Mới đây, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành cáo trạng số 40/CT-VKSBN-P1 truy tố các bị can làcựu lãnh đạo và Trưởng ban Kiểm soát của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ(Công ty Tây Hồ) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Công ty Tây Hồ có phải là Doanh nghiệp Nhà nước?
Trong kết luận cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh xác định, năm 2017, tổng công ty Xây dựng Hà Nội có 98,83% vốn Nhà nước và nắm giữ 50,09% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ.
Đặng Quang Tuấn và Tân Tú Hải với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đại diện phần vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội tại công ty Tây Hồ đã bàn bạc, thống nhất với Phan Việt Anh, Chu Thị Ngọc Ngà và Nguyễn Tấn Hoàng là thành viên Hội đồng quản trị, trưởng phòng kinh doanh thực hiện hành vi bán 118 lô đất ở khu đô thị mới huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh không đúng trình tự quy định và không theo kết quả thẩm định giá, gây thất thoát hơn 91 tỷ đồng là tài sản Nhà nước.
Trong đơn kêu cứu, bà Đặng Thị Ngọc Bảo (90 tuổi, là mẹ của bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà) gửi đến Báo Pháp luật Việt Nam bà cho biết: Bản thân là một Đảng viên, nguyên lãnh đạo một ngành thuộc TP Hà Nội, bà không hiểu vì sao cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh có thể truy tố Chu Thị Ngọc Nga và các bị can khác phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bà Đặng Thị Ngọc Bảo (mẹ của bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà).
Bởi, Công an tỉnh Bắc Ninh và VKS nhân dân tỉnh Bắc Ninh không có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Tây Hồ, do nếu có hành vi phạm tội thì nó xảy ra tại trụ sở Công ty (số 2 ngõ 9 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan tố tụng Hà Nội chứ không phải của Bắc Ninh.
Bà Đặng Thị Ngọc Bảo cũng cho hay, con gái bà bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, cái này chỉ áp dụng cho những người được Nhà nước giao vốn, tức phải là người đại diện vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, bản thân Chu Thị Ngọc Ngà chỉ là thành viên Ban kiểm soát tại Công ty Tây Hồ tức không phải là người được Nhà nước, Doanh nghiệp giao vốn, giao quản lý tài sản, thì làm sao phạm tội đó ược.
“Việc truy tố Chu Thị Ngọc Ngà và các bị can khác là không đúng người đúng tội, tôi mong muốn các cấp trên cao có thể xem xét thấu đáo sự việc, để tránh làm oan sai”, bà Đặng Thị Ngọc Bảo nhấn mạnh trong đơn.
Nhiều tình tiết của vụ án cần được xem xét và làm rõ?
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo Pháp luật Việt Nam, luật sư Phan Quốc Thắng – Giám đốc Công ty luật TNHH Faith thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Trong vụ án này, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đang có dấu hiệu làm trái thẩm quyền, truy tố sai đối với bản thân bị can Chu Thị Ngọc Ngà và các bị can khác trong vụ án”.
Cụ thể, theo luật sư Phan Quốc Thắng phân tích, cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) và VKS nhân dân tỉnh Bắc Ninh khởi tố điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” này là trái thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật, vụ án hình sự này không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh Bắc Ninh.
“Về khái niệm “quy định về quản lý, sử dụng tài sản”, thì chỉ được áp dụng tại Công ty Tây Hồ tức tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở (số 2 ngõ 9 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) mà không thể xảy ra tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh được do Công ty Tây Hồ không đăng ký trụ sở tại Bắc Ninh, không có chi nhánh hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh”, luật sư Phan Quốc Thắng nói.
“Chính vì vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh (PC03) và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức điều tra, ra cáo trạng truy tố 05 bị cáo là cổ đông, người lao động Công ty Tây Hồ là trái thẩm quyền luật định do hành vi phạm tội (nếu có) không xảy ra tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh mà phải xảy ra tại địa bàn thành phố Hà Nội nơi Công ty Tây Hồ đặt trụ sở.
Cũng theo luật sư Phan Quốc Thắng, hiện tại Công ty Tây Hồ không phải là công ty 100 % vốn của Nhà nước. Tại thời điểm 2017-2020 cơ cấu cổ đông tại Công ty Tây Hồ: 49,01% Vốn điều lệ của cổ đông ngoài nắm giữ (cán bộ, nhân viên, người ngoài công ty).
