Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

10 sự kiện của ngành giáo dục năm 2017 do giáo viên bình chọn

Sức khỏe - đời sống
31/12/2017 08:00
Nguyễn Cao - Theo Báo Giáo dục Việt Nam
aa
Sau đây là 10 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2017 do thầy giáo Nguyễn Cao bình chọn.


10 sự kiện của ngành giáo dục năm 2017 do giáo viên bình chọn

LTS: Năm 2017 đã đi đến ngày những ngày cuối cùng, nhìn lại một năm hoạt động của ngành giáo dục với rất nhiều những sự kiện được báo chí đặc biệt quan tâm khiến chúng ta suy ngẫm nhiều điều.

Hôm nay, thầy giáo Nguyễn Cao gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam 10 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục trong năm qua do chính thầy nhìn nhận và đánh giá.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hi vọng tiếp tục nhận được bình chọn của độc giả về những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục trong năm 2017 vừa qua.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết bình chọn của thầy Nguyễn Cao.

Bỏ biên chế giáo dục

Tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định (ngày 12/5/2017), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết:

“Hướng tới Bộ sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Các thầy cô sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng, có vào và có ra”.

Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng đã có hàng trăm bài viết được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng bày tỏ quan điểm không đồng tình với vị tư lệnh ngành.

Vì thế, trong lần họp Quốc hội sau đó, đã có một số ý kiến chất vấn Bộ trưởng Nhạ. Đến nỗi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải lên tiếng là Chính phủ chưa có chủ trương bỏ biên chế trong ngành giáo dục.

Bỏ sáng kiến kinh nghiệm

Việc Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức đã nhận được sự đồng tình của phần lớn các giáo viên đang giảng dạy trên khắp cả nước.

Bởi, Nghị định 88 đã bỏ tiêu chí:

“Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận” khi phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành nhiệm vụ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

Việc giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm mới được xếp loại từ mức hoàn thành nhiệm đã trở thành nỗi ám ảnh cho giáo viên trong những năm qua.

Nay, nội dung sửa đổi này sẽ giúp cho giáo viên đỡ áp lực cũng như chống được cái bệnh hình thức, giả dối nhưng vô cùng tốn kém mà phần lớn những sáng kiến này chẳng có tác dụng gì.

Hiện tượng “mưa điểm 10” trong kì thi trung học phổ thông quốc gia

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi và thống kê điểm thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 khiến dư luận xã hội có những ý kiến trái chiều nhất là hiện tượng các bài thi của thí sinh có hàng ngàn điểm 10 mà dư luận xã hội gọi là “mưa điểm 10”.

Bởi theo thống kê của Bộ, kì thi quốc gia năm 2017 có tới 4.250 thí sinh đạt điểm 10 các môn thi (không tính trường hợp làm tròn), tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2015 và gấp hơn 60 lần so với năm 2016. Rõ ràng so với các năm trước nó trở thành một hiện tượng “lạ”.

Vì thế, vấn đề dư luận đặt ra là có phải đề thi nhẹ hơn hay việc chúng ta đổi hình thức từ tự luận sang trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn) đã khiến cho học sinh dễ dàng lấy điểm hơn.

Điểm đầu vào sư phạm chỉ 9-10 điểm/3 môn

Sau kì thi Trung học phổ thông Quốc gia và các trường sư phạm thông báo tuyển sinh.

Nhiều trường cao đẳng sư phạm chỉ thông báo mức điểm chuẩn là 9-10 điểm/ 3 môn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi lo lắng với đầu vào thấp như vậy thì tương lai 3-4 năm sau những học sinh trung bình, sẽ trở thành thầy cô giáo, liệu có đảm đương được trách nhiệm của người thầy hay không?

Thế nhưng, nếu không tuyển những thí sinh như vậy thì các trường sư phạm lấy đâu nguồn mà đào tạo. Và nếu không đào tạo thì nhà trường, giảng viên không thể duy trì được hoạt động của mình.

Thông qua chương trình giáo dục tổng thể.

Sau nhiều năm chuẩn bị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào cuối tháng 7.

