Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Dân sự & tố tụng dân sự
13/11/2024 17:47
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn
aa
Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường.

"Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Và Đào tạo.

BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Điều 3 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".

Theo đó thì việc bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt và toàn xã hội đã và đang thực hiện, ở từng cấp học, học sinh được thụ hưởng với các nội dung, tiêu chí, điều kiện phù hợp từng lứa tuổi.

Thực hiện các nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã và đang tham mưu và ban hành nhiều chính sách có liên quan để đảm bảo quyền được giáo dục của người học ở các lứa tuổi, ở các bậc học.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay
PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON

Theo vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non quy định rõ tại Điều 23 và các điều khoản khác về chương trình Giáo dục Mầm non (GDMN), cơ sở GDMN và chính sách GDMN tại Tiểu mục 1, Mục 1 Chương 2 Hệ thống giáo dục quốc dân tại Luật Giáo dục 2019, trong đó:

- Quy định vị trí của cấp học GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quy định rõ quyền được giáo dục cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, các mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ em và các điều kiện đảm bảo về chính sách phát triển giáo dục mầm non, chính sách cho trẻ em, chương trình GDMN, các điều kiện đảm bảo và tổ chức hoạt động nhà trường.

Về chính sách: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tham mưu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội, tập trung hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về chương trình GDMN, các điều kiện đảm bảo và tổ chức hoạt động nhà trường.

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về việc quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Ngày 9/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội tờ trình dự Luật Nhà giáo với nhiều quy định mới được đánh giá là ưu việt hơn đối với đội ngũ nhà giáo.

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, quy định chính sách đối với giáo viên mầm non (GVMN) làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; chính sách đối với GVMN dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn đối với GVMN dân lập, tư thục; chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo; chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Đề án phát triển GDMN đoạn 2018-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018. Mục tiêu của Đề án nhằm củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

- Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" và được phê duyệt tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/6/2016.

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 427/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thành tựu đạt được về đảm bảo quyền giáo dục, bảo đảm cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người:

- Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đưa trẻ đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: (i) Bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em trong các cơ sở GDMN. (ii) Tích cực thực hiện đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. (iii) Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, đổi mới các hoạt động giáo dục. (iv) Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới. (v) Đã thực hiện hướng dẫn tích hợp giáo dục Quyền con người vào chương trình giáo dục mầm non hiện hành và tổ chức thực hiện trong các cơ sở GDMN, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về thực hiện nội dung giáo dục quyền con người trong cơ sở GDMN cho đội ngũ cốt cán của 63 tỉnh thành phố và Ban Phụ nữ Quân đội. (vi) Đang thực hiện xây dựng Nghị quyết đổi mới chương trình GDMN trong đó có lồng ghép quyền con người và thực hiện xây dựng mới Chương trình giáo dục mầm non quốc gia tiếp cận dựa trên quyền và đưa nội dung giáo dục quyền con người vào nội dung chương trình.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Về chính sách: Bộ GDĐT ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật thuộc thẩm quyền, trong đó có các chính sách, quy định nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức cho người học, nhất là đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất so với cả nước. Tích cực triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo đảm thực hiện quyền quyền được giáo dục, nhất là quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Về cơ sở Giáo dục tiểu học: Năm học 2023-2024, toàn quốc có 14.585 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (gồm 12.177 trường tiểu học, 2.206 trường liên cấp tiểu học-trung học cơ sở, 202 trường liên cấp tiểu học trung học cơ sở trung học phổ thông, 58 trường quốc tế, 169 trường trực thuộc Sở, 14.188 trường công lập, 390 trường tư thục) với 15.268 điểm trường; tỷ lệ bình quân 1,37 cơ sở giáo dục tiểu học/đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ điểm trường cơ sở giáo dục tiểu học là 1,05, trong đó nhiều cơ sở giáo dục tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường (chủ yếu ở các vùng, khu vực miền núi).

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Hiện nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%".

Những năm qua, các địa phương đã chú trọng rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp hơn cho việc trẻ em đến trường; tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; chú trọng duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo quy định của Bộ GDĐT, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sẵn sàng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.

Trung bình toàn quốc tỷ lệ phòng học lớp là 1,32, trong đó phòng học kiên cố đạt 71%; phòng học bán kiên cố đạt 25%; phòng học tạm, mượn chiếm 0,9%; số phòng học đang học nhờ, mượn là 11.931 phòng, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giúp các cơ sở giáo dục ngày càng được hoàn thiện và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Đến nay, tỷ lệ trung bình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên toàn quốc đạt 62,4%, trong đó cả nước có 2.311 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt tỷ lệ 15,8%.

Các địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Công tác kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục được các địa phương đặc biệt quan tâm; đồng thời tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực nhằm cùng cổ, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, thực hiện "giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc" theo Luật Giáo dục 2019.

Các cơ sở giáo dục đã tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo chính quyền địa phương, đề ra nhiều biện pháp và tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi vào học tiểu học tại địa bàn, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học.

Hiện nay, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 34/63 tỉnh, thành phố được Bộ GDĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 54%.

Đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong năm 2023, Bộ GDĐT với đầu mối là Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động. Bộ tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức dạy và học đối với trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học), trong đó nhấn mạnh việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ em khuyết tật làm cơ sở cho việc dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của trẻ em khuyết tật.

Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền năng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học; phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo cơ hội để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.

Thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân: Từ năm 2021, 2022, Bộ GDĐT đã ban hành các kế hoạch để triển khai nhằm tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục về quyền trẻ em trong chương trình và sách giáo khoa các môn học cũng như trong hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Từ năm 2022, Bộ GDĐT đã ban hành Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp tiểu học và Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Bộ ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học.

ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Bộ GDĐT ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật thuộc thẩm quyền, trong đó có các chính sách, quy định nhằm bảo đảm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức cho người học, nhất là đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất so với cả nước. Tích cực triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo đảm thực hiện quyền quyền được giáo dục, nhất là quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ năm 2021, 2022, Bộ GDĐT đã ban hành các kế hoạch để triển khai nhằm tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục về quyền trẻ em trong chương trình và sách giáo khoa các môn học cũng như trong hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Từ năm 2022, Bộ đã ban hành Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp tiểu học và Khung nội dung giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Bộ ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung quyền con người lồng ghép Chương trình môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở và môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cấp Trung học phổ thông.

Đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong năm 2023, Bộ GDĐT với đầu mối là Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực triển khai nhiều hoạt động.

Bộ tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức dạy và học đối với trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học), trong đó nhấn mạnh việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ em khuyết tật làm cơ sở cho việc dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của trẻ em khuyết tật.

Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em, học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học; phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tạo cơ hội để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về những vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.

ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

Thực hiện Kế hoạch 1360/KH-BGDĐT ngày 24/12/2021, Bộ GDĐT đã phối hợp với Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng dự thảo tài liệu tuyên truyền, giáo dục về quyền con người trong tuần Sinh hoạt công dân - sinh viên (dành cho cán bộ phụ trách công tác sinh viên tại các cơ sở đào tạo). Tài liệu đã được góp ý hoàn thiện bởi các chuyên gia, đơn vị có liên quan và được phê duyệt tại Quyết định số 587/QĐ-BGDĐT ngày 27/02/2023.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản triển khai biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn tích hợp giáo dục quyền con người trong chương trình môn học của các cấp học.

Tài liệu được biên soạn để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập đồng thời là tài liệu tham khảo của đội ngũ cán bộ phòng công tác sinh viên thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp kiến thức cơ bản về quyền con người cho sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu khóa (các kiến thức cơ bản cho sinh viên thuộc khối không chuyên ngành luật, hành chính, nội chính theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017). Tài liệu đảm bảo mục tiêu, yêu cầu sau:

- Về kiến thức: (i) Cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về quyền con người như khái niệm, nguồn gốc, các đặc trưng cơ bản về quyền con người dựa trên cơ sở sự phân biệt với quyền công dân; các quan điểm quốc tế, khu vực và quốc gia về quyền con người, những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế về nhân quyền và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo đảm quyền con người, cơ chế quốc gia bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; đối thoại, đấu tranh bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay; (ii) Nâng cao nhận thức, hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc, chuẩn mực quyền con người, để từ đó thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người, góp phần tạo ra môi trường giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong hệ thống giáo dục đại học.

- Về kỹ năng: (i) Bồi dưỡng năng lực tư duy, phương pháp để nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân, từ đó tạo khả năng tổng kết thực tiễn, nhận diện những giá trị tiến bộ của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền công dân có thể vận dụng phù hợp với thực tế ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thiết chế và phương thức bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay; (ii) Có hiểu biết, kỹ năng truyền thông, cung cấp cho HSSV kiến thức cơ bản về quyền con người, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp người học cùng cố niềm tin, có thải độ đúng đắn và nhận thức được giá trị cao quý của quyền con người.

- Về tư tưởng: (i) Hình thành, củng cố thái độ tích cực trong tuyên truyền, vận động và chủ động thực hiện quan điểm của ĐCSVN, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân; (ii) Ủng hộ việc tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đấu tranh chống lại những biểu hiện xâm phạm quyền con người, quyền công dân trên thực tế;

Thực hiện Kế hoạch 1840/KH-BGDĐT ngày 28/12/2022, Bộ GDĐT đã tổ chức tập huấn tài liệu truyền thông về Quyền con người trong Hội nghị, tập huấn triển khai nhiệm vụ về công tác giáo dục chính trị HSSV cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các nội dung sinh hoạt chính trị đầu khóa tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 7/2023) với sự tham gia của hơn 450 đại biểu tham dự. Nội dung truyền thông về Quyền con người trong Tuần Sinh hoạt công dân - sinh viên được các đại biểu đánh giá cao, có thể triển khai trực tiếp cho sinh viên.

Tiếp đó, ngày 7-8/12/2023 tại TP. Hải Phòng, Bộ GDĐT đã tổ chức tập huấn tuyên truyền, giáo dục về Quyền con người trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa dành cho cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo khu vực phía Bắc với sự tham gia của 250 đại biểu. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về Quyền con người trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên được các đại biểu đánh giá cao và đề nghị tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về Quyền con người các năm tiếp theo.