“Sau khi cổ đông Tổng công ty xây dựng Hà Nội- CTCP mua 50,09% vốn điều lệ Công ty Tây Hồ số tiền góp vốn này được chuyển quyền sở hữu tài sản từ sở hữu của cổ đông góp vốn (Tổng công ty xây dựng Hà Nội-Công ty cổ phần) sang sở hữu của doanh nghiệp (Công ty Tây Hồ) theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 (điểm b, khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020), tức toàn bộ tiền góp vốn của cổ đông theo luật doanh nghiệp là “Tài sản của Công ty Tây Hồ” mà không phải là “Tài sản nhà nước” và Công ty Tây Hồ cũng là doanh nghiệp ngoài nhà nước, có nghĩa tài sản của Công ty Tây Hồ là tài sản của doanh nghiệp ngoài nhà nước”, luật sư Phan Quốc Thắng cho biết.
Tại Công ty Tây Hồ giai đoạn 2015-2020 không có ai là người được Bộ Xây dựng, hoặc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ủy quyền giao vốn bằng văn bản được hiểu tại Công ty Tây Hồ “không có Người đại diện vốn nhà nước” mà chỉ có bị cáo Đặng Quang Tuấn (Chủ tịch HĐQT), bị cáo Tân Tú Hải (Tổng giám đốc) là người được Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Công ty cổ phần ủy quyền giao vốn tức là 02 người này là “Người đại diện phần vốn của cổ đông” - Tổng công ty xây dựng Hà Nội - CTCP.
Với bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà (Thành viên BKS) và Nguyễn Tấn Hoàng họ còn không phải là người được Công ty Tây Hồ giao quản lý, sử dụng tài sản và cũng không có quyền quyết định đối với tài sản Công ty Tây Hồ do vậy 02 người này không có quyền và không chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản Công ty Tây Hồ.
“Vì người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty Tây Hồ phải là người được Bộ Xây dựng, hoặc Chủ tịch UBND TP Hà Nội uỷ quyền giao vốn bằng văn bản. Công ty Tây Hồ không có “Người đại diện phần vốn nhà nước" do vậy không có đối tượng là “Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước” theo quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự 2015 tức “không có Chủ thể của tội phạm”, luật sư Phan Quốc Thắng nhấn mạnh.
Ở một khía cạnh khác, luật sư Phạm Quang Hưng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, việc Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố các bị can làcựu lãnh đạo và Trưởng ban Kiểm soát của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” là họ căn cứu vào hành vi vi phạm ở đâu thì cơ quan chức năng ở đấy vào cuộc.
“Nên dù công ty Tây Hồ có địa chỉ ở Hà Nội, tuy nhiên hành vi vi phạm lại xảy ra ở Bắc Ninh, nên cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh khởi tố, điều tra, xét xử là có căn cứ”, luật sư Hưng nói.
Cũng theo luật sư Hưng cho biết, dù bị can Chu Thị Ngọc Ngà (Thành viên BKS) không phải là người đứng đầu công ty, hay đại diện pháp luật của công ty nhưng cơ quan công an Bắc Ninh xét tới yếu tố đồng phạm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xét xử, nếu xét thấy vai trò của bị can Ngà không cấu thành tội trên thì cơ quan chức năng có thể chuyển đổi tội danh, hoặc có thể trong quá trình xét xử chứng minh được bị can không phạm tội thì có thể trả tự do, đình chỉ vụ án đối với bị can Ngà và các bị can khác.
Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với ông Bùi Quang Hùng – nguyên Chủ tịch xã Mỹ Bằng được người dân địa phương và dư luận quan tâm, vì bị cáo là người có nhiều thành tích trong xây dựng xã Mỹ Bằng trở thành điểm sáng điển hình về xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều bằng khen của các cấp, các ngành, trong đó có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành cáo trạng truy tố các bị can là cựu lãnh đạo và Trưởng ban Kiểm soát của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Vụ án “giết người, cướp tài sản” nhưng không có tang vật của vụ án, LS Đỗ Thế Điệp là LS chỉ định đã đề nghị làm rõ chứng cứ về thời gian và chứng cứ về tang vật của vụ án.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi tới Tòa án nhân dân tối cao việc ông Nguyễn Đình Thuận ở Bình Phước kêu oan khi ông cho rằng bản án ông đã thi hành xong là oan sai.
Sau phiên xét xử sơ thẩm lần 2, ông Ngô Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Thống Nhất đã tiếp tục kháng cáo với lý do bản án sơ thẩm lần 2 không tuân theo phán quyết tại bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân Cấp cao đã tuyên trước đó.
Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.