Nếu Bộ Công thương không quy định chiết khấu tối thiểu trong dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề, chắc chắn sẽ tiếp tục phải sửa sau khi ban hành, đại diện doanh nghiệp lo ngại.
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 973/BTC-QLG gửi Bộ Công thương tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là dự thảo Nghị định). Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công thương “nghiên cứu mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng dầu để bảo đảm hoạt động cho các đơn vị này ổn định nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu, tránh tình trạng kho có hàng mà không bán cho người dân vì cửa hàng lỗ”. Đây là đề xuất “rất hợp lý”, ông Giang Chấn Tây, đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, phát biểu.
Quan điểm của Bộ Tài chính trùng khớp với đề xuất được các doanh nghiệp bán lẻ nêu ra trong văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng chỉ trước đó ít ngày. Theo đó, các doanh nghiệp đề cập 2 nội dung: Đề xuất thay quy định doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi bằng nhiều nơi, cụ thể là 3 nơi; ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để bảo đảm không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
Phản ánh của nhiều doanh nghiệp bán lẻ cho thấy, sự bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian qua có nguyên nhân từ mức chiết khấu cho khâu bán lẻ. Theo đó, các doanh nghiệp này bị tính mức chiết khấu 0 đồng, thậm chí chiết khấu âm và phải hoạt động trong tình trạng càng bán càng lỗ nhưng không thể đóng cửa nếu không muốn bị phạt.
Bà Nguyễn Thị Hường, chủ một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội cho biết, để duy trì hoạt động của một cửa hàng bán lẻ có doanh số bán hàng bình quân khoảng 1.000 lít/ngày, doanh nghiệp cần thuê tối thiểu 2 nhân viên thay ca trực bán ngày và đêm, chưa kể tiền điện, nước, lãi ngân hàng... Chỉ tính riêng tiền lương, mỗi cửa hàng cần chi phí khoảng 10 triệu đồng/tháng, như vậy chi phí một ngày ít nhất vào khoảng hơn 300.000 đồng. Trong khi đó, nhiều tháng nay, doanh nghiệp chịu mức chiết khấu 0 đồng, thậm chí có lúc âm tới hơn 300 đồng/lít, không đủ bù đắp chi phí hoạt động.
Việc Nhà nước không quy định chiết khấu tối thiểu mà để các doanh nghiệp đầu mối tự phân chia chiết khấu, trong khi doanh nghiệp bán lẻ là đối tác của doanh nghiệp đầu mối và hạch toán độc lập, đã khiến các doanh nghiệp bán lẻ luôn trong tình trạng thiệt đơn thiệt kép suốt thời gian qua, đại diện doanh nghiệp phát biểu.
Cần quy định mức chiết khấu tối thiểu trong dự thảo nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầuNguồn: ITN
Mức chiết khấu nên là 5 - 6% giá bán lẻ
Để thị trường xăng dầu vận hành ổn định và lành mạnh, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề nghị cần có quy định chiết khấu cố định cho khâu bán lẻ 5 - 6% trên giá bán lẻ tùy theo thời điểm. Có như vậy mới bảo đảm doanh nghiệp bán lẻ duy trì hoạt động xuyên suốt trong mọi trường hợp ở mọi mức giá xăng dầu của thế giới biến động tăng hay giảm.
Làm rõ hơn lý do để phải quy định chiết khấu tối thiểu trong dự thảo Nghị định sửa đổi, ông Giang Chấn Tây phân tích: Thứ nhất, cho dù doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng ở 3 nơi như Bộ Công thương đã thống nhất trình Chính phủ thì không ai có thể bảo đảm rằng doanh nghiệp bán lẻ hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.
Việc cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng từ nhiều nguồn sẽ tạo tính cạnh tranh về chiết khấu nhưng không nhiều, chủ yếu chỉ bảo đảm được cho doanh nghiệp bán lẻ chủ động được nguồn hàng và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị đứt gãy nguồn hàng trong chuỗi cung ứng, nhằm duy trì hoạt động xuyên suốt theo yêu cầu của Chính phủ đối với mặt hàng bình ổn và thiết yếu.
Tuy nhiên, “nguy cơ các nhà cung cấp có thể bắt tay ngầm với nhau để hạ chiết khấu xuống thấp vẫn còn. Và khi đó, mức chênh lệch quanh quẩn chỉ vài chục đồng hầu như không có ý nghĩa khi mà chiết khấu dưới điểm hòa vốn, không bảo đảm cho hoạt động kinh doanh”.
