Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bản sắc truyền thống “soi đường” thời trang Việt trên trường quốc tế

Văn hóa
24/11/2021 11:34
Đỗ Trang
aa
Văn hoá chính là yếu tố quan trọng định vị ngành thời trang nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.


Tuy nhiên, dù nước ta có một nền tảng may mặc truyền thống đa dạng, lâu đời từ 54 dân tộc anh em nhưng những bản sắc này vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có.

A1.

Thời trang truyền thống của nước ta đã xuất hiện từ rất lâu đời

Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 đã nêu ra nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; đặc biệt đề cập tới việc phát triển nền văn hoá, du lịch phải gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để hiện thực hoá điều này đối với ngành may mặc Việt Nam, một trong những yêu cầu quan trọng là phải gìn giữ và khai thác hiệu quả những giá trị truyền thống để xây dựng được những sản phẩm có chất lượng cao, đậm đà bản sắc dân tộc.

“Nặng lòng” với nền may mặc đã hàng chục thế kỷ

Các tài liệu khảo cứu từ xưa đến nay cho thấy, dù không ghi truyền chính xác dân ta biết dệt vải dệt lụa từ hồi nào nhưng chắc chắn nghề dệt may nước ta đã tồn tại từ hàng chục thế kỷ đến nay. Cụ thể, sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc chép: “Năm Ung Hi thứ 2 (Tây lịch 985) Lê Hoàn cống rùa vàng, hạc, lư hương, ngà vào và lụa trắng…”. Sách “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim ghi: “Vua Lý Thái Tông (1028-1054) định lệ những cung nữ phải học nghề thêu dệt gấm vóc…”

Còn trong “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh viết: “Đến khoảng năm 1900 hầu hết người trong nước còn may mặc bằng hàng nội hoá là vải sợi bông và lụa tơ tằm; chỉ một số rất ít người giàu sang mua hàng dệt nhập cảng của người Trung Hoa và mấy năm sau của Âu Tây”.

Từ bao đời, những ngành nghề dệt may truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Đơn cử, nghề dệt thổ cẩm đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, đến nay có khoảng 30 dân tộc vẫn lưu giữ và thực hành nghề này. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vải thổ cẩm không chỉ là một chất liệu may mặc mà còn thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của họ thông qua cách bố trí màu sắc, hoạ tiết…

Bên cạnh việc dùng vải thổ cẩm để may trang phục truyền thống, chất liệu này cũng xuất hiện trong một số bộ sưu tập trang phục hiện đại của các nhà thiết kế (NTK) trong và ngoài nước, ví như Valentine Vân Nguyễn, Trung Beret, Thạch Linh, Phạm Ngọc Anh, Lý Quý Khánh, Diego Chula,…, và được “đi đến” nhiều quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh truyền thống dệt thổ cẩm, nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa nước ta cũng có niên đại lên tới hàng nghìn năm. Cùng với đó là các vùng địa danh nổi tiếng như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội), Nha Xá (Hà Nam), Cổ Chất (Nam Định), Duy Duyên, Mã Châu (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)...

Dù chưa hình thành một “đế chế” về tơ lụa như Trung Quốc nhưng hàng tơ lụa thương hiệu Việt cũng được thế giới biết đến và đánh giá cao. Ông Fei Jianming - Tổng Thư ký Hiệp hội Tơ lụa Thế giới từng đánh giá, trong số các quốc gia Đông Nam Á, ngành tơ lụa Việt Nam có nền tảng tốt nhất với những làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Theo đó, Việt Nam xuất khẩu nhiều sợi se hơn Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời xuất nhiều tơ sống hơn Campuchia và Thái Lan.

Từ góc độ vĩ mô, ngành công nghiệp dệt, may cả nước trong những năm gần đây đã cho thấy những bước tiến tích cực, dù phải vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn bởi dịch bệnh. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân ngành này giai đoạn 2012-2020 đạt 11,8%/năm. Trong đó, một số thương hiệu may mặc đã “ghi tên” trên thị trường quốc tế như May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước…

Khó thể phủ nhận, với nền tảng may mặc truyền thống lâu đời, đa dạng, ngành thời trang nói riêng và ngành may mặc nói chung tại nước ta có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ, thậm chí sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Chưa kể, có rất nhiều nghệ nhân, NTK, người làm văn hoá luôn “nặng lòng” với chất liệu truyền thống, luôn “đau đáu” làm cách nào để phục dựng, bảo tồn và quảng bá nhiều hơn về những bản sắc này cho các cộng đồng trong nước và quốc tế.

A2.