Bộ GDĐT ban hành Công văn số 4337/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 15/8/2023 về việc hướng dẫn tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên" trong các cơ sở đào tạo năm học 2023 - 2024, đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai nội dung về giáo dục quyền con người cho sinh viên dựa theo tải liệu đã được phê duyệt.

Trong năm tới, Bộ GDĐT dự kiến tiếp tục tổ chức 02 hội thảo tập huấn cho cán bộ quản lý công tác sinh viên của các cơ sở đào tạo về kiến thức và kỹ năng truyền thông Quyền con người cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt sát sao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự phối hợp của các bên liên quan, đã và đang tích cực ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, các đề án cụ thể để hiện thực hóa và ngày càng nâng cao quyền được giáo dục của nhân dân, ở mọi lứa tuổi, bậc học. Các chính sách đi vào triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ, nâng cao trình độ dân trí, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục phải ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục phải ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.
Công bố 18 bộ đề tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Công bố 18 bộ đề tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 18 bộ đề tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.
Bộ GD&ĐT đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non thuộc hộ nghèo

Bộ GD&ĐT đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non thuộc hộ nghèo

Theo dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, Bộ GD&ĐT đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi ở vùng khó khăn, hộ nghèo.
Kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra của các đoàn Lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, lần thứ X, khu vực IV

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, lần thứ X, khu vực IV

Ngày 20/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, khu vực IV năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Đền đáp xứng đáng cho sự nỗ lực hết mình trong sự nghiệp giảng dạy Tiếng Việt trên đất nước Triệu Voi, năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng.
Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Sáng 14/11, tịa tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩn
Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tin bài khác
Cảnh báo tài khoản Facebook giả mạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận

Cảnh báo tài khoản Facebook giả mạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận

Ngày 14/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay, trên mạng xã hội có tài khoản Facebook với tên “Phòng CSGT Công An Tỉnh Bình Thuận” đăng tải nhiều thông tin có nội dung không chính xác.
Gia Lai: Thủng đập thủy lợi chứa 10 triệu khối nước, khẩn trương sơ tán dân

Gia Lai: Thủng đập thủy lợi chứa 10 triệu khối nước, khẩn trương sơ tán dân

Thân đập Ia Ring, ở Chư Sê bị hư hỏng, nước chảy thông qua thân đập rộng chừng 30 mét đổ về vùng hạ du gây ngập lụt.
Bạc Liêu: Hiệu quả phòng, chống tội phạm của mô hình "Cổng ANTT thông minh"

Bạc Liêu: Hiệu quả phòng, chống tội phạm của mô hình "Cổng ANTT thông minh"

Từ hiệu quả hoạt động của mô hình “Cổng ANTT thông minh” xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) đã chủ động phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ANTT, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Nữ Trung úy Công an giúp trẻ khuyết tật tiếp cận với ngôn ngữ mới

Nữ Trung úy Công an giúp trẻ khuyết tật tiếp cận với ngôn ngữ mới

Cứ mỗi khi rảnh rỗi, Trung úy Lê Thị Thu Uyên cùng với các thành viên của HEC HongLinh English Club lại tới Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Hồng Lĩnh giúp trẻ em khiếm khuyết tiếp cận với tiếng Anh và tự tin hơn trong giao tiếp.
Bệnh nhân phẫu thuật trên hệ thống O-arm được Bệnh viện Bạch Mai hoàn tiền

Bệnh nhân phẫu thuật trên hệ thống O-arm được Bệnh viện Bạch Mai hoàn tiền

Bệnh viện Bạch Mai vừa mới đưa ra thông báo về việc mời người bệnh đã thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên hệ thống O-arm tại Khoa Chấn thương chỉnh hình & Cột sống từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2020 đến nhận tiền bồi hoàn.
Từ Dũ - địa chỉ tin cậy, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Từ Dũ - địa chỉ tin cậy, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Hình ảnh các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, tận tụy bên giường bệnh, chăm sóc từng chi tiết, nắm chặt tay người mẹ như để truyền thêm sức mạnh, là minh chứng cho tấm lòng và trái tim nhân hậu của những người làm nghề y.
Cơn bão số 8 đang suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Cơn bão số 8 đang suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 04 giờ ngày 14/11, cơn bão số 08 có vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải giải đáp băn khoăn của Đại biểu về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ trưởng Giao thông Vận tải giải đáp băn khoăn của Đại biểu về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã giải đáp, làm rõ nhiều băn khoăn của đại biểu Quốc hội.
Vĩnh Phúc: Hơn 100 cán bộ, Đảng viên bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Vĩnh Phúc: Hơn 100 cán bộ, Đảng viên bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện, xử lý trên 100 cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến nồng độ cồn.
Lâm Đồng: Xóa hơn 1.000 nhà tạm, dột nát trong năm 2024

Lâm Đồng: Xóa hơn 1.000 nhà tạm, dột nát trong năm 2024

Năm 2024, Lâm Đồng đặt ra mục tiêu xóa hơn 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát giúp hộ nghèo và cận nghèo, trong đó xây dựng mới 840 căn và sửa chữa, cải tạo 166 căn.