Tính đến thời điểm này, tỉnh Cao Bằng chưa có một ca nào mắc Covid-19, đây không phải là một sự may mắn mà là sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và đúng hướng của cả hệ thống chính trị, sự tuân thủ, đồng lòng của nhân dân. Để có cái nhìn rõ hơn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh này, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng (nhiệm kỳ 2021-2026).
PV: Thời gian vừa qua, nhiều tỉnh ở phía Bắc phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ do dịch COVID-19 lây lan, vậy tỉnh Cao Bằng đã làm gì để ngăn chặn các ca F0 thâm nhập vào địa bàn tỉnh Cao Bằng?
Ông Hoàng Xuân Ánh: Trong thời gian vừa qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đến nay tỉnh chưa ghi nhận, phát hiện trường hợp nào nhiễm COVID-19.
Tuy nhiên nguy cơ dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất cao và luôn thường trực nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, để thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch nhằm khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh, các cấp các ngành thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các hướng dẫn về phòng, chống dịch của Bộ Y tế, các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các cấp với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả.
Tập trung triển khai thực hiện các biện pháp “siết chặt kiểm soát từ bên ngoài, không buông lỏng quản lý từ bên trong”, siết chặt quản lý xuất nhập cảnh, các điểm chốt ra vào trên địa bàn tỉnh; hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh, sớm phát hiện ca nghi nhiễm và thực hiện tốt việc cách ly, khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, điều trị, kiểm soát kịp thời và khống chế hiệu quả ổ dịch (nếu có).
UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo các Tổ COVID-19 cộng đồng xã, phường, thị trấn, tổ, xóm tăng cường phát huy khả năng bám sát địa bàn quản lý, kịp thời phát hiện các trường hợp trở về từ các địa phương khác, để kịp thời áp dụng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể cơ sở trong việc giám sát, phát huy Tổ COVID-19 cộng đồng, tăng cường tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch là để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, của gia đình và cộng đồng, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống dịch; xử lý các trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm.
Tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện người dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc qua địa bàn tỉnh, để áp dụng biện pháp cách ly tập trung theo quy định; phát huy hiệu quả các chốt chặn biên giới, các tổ kiểm tra, kiểm soát lưu động, quản lý chặt chẽ địa bàn, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế để tạomiễn dịch cộng đồng, quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân, thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”.
Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch, từng gia đình, từng địa bàn dân cư sinh sống với tinh thần các xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong công tác phòng chống dịch, chủ động phát hiện, khai báo kịp thời các trường hợp đi về từ các ổ dịch trong nước và xuất nhập cảnh trái phép.
Thực hiện tốt công tác quản lý, cách ly tập trung đảm bảo an toàn, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ, không để lây lan ra cộng đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm hỗ trợ thực hiện khai báo y tế.
PV: Ông có thể cho biết những khó khăn trong quá trình phòng, chống dịch bệnh?
Ông Hoàng Xuân Ánh: Thứ nhất, Cao Bằng là tỉnh có tuyến biên giới trải dài trên 333 km giáp với Trung Quốc, địa hình rừng núi phức tạp với rất nhiều đường mòn lối mở, giao thông đi lại khó khăn, hằng ngày Cao Bằng phát hiện và tiếp nhận hàng trục công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép qua địa bàn tỉnh để thực hiện cách ly tập trung, do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn (từ ngày 04/02/2020 đến hết ngày 12/9/2021 tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận 25.114 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng để thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung.
Tính đến hết ngày 12/9/2021, tỉnh Cao Bằng đã lấy 102.016 mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19, tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính).
Thứ hai, hiện nay tình hình dịch bùng phát, diễn biến phức tạp, khó lường tại các tỉnh, thành phố, nguy cơ lây nhiễm từ các ổ dịch trong nước xâp nhập vào địa bàn, đặc biệt là người dân đến/về từ vùng có dịch nếu không được sàng lọc, cách ly y tế phòng chống dịch theo quy định thì nguy cơ bùng dịch bùng phát ra cộng đồng rất lớn.
Thứ ba, biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh, dễ lây nhiễm hơn cũng là nguy cơ khó kiểm soát nguồn lây.
Thứ tư, hiện nay chiến lược tiêm vắc xin phòng COVID-19 tạo miễn dịch cộng đồng là biện pháp quan trọng trong công tác phòng, chống dịch, đẩy lùi dịch bệnh.
Tuy nhiên nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 hiện nay còn khan hiếm và ưu tiên cho các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp, do đó số lượng vắc xin cấp cho tỉnh Cao Bằng rất hạn hẹp.
Thứ năm, Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn lực trong công tác phòng chống dịch còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị, vật tư y tế để đáp ứng công tác phòng chống dịch theo phương “4 tại chỗ” còn hạn chế.
PV: Là người đứng đầu UBND tỉnh, ông đã có những chỉ đạo gì để các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch?
Ông Hoàng Xuân Ánh: Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với sự xuất hiện cùng lúc nhiều ổ dịch, đa nguồn lây với chủng vi rút mới có tốc độ lây nhiễm mạnh hơn, nhanh hơn.