Cần phát huy vị trí của ngành may mặc Việt trên thế giới

Trăn trở đưa chất liệu truyền thống Việt ra thế giới

Tuy nhiên, trên thực tế , nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt tơ, dệt lụa và những nghề may mặc truyền thống khác đều đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Bên cạnh những nguyên nhân như không có thế hệ trẻ kế thừa, không có tài liệu ghi chép lại để lưu truyền cho đời sau, đại dịch kéo dài khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy…, người tiêu dùng trên thị trường đang vẫn đang “thờ ơ” với hàng may mặc truyền thống.

Là một trong những NTK đã khai thác chất liệu thổ cẩm trong thời trang ứng dụng, Valentine Vân Nguyễn cho biết cái khó nhất nằm ở việc đưa các màu sắc nổi bật, đặc trưng của các vùng miền vào trang phục, tức là tăng tính ứng dụng của chất liệu này trong đời sống hàng ngày. Nói dễ hiểu hơn, thông thường các tông cơ bản hơn như đen, trắng, đỏ sẽ được ưu tiên sử dụng, nhưng sản phẩm thổ cẩm thường mang nhiều tông màu sắc đa dạng, sặc sỡ hơn như xanh lá, cam, …. Do vậy, nhu cầu thị trường với sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm ít hơn so với các sản phẩm may mặc phổ thông khác.

Đặc biệt trong “tâm thế” thị trường may sẵn trong và ngoài nước phát triển như “vũ bão” bởi cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, người tiêu dùng có thể đến các cửa hàng thời trang hoặc “cửa hàng” online để lựa chọn các sản phẩm phù hợp với đủ loại mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, giá thành. So với các sản phẩm dệt may truyền thống, do thường là sản phẩm dệt tay nên số lượng có hạn. Chưa kể, để may một bộ áo quần, khách hàng phải đi lựa mua vải, rồi trải qua nhiều công đoạn khác như đo, cắt, ráp, vắt sổ,…, mất nhiều ngày mới nhận được bộ đồ mình muốn.

Lại nói, khi sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và ngoài nước diễn ra mạnh mẽ, xu hướng Việt (Kinh) hóa hoặc Âu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Hậu quả của xu hướng này là thay cho việc sử dụng các trang phục truyền thống, người Việt ngày nay, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, đang sử dụng nhiều trang phục hiện đại hơn trong cuộc sống hàng ngày, vải truyền thống dần ít được sử dụng hơn.

Quả thực, các ngành nghề may mặc truyền thống nước ta đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong bối cảnh hiện tại. Bên cạnh việc hoàn thiện những chiến lược, chính sách về mặt quản lý nhà nước, việc đưa các chất liệu dệt may truyền thống vào ứng dụng trong đời sống cũng là một mục tiêu quan trọng để thúc đẩy các nghề truyền thống này tiếp tục được giữ gìn và phát triển.

Mặt khác, cũng không thể bỏ lỡ những cơ hội đưa các sản phẩm “made in Vietnam” vào thị trường quốc tế từ lợi thế của các cơ chế pháp lý hiện có. Đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)… Trên “đấu trường” quốc tế cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hoá truyền thống chính là “chiếc la bàn” định vị cho mỗi bước đi của chúng ta.

bài liên quan
Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông số về BHXH, BHYT

Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông số về BHXH, BHYT

Vừa qua tại Hà Nội, BHXH Việt Nam đã tổ chức Khóa bồi dưỡng “Các bước lập kế hoạch và nền tảng thực hiện kế hoạch truyền thông số” tới đội ngũ làm công tác báo chí, truyền thông của BHXH Việt Nam và BHXH TP.Hà Nội. Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác giữa BHXH Việt Nam và các đối tác Pháp.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Bẩm sinh chỉ có một thận, lại có bướu thận phát triển trên thận độc nhất, ông B.X.B (51 tuổi, Bến Tre) đã được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân điều trị bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
Mới nhất
Đọc nhiều
Lâm Đồng: Phó Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Hiệp xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

Lâm Đồng: Phó Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Hiệp xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương
Vàng SJC lên 85 triệu đồng/lượng

Vàng SJC lên 85 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng nhẫn đứng im, vàng thế giới thậm chí điều chỉnh nhẹ, thì giá vàng SJC lại vọt lên 85 triệu đồng/lượng.
Bình Thuận: Phát hiện đối tượng tàng trữ ma túy đá trong 8 bịch nilon

Bình Thuận: Phát hiện đối tượng tàng trữ ma túy đá trong 8 bịch nilon

Tối 7/10, Công an tỉnh Bình Thuận thông tin, trong quá trình tuần tra vũ trang, lực lượng chức năng ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh phát hiện một đối tượng là nam thanh niên trên địa bàn đang giấu ma túy đá trong 8 bịch nilon.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.