Theo thống kê của VietnamFinance, trong 3 tháng đầu năm 2021 đã có 25 dự án khu công nghiệp được duyệt, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc gồm: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam… Đáng chú ý, đây là những dự án hơn nghìn tỷ của loạt gương mặt tên tuổi như Viglacera, Gilimex, Sonadezi, Hanaka, Hòa Phát…
Năm 2020, trong bối cảnh thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 thì thị trường bất động sản công nghiệp vẫn sôi động ở nhiều tỉnh, thành phố. Tiếp đà tăng trưởng này, bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh hơn trong năm 2021, đặc biệt sẽ thúc đẩy sự bùng nổ quỹ đất công nghiệp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Chỉ riêng 3 tháng đầu năm nay, thống kê của VietnamFinance cho thấy có 25 dự án khu công nghiệp được phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 46.584 tỷ đồng và tổng diện tích hơn 5.824ha.
Tại Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt chủ trương 4 dự án gồm: khu công nghiệp Thuận Thành I (diện tích 249,75ha, tổng vốn đầu tư 2.847 tỷ đồng) của Viglacera; khu công nghiệp Yên Phong II-A (151,27ha, tổng vốn hơn 1.830 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần hạ tầng Western Pacific; khu công nghiệp Gia Bình (306ha, tổng vốn 2.578 tỷ đồng) của Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bắc Ninh; khu công nghiệp Gia Bình II (quy mô 250ha, tổng vốn 3.956,8 tỷ đồng) của Tập đoàn Hanaka.
Tại Hải Dương, Thủ tướng cũng duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án: khu công nghiệp Gia Lộc (quy mô 197,94ha, tổng vốn 2.062 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang; khu công nghiệp Quốc Tuấn - An Bình (80ha, tổng vốn 1.947 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát 1; khu công nghiệp Phúc Điền (diện tích 214,57ha, tổng vốn 1.802 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Bắc Ninh; khu công nghiệp Kim Thành (diện tích 164,98ha, tổng vốn 1.160 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần COMA 1.
Tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng đồng ý chủ trương 4 dự án gồm: khu công nghiệp Sông Lô I (diện tích 177,36ha, tổng vốn 1.253 tỷ đồng) của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng Sông Lô; khu công nghiệp Sông Lô II (165ha, tổng vốn 1.520 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc; khu công nghiệp Tam Dương I - khu vực 2 (162,33ha, tổng vốn 1.326 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà; khu công nghiệp Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa khu vực II - giai đoạn 1 (diện tích 145,27ha, tổng vốn 774,8 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần đầu tư Amane.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng duyệt chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình. Cụ thể, dự án khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên) của Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A có diện tích 92,5ha và tổng vốn 1.082 tỷ đồng; khu công nghiệp Việt Hàn (Bắc Giang) của Công ty TNHH Phát triển Fuji Phúc Long có diện tích 50ha (giai đoạn 1);
Dự án khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng phía Đông Bắc nút giao Vực Vòng - giai đoạn 1 (Hà Nam) của Công ty Cổ phần Hóa chất Nhựa có diện tích 100ha, tổng vốn 1.103 tỷ đồng; khu công nghiệp Mỹ Thuận (Nam Định) của Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong có điện tích 158ha, tổng vốn 1.621 tỷ đồng; khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Liên Hà Thái (Green iP-1) phân khu bắc, hạng mục khu công nghiệp (Thái Bình) có tổng vốn 3.885 tỷ đồng, diện tích 588,84ha của Công ty Cổ phần Green i-Park.
Tại khu vực miền Trung, có 6 dự án khu công nghiệp được duyệt lần lượt nằm tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Có thể kể đến như khu công nghiệp Hoàng Mai I (Nghệ An) của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt có diện tích 264,77ha, tổng vốn 750 tỷ đồng; khu công nghiệp Gilimex (Thừa Thiên Huế) tổng vốn đầu tư 2.614 tỷ đồng của Công ty Cổ phần khu công nghiệp Gilimex; khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa (Quảng Nam) của Công ty Cổ phần công nghiệp và đô thị An An Hòa có 435,8ha đất, tổng vốn 1.540 tỷ đồng.
Riêng ở Quảng Trị, có 3 dự án khu công nghiệp được duyệt gồm: khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá của Công ty Cổ phần Quang Anh Quảng Trị có quy mô 214ha, tổng vốn 925 tỷ; khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú của Công ty Cổ phần Trung Khởi có diện tích 528ha, tổng vốn 4.533 tỷ đồng đều nằm ở Quảng Trị và khu công nghiệp Quảng Trị của công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa và Sumitomo Corporation có quy mô 481,2ha với tổng vốn đầu tư 2.074,33 tỷ đồng.
Tại Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức có quy mô 300ha, tổng vốn 1.200 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận.
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng đã duyệt chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Đông Bình (Vĩnh Long) của Công ty Cổ phần Đầu tư TNI Vĩnh Long có diện tích 350ha, tổng vốn hơn 3.026 tỷ đồng.
Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, khẳng định bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là “đứa con cưng” của ngành bất động sản. Lý do là bởi mô hình sản xuất “Trung Quốc+1” có thể sẽ được các nhà sản xuất theo đuổi ngày càng nhiều hơn. Các tập đoàn đa quốc gia có xu hướng tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm sản xuất, kéo theo nhu cầu lớn về bất động sản công nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Còn theo ông David Jackson, CEO Colliers Việt Nam, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ là ngôi sao sáng đại diện cho thị trường bất động sản năm nay, chứng tỏ sức bền đáng kinh ngạc nhất trong đại dịch. Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử làm gia tăng nhu cầu thuê kho bãi chứa hàng, xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) khiến nhu cầu đất công nghiệp, nhà xưởng và dịch vụ hậu cần tiếp tục tăng lên trong năm 2021.
“Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế trong năm Tân Sửu ở phân khúc bất động sản công nghiệp. Do tỷ lệ lấp đầy cao ở các khu công nghiệp trọng điểm của Hà Nội và TP. HCM, cùng với việc quỹ đất hạn chế, các tỉnh lân cận đang trở thành điểm nóng mới”, CEO Colliers Việt Nam nhận định.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I), tỉnh Yên Bái.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1425/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I, tỉnh Hà Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên, tỉnh Quảng Bình.
Hơn 2 tháng qua, Công ty TNHH Dầu khí Quảng Trị (đóng tại KCN Nam Đông Hà, phường Đông Lương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) bị một số người dùng xe chắn ngay lối ra vào khiến hoạt động kinh doanh bị đảo lộn. Dù Cty này đã gửi đơn cầu cứu tới nhiều cơ quan chức năng nhưng mọi thứ vẫn đâu vào đấy...
Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Kinh tế tỉnh Quảng Nam năm 2024 phục hồi tích cực, 14/17 chỉ tiêu ước đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, thu ngân sách hơn 26.000 tỷ đồng, đạt hơn 110% so với dự toán.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Công an các cấp tỉnh Bạc Liêu đã điều tra, làm rõ 33 vụ, 29 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ án, nhiều bị can bị truy tố và đưa ra xét xử, bảo đảm tính răn đe chung cho toàn xã hội.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.