mở cửa bầu trời với các quốc gia Đông Nam Á và bên ngoài khu vực này nhằm thực hiện chính sách phát triển đường bay của các hãng hàng không, bước đầu kiến tạo điểm trung chuyển về hành khách và hàng hóa tại Cảng hàng không Long Thành cho các đường bay quốc tế.
Nhà nước cần hoàn thiện chính sách thuế, phí để cạnh tranh so với các CHK lớn là trung tâm trung chuyển trong khu vực như Suvarnabhumi (Thái Lan), Changi (Singapore), Kuala lumpur (Malaysia), Chek Lap Kok (Hong Kong), Đào Viên (Đài Loan), xa hơn là Incheon (Hàn Quốc)...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phát triển du lịch là những yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn trong giao thương vận tải hàng không quốc tế.
Mặt khác, cơ quan quản lý Nhà nước tính toán đầu tư hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối đã có trong quy hoạch cho các giai đoạn tiếp theo để Cảng hàng không Long Thành đáp ứng yêu cầu kết nối hạ tầng giao thông hoàn chỉnh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Long Thành giai đoạn 1 có nhu cầu vốn hơn 111.600 tỷ đồng (4,7 tỷ USD). Dự kiến, từ nay đến năm 2025, ACV bố trí được vốn chủ sở hữu 36.607 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD), chiếm 37% tổng vốn đầu tư dự án này.
Với số vốn ACV phải đi vay khoảng hơn 2,6 tỷ USD, vừa qua, ACV đã làm việc với các ngân hàng trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư và và ký các biên bản thoả thuận hợp tác về thu xếp vốn với tổng giá trị đề xuất hơn 5 tỷ USD, thời gian vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm, lãi suất trung bình dự kiến khoảng 5-5,5%/năm mà không có bảo lãnh của Chính phủ.
Theo phương án tài chính, nếu được giao là nhà đầu tư, khai thác, hàng năm ACV sẽ có thêm nguồn thu từ 2.390-4.780 tỷ đồng (tương đương 100-200 triệu USD) để nộp ngân sách Nhà nước hoặc tích lũy đầu tư phát triển các cảng hàng không như Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Điện Biên, Nà Sản, Lai Châu… phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Các mục tiêu hoàn thành các dự án trong năm 2025 là không thay đổi, trong đó phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng là cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025, cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Lê Trung Hồ – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Kiên Giang
Theo Tổng biên tập Báo pháp luật Việt Nam: "Những cá nhân được đề cử và vinh danh sẽ mãi luôn là những tấm gương sáng trong đời sống xã hội nói chung, trong tổ chức và thi hành pháp luật nói riêng để mọi người tiếp tục học tập, noi theo, chung sức đồng lòng xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, vì Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Ngày 2/11, tại Hải Phòng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng; xây dựng, vận hành Sổ tay đảng viên điện tử trong Đảng bộ Bộ Tư pháp năm 2023.
Đó là đề nghị của đại biểu Hà Ánh Phượng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) tại kỳ họp thứ 6 thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố 2 cán bộ công an ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương liên quan đến vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết để điều tra hành vi buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 7/10, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) tạm giữ hình sự Lê Thành Thương (34 tuổi, quê xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Với chương trình Phiên tòa Hình sự, sinh viên học luật có cơ hội hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của từng vị trí cũng như vai trò của tòa hình sự trong thực tế như Hội đồng xét xử, Thư ký, Viện kiểm sát, Luật sư bào chữa.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.