Đối với Cao Bằng, trong thời gian vừa qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đến nay tỉnh chưa ghi nhận, phát hiện trường hợp nào nhiễm COVID-19. Tuy nhiên nguy cơ dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất cao và luôn thường trực nếu chính quyền và nhân dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Để tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch nhằm khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh đã yêu cầu chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh tiếp tục chỉ đạo, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; đặc biệt là quan điểm “phòng” là cơ bản, lâu dài, quyết định, “chống” là cấp bách, quyết liệt, nhanh chóng theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành chủ động có phương án, kịch bản và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, triệt để các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra và nâng mức cảnh báo lên cao hơn một mức; tổ chức rà soát thường xuyên, cập nhật và dự báo tình hình dịch bệnh tại địa phương, đơn vị, siết chặt quản lý xuất nhập cảnh, các điểm chốt ra vào trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch, từng gia đình, từng địa bàn dân cư sinh sống với tinh thần các xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong công tác phòng chống dịch, chủ động phát hiện, khai báo kịp thời các trường hợp đi về từ các ổ dịch trong nước và xuất nhập cảnh trái phép; đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn để tạomiễn dịch cộng đồng, quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân, thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”.
PV: Theo ông, để phòng, chống dịch bệnh tốt nhất, chúng ta cần làm gì?
Ông Hoàng Xuân Ánh: Phòng chống các loại dịch bệnh nói chung và dịch bệnh COVID-19 nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, từ các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đến từng người dân, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt về tham mưu các giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ.
Để bảo đảm phòng, chống dịch bệnh tốt cần: Quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh, đề cao tinh thần “ Chống dịch như chống giặc” trên nguyên tắc “siết chặt kiểm soát từ bên ngoài, không buông lỏng quản lý từ bên trong”; áp dụng chiến lược dự phòng từ xa, từ sớm, từ cơ sở theo phương châm “Kiểm tra, phát hiện sớm; báo cáo sớm; cách ly sớm; chẩn đoán, điều trị sớm”.
Huy động sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong đó ngành Y tế là lực lượng nòng cốt. Biên phòng, quân đội, công an là lực lượng quan trọng hỗ trợ đắc lực cho tỉnh trong công tác phòng chống dịch.
Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm bên ngoài vào địa bàn tỉnh Cao Bằng, kiểm soát chặt chẽ tình trạng công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép qua địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện cách ly y tế tập trung phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế; kiểm soát người đến/về từ các ổ dịch trong nước kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập. Giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để xử lý ổ dịch kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát lây lan trên diện rộng.
Xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó với cấp độ, tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, tránh bị động, bất ngờ trước diễn biến dịch bệnh (phương án cách ly, khoanh vùng xử lý ổ dịch, thu dung điều trị bệnh nhân).
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, triệt để các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra và nâng mức cảnh báo lên cao hơn một mức; tổ chức rà soát thường xuyên, cập nhật và dự báo tình hình dịch bệnh tại địa phương, đơn vị, siết chặt quản lý xuất nhập cảnh, các điểm chốt ra vào trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.
Công tác tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch, từng gia đình, từng địa bàn dân cư sinh sống với tinh thần các xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong công tác phòng chống dịch, chủ động phát hiện, khai báo kịp thời các trường hợp đi về từ các ổ dịch trong nước và xuất nhập cảnh trái phép.
Tiêm Vắc xin là nhiệm vụ then chốt, đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 với tinh thần “Vắc xin tốt nhất là Vắc xin được tiêm sớm nhất”, bảo đảm an toàn tiêm chủng với phương châm “tiêm mũi nào, an toàn mũi đó”, hướng tới mục tiêu trên 70% dân số tỉnh Cao Bằng được tiêm vắc xin phòngCOVID-19 đến hết quý I/2022, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Cao Bằng là tỉnh có tuyến biên giới trải dài trên 333 km giáp với nước láng giềng Trung Quốc.
PV: Sau 4 lần Việt Nam bùng dịch, Cao Bằng vẫn là pháo đài “bất khả xâm phạm” với Covid-19, vậy tình hình phát triển kinh tế- xã hội, thu ngân sách năm nay so với năm trước như thế nào thưa ông?
Ông Hoàng Xuân Ánh: Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt là tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước từ đợt bùng phát dịch lần thứ tư.
Song với quyết tâm cao, sự chủ động, tích cực tranh thủ điều kiện: Cao Bằng nằm trong vùng xanh về dịch COVID-19, tỉnh đã tập trung phát huy những lợi thế đã có, khắc phục tồn tại, hạn chế, kinh tế - xã hội địa phương được duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng, trong đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, cụ thể:
Tính đến ngày 30/8/2021, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả tốt, việc gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng vụ mùa đảm bảo kịp mùa vụ. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính tăng so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất chăn nuôi ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng.Hoạt động thương mại nội địa duy trì ổn định, bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn quản lý lũy kế đến ngày 15/8/2021, đạt 437,473 triệu USD.
Thu ngân sách trên địa bàn đến ngày 10/9/2021 đạt 1.089 tỷ đồng.
Các nhiệm vụ về văn hóa- xã hội đạt được một số kết quả: tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021 -2022. .
Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Quốc phòng, an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.
Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm được triển khai quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quảđối với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế; tội phạm, tệ nạn ma tuý.
Bên cạnh những kết quả đã được, tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế: tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm; tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu phi tiếp tục phát sinh phức tạp.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức nên ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: kinh doanh dịch vụ vận tải giảm sút, đặc biệt là vận tải hành khách; việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người để bảo đảm công tác phòng chống dịch dẫn đến một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại tỉnh tiếp tục tạm dừng, hoãn tổ chức, hoạt động của ngành du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng lớn.
Để bảo đảm công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh, tỉnh Cao Bằng đã tạm dừng một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch như: dịch vụ Karaoke, quán bar; trò trơi điện tử (game online); quán ăn đêm, quán bia, quán bán nước, quán bán nước, quán cà phê vỉa hè...
Để bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch theo quy định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
Tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Nam thanh thiếu niên ở Đà Nẵng vẫy tay chào nhóm đối thủ trên đường, bị nghĩ là hành động khiêu khích nên xảy ra ẩu đả và bị đối thủ tông trúng, tử vong.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.