Mặc dù Bộ và những người biên soạn nói về những cái hay, cái mới của chương trình, sách giáo khoa của lần thay đổi này nhưng dư luận chưa hề yên tâm bởi có rất nhiều những bất cập về môn học, về kinh phí thực hiện. Điều này đã được các đại biểu Quốc hội tranh luận trong kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Ai cũng biết, sự thay đổi sách giáo khoa là tốn kém vô cùng, sự tốn kém phải đi liền với sự thay đổi chất lượng giáo dục. Nhưng, mục tiêu và triết lý giáo dục chưa rõ ràng thì vấn đề băn khoăn của dư luận là không thể tránh khỏi.

Chuyện 1 sách 3 thày

Ngay sau khi chương trình tổng thể được công bố về chương trình trung học cơ sở sẽ gộp một số môn thành môn học tích hợp đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm của độc giả.

Hàng loạt các bài viết đã phân tích, phản biện về sự không hợp lí của các môn học tích hợp khi mà ngành giáo dục chủ trương gộp các môn học độc lập thành môn học mới nhưng vẫn là 2-3 giáo viên dạy một môn học.

Dù đã được Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và nhiều cộng sự của ông trả lời nhưng nhiều người vẫn chưa đồng tình.

Rõ ràng, ban biên soạn làm đúng với Nghị quyết 88 của Quốc hội nhưng lại chưa khoa học và có lẽ còn đánh đồng khái niệm giữa việc “tích hợp” và “gộp” môn học.

Đề xuất thay đổi tiếng Việt

Việc Phó Giáo sư Bùi Hiền - Nguyên phó hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đưa ý kiến sửa đổi chữ quốc ngữ hiện hành đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi trái ngược nhau.

Chuyện đề xuất thay đổi chữ viết hiện hành của chúng ta hôm nay vẫn là chuyện của tương lai sau này.

Không dễ gì mà những đề xuất của tác giả Bùi Hiền được thực hiện ngay được.Hơn nữa, đây cũng chỉ là một phần của công trình nghiên cứu của tác giả.

Việc cộng đồng mạng “ném đá” theo trào lưu một người thầy đã bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm” cho ta thấy một thực trạng văn hóa tranh luận.

Thế nhưng, có một điều mà nhiều người không muốn hiểu là với một người đã 83 tuổi mà còn khát khao với những ước mơ và đam mê của mình…Chỉ thế thôi, cũng đáng cho chúng ta phải suy ngẫm lắm rồi!

Đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khao ngữ văn lớp 11

Sự kiện anh Nguyễn Sóng Hiền-một nghiên cứu sinh đã đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa đã nhận được hàng trăm ý kiến, bài viết của giới nghiên cứu và các thầy cô giáo dạy Văn ở các nhà trường.

Nhiều người cho rằng ý kiến của anh non nớt, thô thiển và là “kẻ đốt đền”.Tuy nhiên, đây vẫn là ý kiến được nhiều người đồng tình và bảo vệ. Bởi, suy cho cùng người nêu vấn đề và người phản biện vấn đề lại đi trên 2 con đường hoàn toàn khác nhau.

Dự thảo luật giáo dục: Lương nhà giáo cao nhất trong khối sự nghiệp

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục hiện hành đã làm nóng các phương tiện thông tin đại chúng.

Đó là việc “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này được đưa ra thì nhiều ý kiến cho rằng đó là “bánh vẽ”; “đãi bôi” bởi nó không thể nào đi vào hiện thực.

Hiện cả nước có trên 1 triệu giáo viên, trong khi ngân sách nhà nước eo hẹp thì tiền đâu để tăng lương cho nhà giáo?

Quỹ lương thì như một “tấm chăn hẹp” mà ngành giáo dục đề nghị như vậy thì những ngành nghề khác sẽ ra sao?

Việc tăng lương cho giáo viên như dự thảo Luật Giáo dục là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giáo viên toàn tâm, toàn ý chăm lo cho giáo dục và đổi mới giáo dục. Nhưng không thể tăng lương khi mà lực lượng biên chế ngành quá nhiều, nhiều cán bộ quản lý nhưng làm việc không hiệu quả, dư thừa.

Đề xuất bỏ phòng giáo dục của thầy giáo Bùi Nam

Mới đây, trong bài viết gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Bùi Nam đã đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên, từ đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường.

Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ sự đồng tình bởi thực tế ngành giáo dục hiện nay đơn thuần chỉ quản lí về chuyên môn.Trong khi lại thường xuyên gây khó khăn cho cơ sở.