Thứ hai, cho dù Nhà nước quy định giá bán lẻ hay thả nổi giá để doanh nghiệp tự quyết định thì không ai dám chắc rằng các đầu mối sẽ cho chiết khấu cao hơn điểm hòa vốn. Nếu cho chiết khấu thấp hơn điểm hòa vốn, doanh nghiệp bán lẻ sẽ rơi vào cảnh “chết mòn”. Khi đó, thị trường khó có sự ổn định như mong muốn.
Như vậy, lời giải quan trọng cho vấn đề này là cần quy định chiết khấu tối thiểu và xem đây là một công cụ để quản lý “hàng hóa đặc biệt” nhằm làm cho mọi hoạt động của hệ thống kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc được ổn định. Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng chiết khấu luôn dưới điểm hòa vốn, hệ quả là làm bất ổn thị trường và khi đó doanh nghiệp bán lẻ lại tiếp tục đấu tranh.
“Muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định, duy trì hệ thống hoạt động xuyên suốt, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cần bảo đảm đồng thời các điều kiện sau: Quy định cho doanh nghiệp bán lẻ được lấy hàng ở ít nhất là 3 nơi; quy định chiết khấu tối thiểu không dưới 5 - 6%/giá bán lẻ; Nhà nước nên cho doanh nghiệp đầu mối tự định giá để trước mắt là bảo đảm đủ các chi phí phát sinh được đưa vào đủ và đúng trong giá vốn kinh doanh theo diễn biến thị trường, nếu không thì giống như người khác đi chợ mà người ở nhà quyết định giá và lại xảy ra tình trạng xin cho chi phí. Nếu không quy định chiết khấu tối thiểu trong dự thảo nghị định sửa đổi sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề, chắc chắn sẽ tiếp tục phải sửa sau khi ban hành”, các doanh nghiệp bán lẻ đề nghị.
Đề xuất của các doanh nghiệp bán lẻ rất cần được Bộ Công thương nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình Chính phủ thông qua dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, bảo đảm sẽ tạo lập thị trường ổn định, lành mạnh.
Cùng với chiết khấu, các doanh nghiệp bán lẻ kiến nghị, Bộ Công thương cần nghiên cứu phương pháp quản lý bằng hệ thống điện tử kết nối tại các kho của công ty đầu mối theo hình thức trực tuyến và áp dụng theo lộ trình, có thể là 3 - 6 tháng kể từ khi Nghị định được ban hành nhằm quản lý hàng dự trữ. Khi đó, Bộ Công thương sẽ cập nhật sau mỗi lần công ty đầu mối xuất, nhập hàng và công khai trên toàn quốc đến tận các doanh nghiệp bán lẻ. Điều này sẽ minh bạch hóa lượng hàng tồn kho trong hệ thống, góp phần tạo sự ổn định cho thị trường xăng dầu.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 sẽ chính thức có hiệu lực.Trong đó, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, việc này không chỉ gia tăng quyền lợi an sinh xã hội cho nhiều nhóm lao động hơn, đặc biệt là những người làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc có quan hệ lao động không truyền thống mà còn hướng tới mục tiêu bao phủ an sinh xã hội toàn dân.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phóng viên Lê Thị Khánh Thuỳ của Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được nhận Giấy khen của Công an tỉnh Kiên Giang và Giấy khen của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Chiều 18/6, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ phát động Phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt Nền tảng học tập trực tuyến của tỉnh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình xây
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có khuyến cáo người dân không nên sử dụng sản phẩm "Siro ăn ngon Hải Bé” khi cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Bộ Công Thương muốn đánh thuế nhập khẩu với đơn hàng có giá trị dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử để ngăn tình trạng hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng tràn lan và bảo vệ sản xuất trong nước.
Theo đó, Bộ Công Thương đặt mục tiêu 70% người trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến và 100% các giao dịch trên nền tảng có hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 80%...
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ phải chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ 2027 và tăng lên 10.000 vào 2031.
Qua kiểm tra, lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm trẻ em, mỹ phẩm nhập lậu tại kho hàng trên số 62 phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).
Lực lượng chức năng vừa lập biên bản xử phạt hành chính một cơ sở kinh doanh tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (10/6), nhóm nguyên liệu công nghiệp chìm sâu trong sắc đỏ. Trên thị trường năng lượng thế giới, lực bán cũng tăng mạnh, giá dầu quay đầu suy giảm.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.