Dù đề xuất cũng chỉ mới dừng lại ở…đề xuất thôi nhưng rõ ràng đã cho ta thấy một sự thực là vai trò, trách nhiệm của cấp trung gian là phòng giáo dục đang có nhiều những bất cập.

Vì vậy, nếu vẫn duy trì thì các cấp lãnh đạo cũng cần xem lại hiệu quả công việc cũng như sắp xếp lại bộ máy nhân sự gọn nhẹ để cấp lãnh đạo này có thể phát huy tốt vai trò cầu nối của mình giữa sở giáo giáo dục với các đơn vị cơ sở.

Và, hi vọng…..

Năm 2017 đã khép lại với ngổn ngang những sự kiện xảy ra với ngành giáo dục nước nhà.

Năm 2018 mở ra với nhiều hi vọng mới.

Hi vọng về một chương trình giáo dục phổ thông mới được chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng.

Hi vọng về việc hoàn thiện những bộ sách giáo khoa khoa học, không có những sai sót, hạn chế, không phải chỉnh sửa, bổ sung như sách giáo khoa hiện hành.

Hi vọng về việc ngành chấn chỉnh được tình trạng lạm thu ở các nhà trường và hạn chế tối đa tình trạng trạng bạo lực học đường.

Hi vọng đội ngũ lãnh đạo ngành toàn tâm, toàn ý với ngành.

Hi vọng đội ngũ thầy cô giáo phát huy thế mạnh của mình để đào tạo nên những thế hệ học trò có tri thức, nhân cách tốt nhằm đảm đương được sứ mệnh, sự nghiệp nước nhà trong tương lai…

Hi vọng, một năm mới ngành giáo dục toàn những chuyện điển hình, tiêu biểu…để mọi người trong cả nhìn vào ngành giáo dục để…hi vọng.

bài liên quan
Yến Sao Việt thực phẩm dùng cho mọi lứa tuổi

Yến Sao Việt thực phẩm dùng cho mọi lứa tuổi

Mới đây tại Hà Nội, Công ty CP Bảo Trợ Truyền Thông Pháp Luật đã phối hợp với Nhà máy Yến Đảo Nha Trang giới thiệu sản phẩm Yến Sao Việt.
149 suất học bổng được trao cho học sinh tại Thạch Hà và TP Hà Tĩnh

149 suất học bổng được trao cho học sinh tại Thạch Hà và TP Hà Tĩnh

Sáng 28/3, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi do Tổ chức Zhi Shan Foundation Taiwan (Đài Loan) tài trợ trong đợt 1 năm 2025.
Hà Nội giao đất để triển khai dự án hạ tầng, giáo dục, công viên

Hà Nội giao đất để triển khai dự án hạ tầng, giáo dục, công viên

Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt quyết định giao đất tại các quận, huyện Đông Anh, Thanh Trì và Long Biên để thực hiện các dự án quan trọng về hạ tầng, giáo dục và công viên trên địa bàn.
Khi trí tuệ Việt lên tiếng tại đấu trường AI toàn cầu

Khi trí tuệ Việt lên tiếng tại đấu trường AI toàn cầu

NVIDIA GTC 2025 vừa diễn ra tại San Jose, California, quy tụ hơn 25.000 chuyên gia công nghệ và được ví như “Super Bowl của AI”.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Mục đích của Chương trình là xác định, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW và Kết luận số 91-KL/TW.

Bình luận

avatar-comment
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tuần tới, Hà Nội rào chắn hạn chế xe qua lại tòa nhà “Hàm cá mập”

Đầu tuần tới, Hà Nội rào chắn hạn chế xe qua lại tòa nhà “Hàm cá mập”

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (trước tòa nhà Hàm cá mập) trong thời gian khoảng một tháng.
Sát hại vợ trước ngày ra tòa ly hôn do ghen tuông

Sát hại vợ trước ngày ra tòa ly hôn do ghen tuông

Do nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với người đàn ông khác nên cương quyết ly hôn với mình nên Trần Thanh Nhơn đã ra tay sát hại vợ để giải tỏa cơn ghen tức.
Thủ tướng phê bình 19 bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình 19 bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng phê bình và yêu cầu kiểm điểm 19 bộ, cơ quan Trung ương và 28 địa phương đến 15/3 vẫn chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2025 đã được giao.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.